Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Bản tin dự báo thời tiết.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 66 - 75)

- Bản tin thời tiết đô thị: đem lại cho người dân đô thị những thông tin chi tiết, cụ thể về diễn biến thời tiết trong ngày và 3 ngày sau đó Cụ thể thông tin về

KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTCỦA 3 ĐÀ

3.1. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Bản tin dự báo thời tiết.

3.1.1.Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các bản tin dự báo thời tiết của chính 3 đài

Việc đánh giá toàn diện những ưu điểm và khuyết điểm cách làm của 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận là một trong những bài học kinh nghiệm quý giá đề các đài hoàn thiện bản tin dự báo thời tiết hơn nữa. Qua khảo sát, điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu ( phụ lục) cho thấy

*Tích cực:

- Như đã phân tích ở chương 2, trước hết, ba đài đã hoàn thành sứ mệnh của 1 trong 2 cơ quan truyền thông lớn của tỉnh ( báo và đài) là chuyển tải những thông tin cần thiết về dự báo thời tiết thông thường và bản tin dự báo thiên tai cho công chúng. Ở góc độ văn hóa và truyền thông, các bản tin này đã giúp cho công chúng nắm bắt những diễn biến của thời tiết để ứng phó.

- Thứ hai, các đài cũng đã quan tâm đến việc tìm kiếm cách thức thể hiện cho bản tin ngày càng hấp dẫn, thể hiện qua những cải tiến như thêm đồ họa, nhạc, biểu đồ và sơ đồ.

- Thứ ba, cả 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận đều nhận thấy việc cải tiến nội dung bản tin DBTT là việc cần làm khi bắt đầu quan tâm đến việc xã hội hóa các bản tin và xem đây là điều kiện tiên quyết để cải thiện bản tin dự báo thời tiết. Bởi lẽ, những phần mềm hỗ trợ cho việc sản xuất bản tin đều có giá thành quá đắt.

*Tiêu cực:

- Tuy đã chuyển tải đúng nội dung thông tin cần dự báo về thời tiết, nhưng cách thức này lại không phù hợp với ngôn ngữ truyền hình. Hầu hết các đài đều duy trì việc đọc lại bản tin của ngành khí tượng, trong khi đó ngôn ngữ này lại khoa

học chứ không phải đại chúng. Vì thế, làm cho bản tin khó hiểu lại càng khó hiểu hơn với công chúng là nông dân, ngư dân (chiếm tỷ lệ hơn 70 % dân số).

- Các đài dù đã bắt đầu ứng dụng đồ họa vào bản tin để công chúng thấy dễ hiểu hơn khi xem bản tin dự báo thời tiết. Mặc dù vậy, những ứng dụng đồ họa này lại quá đơn giản, chưa thể hỗ trợ để công chúng hình dung và hiểu nội dung của bản tin.

- Thời lượng và tần suất của bản tin còn quá khiêm tốn so với nhu cầu theo dõi bản tin dự báo thời tiết của công chúng miền Trung. Chẳng hạn như đài Quảng Trị chỉ có 1 bản tin/ 1 ngày. Loại hình bản tin cũng chỉ dừng ở bản tin thời tiết hàng ngày, dự đoán thời tiết của khu vực trong tỉnh ngày hôm sau. Trong khi đó, có nhiều công chúng lại có nhu cầu biết thời tiết trong nhiều ngày tới và nhiều địa danh khác nằm ngoài tỉnh. Hơn nữa, không ít công chúng lại quan tâm đến những bản tin chuyên biệt như nông dân quan tâm đến bản tin dự báo nông vụ, ngư dân quan tâm đến bản tin dự báo ngư vụ nhưng các đài lại chưa sản xuất những bản tin này

- Dù đã quan tâm đến việc cải tiến bản tin nhưng sự quan tâm này cũng có giới hạn. Bởi lẽ, việc cải tiến không phải là đơn giản phải hội đủ các yếu tố như: đội ngũ có trình độ chuyên môn tốt, kinh phí để mua phần mềm và đầu tư trang thiết bị. Cũng có nhiều công ty truyền thông chào bán bản tin với giá 5 triệu/ ngày, như vậy chưa kể những bản tin dự báo thời tiết thiên tai bất thường thì mỗi năm đài phải trả khoảng trên 1 tỷ 800 triệu đồng. Đây là điều không thể thực thi trong khi nhà tài trợ chỉ dừng ở mức vài trăm triệu đồng/ năm.

- Một hạn chế của bản tin dự báo thời tiết của các đài Trung Bộ là chưa phát huy được vai trò của các MC. Thực chất với cách làm như hiện nay, thì MC ( chính xác hơn là PTV) chỉ đọc lại văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn

Mỗi một đài loay hoay với giải pháp của mình nhưng lại không tìm được giải pháp khi kinh phí không có. Việc các đài cùng bắt tay để xây dựng hoặc mua một phần mềm chung sẽ làm giảm đi chi phí rất nhiều, đồng thời việc kêu gọi xã hội hóa sẽ tăng nguồn kinh phí, là cơ sở đầu tiên để xây dựng bản tin DBTT ngày càng hấp dẫn công chúng

3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ cách làm bản tin dự báo thời tiết của các đài truyền hình khác

* Kinh nghiệm một số Đài truyền hình trong nước - Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

Đối với công chúng cả nước thì một điều dễ nhận thấy chỉ trong vài năm gần đây, VTV1 đã có bước cải tiến đáng kể trong việc thực hiện bản tin dự báo thời tiết. Từ một bản tin /ngày (năm 2000) đã chuyển thành 23 bản tin /ngày trong đó có 14 bản tin mới, còn lại là những tin được phát lại. Không chỉ tăng về số lượng mà có sự thay đổi cơ bản về nhiều mặt. Thay bằng đọc nguyên văn bản tin dự báo thời tiết của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, VTV cho một MC trình bày. Việc làm này là hoàn toàn đúng, vì các đài truyền hình thế giới đã áp dụng từ lâu. Ban đầu, cũng có nhiều ý kiến khen, chê xung quanh sự thay đổi này, nhất là khi MC chưa thật sự thuần thục với việc trình bày, hơn nữa kiến thức khí tượng, thủy văn dù đã được đào tạo, song chỉ trong một thời gian ngắn (5 tháng) vẫn không thể hiểu hết những thuật ngữ vốn cực kỳ phức tạp của ngành khí tượng thủy văn

-VTV đã ứng dụng phần mềm có tên gọi CadPro Weather Forecast Visualisation. Đây là hệ thống kỹ thuật mới ở lĩnh vực khí tượng thủy văn, khi ứng dụng phần mềm sẽ dự báo được chính xác hơn, nhiều thông tin hơn cho các chuyên gia dự báo. Hệ thống cung cấp thông tin thời tiết theo hướng dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn làm cho bản tin dự báo thời tiết đến gần với công chúng truyền hình. Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm sẽ giúp xây dựng bản tin dễ dàng hơn, chi phí giảm, thuận lợi cho việc tăng số lượng bản tin, có các bản tin chi tiết cho từng khu vực.

- Ngoài đổi mới của bản tin dự báo thời tiết 20h, thời gian gần đây, trên sóng truyền hình Việt Nam liên tiếp xuất hiện các bản tin mới ra đời như:

- Bản tin dự báo thời tiết nông vụ được phát hai lần mỗi ngày vào lúc 11h57 và 18h40, mang đến cho người xem thông tin về khí hậu trong nông nghiệp cùng những kiến thức hữu ích cho người nông dân.

- Bản tin dự báo thời tiết buổi sáng phát sóng khoảng 6h25 hàng ngày trên VTV1 là bản tin cập nhật đầu tiên trong ngày cho công chúng biết hôm nay nắng hay mưa, nhiệt độ thế nào

- Kinh nghiệm từ một số Đài khác trong nước

Bên cạnh VTV, HTV đã có nhiều cải tiến trong việc thực hiện Bản tin dự báo thời tiết. Điều này thể hiện qua phần đồ họa và cả MC dẫn chương trình.

Ra đời muộn hơn, các kênh truyền hình cáp cũng chú trọng vào tầm quan trọng của bản tin dự báo thời tiết. Đầu tư vào những bản tin mới đang là xu hướng của nhiều kênh, điều này giúp các kênh tận dụng triệt để ưu thế của truyền hình trong lĩnh vực dự báo thời tiết.

+ Ngày 26/2/2011, Bản tin Dự báo thời tiết biển và Ngư trường chính thức phát sóng hàng ngày vào 12g trên kênh VTC16. Chương trình nhằm cung cấp thông tin phục vụ đối tượng nhân dân nuôi trồng, đánh bắt hải sản trên cả nước.

Bên cạnh việc dự báo về tình hình, đặc điểm thời tiết tại các khu vực; các bản tin này còn cũng cấp các thông tin về mùa vụ, sản lượng cùng như những khuyến cáo về tình hình dịch hại và các phòng tránh giúp bà con nông dân chủ động có kế hoạch sản xuất và đối phó với các tình huống thời tiết xấu nhằm đảm bảo an toàn đến tính mạng, của cải và hoạt động sản xuất.

+ Trước đó,vào ngày 24/11/2010, trên kênh VTC14, bản tin Thời tiết du lịch

cũng chính thức ra mắt công chúng cả nước.

Ngay sau bản tin thời tiết du lịch, bản tin thời tiết đô thị cũng chính thức lên sóng trên kênh VTC14 vào 7h00 sáng hàng ngày.

Hiện nay, một số Đài PTTH địa phương cũng đã bắt đầu quan tâm đến bản tin dự báo thời tiết. Ví dụ như Đài PTTH Bình Phước, Vĩnh Long, Nghệ An đều có những đổi mới tích cực trong việc thay đổi cách thể hiện bản tin hấp dẫn hơn khi xuất hiện bản đồ với đường áp, con số và ký hiệu , và nhất là xuất hiện vai trò của MC. Điều này chứng tỏ, việc thay đổi phương thức chuyển tải thông tin và hình thức bản tin DBTT ở các đài địa phương Trung Bộ là hoàn toàn khả thi

* Kinh nghiệm tổ chức bản tin thời tiết trên các kênh truyền hình quốc tế nổi tiếng.

- Đài truyền hình CNN ( Mỹ)

Với công nghệ truyền hình ngày nay, hàng triệu gia đình ở ta hàng ngày đã được xem CNN,TF,CCTV, ABC… qua mạng cáp VCTV hoặc truyền hình kỹ thuật

số VTC. Một điều dễ nhận thấy là CNN có cách làm thời tiết rất đặc thù. Chỉ cần xem và nghe Marie Ramos, Martin Jean, Fritz Nivoise, Jenny Harrison…của CNN trình bày các bản tin thời tiết ta thấy khác với các bản tin dự báo thời tiết của các đài truyền hình trong nước hai điểm cơ bản.

+ Một là, dự báo viên khí tượng CNN không đẹp và cũng ít người trẻ. Hai là, họ là các chuyên gia khí tượng, chứ không phải những MC như ta. Theo dõi các bản tin dự báo thời tiết ở bất cứ đài nào chúng ta đều thấy hầu như có hai phần.

Phần đầu là dự báo xu thế thời tiết và phần sau là dự báo yếu tố thời tiết. Dự báo viên thường chủ yếu là trình bày phần xu thế. Còn phần yếu tố thì bằng các con số và ký hiệu người xem chỉ cần liếc mắt qua là nắm được. Hàng chục thành phố, địa danh trên thế giới cứ thế liên tiếp xuất hiện theo thứ tự ABC hoặc vùng địa lý.

Để trình bày được phần dự báo xu thế, người trình bày phải là dự báo viên làm việc thực tế ở cơ quan khí tượng và hầu như họ chính là người ở trong kíp trực dự báo và chính họ là một trong các tác giả dự báo, cho nên họ nắm rất vững các hình thế thời tiết và sự tương quan giữa các hình thế ấy, tạo nên xu thế thời tiết trong thời gian tới.

Họ chỉ nhìn lên bản đồ synop, với hệ thống đẳng áp là có thế nói rất tự tin về sự chuyển dịch của các front, rãnh, lưỡi, giải hội tụ, xoáy thuận , xoáy nghịch…. Và với kỹ thuật ảnh vệ tinh, viễn thám cao không hiện nay, thì việc trình bày xu thế thật là chuẩn xác.

Marie Ramos trình bày bản tin thời tiết trên CNN

Thời tiết mỗi ngày một khác, nhưng với kiến thức của một tập thể khoa học đã tập trung phân tích tình hình và dự báo đạt tới độ chính xác khá cao. Trên cơ sở đó, họ đã viết thành một bản tin dự báo có tính “pháp lệnh”.

Bản tin dự báo thời tiết là thông báo chính thức của cơ quan khoa học chịu trách nhiệm trước Nhà nước, do đó việc truyền thông báo này phải được truyền chính xác đến công chúng.

Một đặc điểm rất thú vị nữa của CNN đó là bản tin dự báo thời tiết được chia làm nhiều phần nhỏ, đan xen giữa các bản tin thời sự, người dẫn chương trình thời sự thậm chí còn có thể trò chuyện với MC của bản tin thời tiết. Điều này rất hiếm gặp ở các đài truyền hình khác, đặc biệt là các đài truyền hình của châu Á. Trên màn hình của CNN, khán giả rất khó để bắt gặp một người dẫn chương trình thời sự quá nghiêm túc, máy móc mà thay vào đó là hình ảnh những người dẫn chương trình tự nhiên, thoải mái, hài hước và rất thông minh. Đó cũng chính là một trong những bí quyết dẫn tới thành công của "anh chàng khổng lồ" trong giới truyền thông thế giới này.

BBC nổi tiếng với cách làm bản tin dự báo thời tiết nhờ áp dụng Phiên bản phần mềm dự báo thời tiết Weatherscape XT của hãng phần mềm Metra – New Zealand và tập đoàn truyền thông BBC thiết kế giúp người xem theo dõi thời tiết dễ dàng và gần gũi với cuộc sống thực tế hơn. Phần mềm kết hợp kỹ xảo hình ảnh ba chiều chất lượng cao nhờ năng lực nội bộ vi xử lý đưa ra những hình ảnh hoạt hình về dự báo thời tiết. Công nghệ thực tại ảo giúp cập nhật thường xuyên các dữ liệu và chuyển chúng sang hình ảnh ba chiều.

Theo ông Colin Tregear, Giám đốc Trung tâm thời tiết của BBC, phần mềm này tính toán, suy luận cũng gần giống với một trò chơi trên máy tính. Nó đưa các dữ kiện về thời tiết và tạo bản đồ hình ảnh ba chiều giống với hình ảnh thời tiết. Người dẫn có thể điều khiển camera tới mọi góc để phóng kích cỡ một vùng địa lý nào đó, để nhìn cận cảnh hơn. Hình ảnh mưa cũng được tạo ra trong không gian ba chiều trông giống như mưa thật, và đám mây bay trên bầu trời cũng có bóng in hình dưới mặt đất.

- Đài truyền hình NHK ( Nhật Bản)

NHK là hãng phát thanh-truyền hình công cộng duy nhất tại Nhật Bản, những năm gần đây, NHK đã có cách làm mới cho bản tin dự báo thời tiết của đài mình. Khi nhắc tới xứ sở Phù Tang phải nhắc đến đất nước nổi tiếng với truyện tranh thiếu nhi, đây cũng đã trở thành một nét văn hóa của người Nhật Bản. Từ suy nghĩ này, NHK đã nhân vật hoạt hình vào trong các bản tin dự báo thời tiết.Cách làm này đã thổi một luồng không khí mới vào các bản tin thời tiết vốn rất nhàm chán.Ngôi sao của chương trình là bé Haru-chan(Spring-chan) ngay từ khi xuất hiện, bé đã nhận được sự hưởng ứng mãnh liệt của khán giả và nhanh chóng nhận

được một trang chủ thông tin (Homepage) cho riêng mình và cũng trở thành đối tượng của các bộ manga về thời tiết, khí hậu.

Bé Haru-chan thể hiện trời có bão:

- Đài truyền hình Trung ương Đức ( ARD)

Mỗi tuần trước khi giải vô địch bóng đá Bundesliga bắt đầu, đài truyền hình trung ương Đức lại cho phát sóng chương trình dự báo thời tiết đặc biệt. Ngoài giới thiệu thông tin nhiệt độ, độ ẩm… như bản tin thông thường tại các quốc gia khác trên thế giới, chương trình này còn tiến hành so sánh cục diện thi đấu trước mỗi trận bóng tròn để phục vụ fan hâm mộ môn thể thao vua. Đặc biệt, ở các bản tin dự báo thời tiết trên kênh người lớn phát sóng đêm khuya, nữ MC còn nude toàn thân xuất hiện kèm động tác miêu tả sinh động Cách làm này cũng gặp nhiều ý kiến phản đối từ các bậc phụ huynh, song một thực tế là chỉ số ratting tăng trưởng. Đây là công bố bằng lời của đại diện ARD sau khi áp dụng hình thức này.

Rõ ràng, sớm hơn các Đài truyền hình tại Việt Nam, các kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới cũng đã nhận thấy dự báo thời tiết là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người dân. Để làm “ phong phú, hấp dẫn” hơn các bản tin dự báo thời tiết nhằm thu hút ngày càng nhiều công chúng theo dõi bản tin, các Đài có những cách làm riêng của mình.

Qua cách tổ chức, thực hiện bản tin dự báo thời tiết của một số Đài truyền hình trong nước và quốc tế sẽ là những bài học kinh nghiệm để các đài học hỏi, tổ chức. Vấn đề, là các Đài PTTH Trung Bộ cần phải xem xét và lựa chọn những cách

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 66 - 75)