Hiệu quả thông tin của Bản tin dự báo thời tiết trên 3 đà

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 59 - 66)

- Bản tin thời tiết đô thị: đem lại cho người dân đô thị những thông tin chi tiết, cụ thể về diễn biến thời tiết trong ngày và 3 ngày sau đó Cụ thể thông tin về

2.4. Hiệu quả thông tin của Bản tin dự báo thời tiết trên 3 đà

2.4.1. Hiệu quả thông tin qua góc nhìn của chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn và những người trong ngành

Phỏng vấn sâu các chuyên gia khí tượng thủy văn của 3 tỉnh Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận và cả thành viên Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều có chung nhận xét: ở góc độ chuyên môn các bản tin DBTT của các đài đã thể hiện được nội dung của bản tin, nhưng xét ở góc độ công chúng, người xem đài thì hiệu quả thông tin chưa đạt yêu cầu.

Như đã phân tích, với cách làm mà 3 đài duy trì là đọc nguyên văn văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn, về nguyên tắc là đúng, đảm bảo chuyển tải đúng nội dung, tuy nhiên xét ở góc độ một tác phẩm báo chí thì lại không đạt yêu cầu, bởi lẽ yêu cầu đầu tiên của ngôn ngữ báo chí phải dễ hiểu, đại chúng

Ngành khí tượng có nhiều khái niệm chuyên môn khá sâu như: tâm bão, mắt bão, ảnh hưởng hoàn lưu. Vì vậy, các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên không chỉ đưa tin, kết hợp với bên khí tượng, họ còn phải diễn đạt thông tin một cách chính xác, nhưng theo hướng rõ ràng và dễ tiếp cận nhất, sao cho công chúng có thể hiểu và sử dụng được. Đây là nhận xét chung của tất cả các chuyên gia khí tượng thủy văn khi trả lời phỏng vấn sâu, và tất cả cũng cho rằng việc thay đổi ngôn ngữ là điều các đài nên làm.

Bản tin DBTT vốn dĩ là bản tin quan trọng và liên quan trực tiếp đến từng người dân để giúp họ điều chỉnh cách sinh hoạt, sản xuất và ứng phó với thiên tai. Thế nhưng cách làm mà các đài PTTH Trung Bộ đang áp dụng đã làm công chúng cảm thấy nhàm chán. Chính sự lơ đãng của công chúng tác động ngược trở lại, làm cho những phần thông tin quan trọng của bản tin dự báo thời tiết bị mất tác dụng cảnh báo

2.4.2. Hiệu quả Bản tin DBTT nhìn từ những người trực tiếp thực hiện.

Với những người trực tiếp “ đọc” bản tin DBTT hàng ngày trên sóng truyền hình, thì bản thân họ nhìn nhận chất lượng của bản tin không như họ mong đợi. Và ngay chính bản thân họ, tức là người trung gian, chuyển tải một văn bản mang tính khoa học, chuyên biệt thành văn bản đại chúng, phổ cập.cũng đánh giá là chưa mang lại hiệu quả như mong đợi

Từ biên tập viên Trần Hoàng Mai- Đài PTTH Bình Định gắn bó với bản tin DBTT 18 năm qua, tức là nắm và hiểu rõ sự thay đổi từng chút một của bản tin trong suốt chừng ấy năm, hay phát thanh viên Phùng Thị Như Hòa – Đài PTTH Quảng Trị với gần 8 năm đọc những bản tin DBTT cũng cho rằng cần có sự thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức bản tin để mỗi người dân dù ở trình độ nào vẫn có thể hiểu rõ.

Phỏng vấn sâu lãnh đạo Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận cũng có chung một nhận định: đội ngũ lãnh đạo các đài đều nhận thấy tầm quan trọng của bản tin dự báo thời tiết, và cũng nỗ lực cải tiến. Cái khó nhất vì bản tin dự báo thời tiết không phải là “ sản phẩm” của đài mà của Trung tâm khí tượng thủy văn. Đài chỉ có nhiệm vụ chuyển tải trung thực bản tin đó đến với công chúng theo hướng dễ hiểu. Tuy nhiên, do gặp quá nhiều khó khăn về kinh phí, đội ngũ nên việc cải tiến chỉ dừng ở một kết quả nhất định và hiệu quả chuyển tải của các bản tin dự báo thời tiết nhất là các bản tin dự báo thời tiết thiên tai không đạt như kỳ vọng của công chúng

Khảo sát ở 300 mẫu 3 tỉnh Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận cho kết quả như sau:

Loại Bản tin trên Đài PTTH 3 tỉnh: Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận

Tỷ lệ % công chúng nhận xét về nội dung

Không hiểu Hiểu một ít, có nhiều thuật ngữ vẫn không hiểu Dễ hiểu DBTT hàng ngày 1% 74,3% 24,7% DBTT thiên tai 29% 70% 1%

Bảng 2.4: Tỷ lệ công chúng 3 tỉnh đánh giá về của các bản tin DBTT trên Đài địa phương

Loại Bản tin trên Đài PTTH 3 tỉnh: Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận

Tỷ lệ % công chúng nhận xét về hình thức

Nhàm chán,

không hấp dẫn Đạt yêu cầu Hấp dẫn

DBTT hàng ngày 78,67% 17% 4,33%

DBTT thiên tai 72 % 25% 3%

Bảng 2.5: Tỷ lệ công chúng 3 tỉnh đánh giá về hình thức của các bản tin DBTT trên d9ài địa phương

Tỷ lệ 74,3 % trong tống số 300 công chúng được khảo sát cho rằng các nội dung bản tin dự báo thời tiết hàng ngày họ vẫn hiểu nhưng hiểu chút ít, một số thuật ngữ vẫn chưa hiểu. Ở bản tin dự báo thiên tai thì con số này tăng lên 70 %. Tỷ lệ công chúng không hiểu được bản tin cũng tăng từ 1% lên 29%, chứng tỏ cách đọc đều đều trong vòng trên 3 phút toàn những từ ngữ khó hiểu mà không kèm theo hình minh họa đã làm cho công chúng rối thông tin không thể tiếp nhận.

Riêng về hình thức trình bày bản tin, đối với bản tin DBTT hàng ngày có 78,67 % công chúng cho rằng nhàm chán và không hấp dẫn, đối với bản tin DBTT thiên tai thì tỷ lệ này là 72 %

Những con số trên đã phần nào chứng tỏ các bản tin DBTT mà các đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận đã không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Thông thường người xem truyền hình hay quan tâm đến những thông tin liên quan đến họ hoặc diễn ra gần họ, đây là ưu thế để các đài PTTH khu vực miền Trung khẳng định vị trí của mình so với các đài lớn khác trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Địa hình núi bao bọc núi, ở góc độ nào đó là khó khăn đối với đài trong việc phát sóng nhưng lại là thuận lợi để các đài truyền hình lớn (ngoài VTV) không thể lấy hết lượng khán giả của miền Trung, trong khi đó truyền hình Cáp với hàng chục thậm chí là hàng trăm kênh truyền hình khác nhau cũng chỉ mới dừng ở khu vực thành thị.

Sắc thái địa phương chính là yếu tố để kéo khán giả đến với các sóng truyền hình địa phương, trong đó có bản tin DBTT. Bởi lẽ, VTV dù hấp dẫn đến đâu cũng chỉ dừng ở dự báo chung chung cho các khu vực trong cả nước, chưa thể dự báo cho từng tỉnh, trong khi đó bản tin DBTT của đài tỉnh lại chi tiết hơn.

Mặc dù các đài cũng đã có nhiều thay đổi nhằm đưa Bản tin DBTT hấp dẫn hơn như đài Bình Thuận. Song, vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công chúng. Hiệu quả thông tin mang lại không cao sẽ làm cho công chúng ngày càng quay lưng với bản tin mà họ chờ đợi nhất. Chưa kể, chính sự nhàm chán trong trình bày và khó hiểu trong nội dung các bản tin DBTT đã làm cho công tác phòng chống thiên tai khó khăn hơn và những thiệt hại sẽ ngày càng gia tăng tương ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, ngoài việc nhận định diễn biến khí hậu trong 6 tháng cuối năm, đề tài đã đánh giá thực trạng truyền thông bản tin dự báo thời tiết của 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận.

Về mặt tích cực: Các đài cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là Đài PTTH Bình Thuận, đã bắt đầu sử dụng đồ họa ứng dụng vào bản tin. Ngoài ra, các đài đã chuyển tải những thông tin cần thiết về dự báo thời tiết cho công chúng mà Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp. Không chỉ dự báo thời tiết cho các khu vực trong tỉnh, mà đài Bình Thuận cũng dành thời lượng nhất định cho việc dự báo các tỉnh, thành lân cận.

Tuy nhiên, xét ở góc độ truyền thông thì các đài chưa xây dựng được thương hiệu của bản tin dự báo thời tiết của mình. Trước hết, chưa sử dụng đúng ngôn ngữ truyền hình trong các bản tin dự báo thời tiết, mà mới chỉ dừng lại ở ngôn ngữ khoa học chuyên ngành khí tượng thủy văn. Việc gần như đọc lại nguyên văn của bản tin do Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp với quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành đã làm cho công chúng không hiểu hết nội dung. Đặc biệt, đối với các bản tin cảnh báo thiên tai, hầu như các đài không thể hiện được việc chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ truyền hình. Theo ông Trần Văn Sáp, Phó TGĐ Trung tâm KTTV Quốc gia từng phát biểu với báo chí: “Đúng là trong ngành khí tượng có nhiều khái niệm chuyên môn khá sâu … đòi hỏi phải trao đổi kỹ thì mới có thể thống nhất hiểu nhau. Nói như vậy, đủ thấy vai trò quan trọng của những người làm thời tiết. Không chỉ đưa tin, kết hợp với bên khí tượng, họ còn phải diễn đạt thông tin một cách chính xác, nhưng theo hướng rõ ràng và dễ tiếp cận nhất, sao cho công chúng có thể hiểu và sử dụng được”.

Nếu như ở một số đài truyền hình được công chúng chờ đợi theo dõi bản tin dự báo thời tiết - những đài đã xây dựng được thương hiệu cho bản tin dự báo thời tiết - vai trò của MC rất quan trọng. Tuy nhiên, ở các đài Trung Bộ vai trò MC quá mờ nhạt, thực chất MC chỉ là những phát thanh viên và công việc duy nhất là “đọc” lại các bản tin dự báo của ngành khí tượng, chưa thể hiện được là người chuyển tải

thông tin của ngành khí tượng sang thông tin báo chí để công chúng tiếp cận được một cách dễ dàng.

Công chúng miền Trung đều đã quá quen thuộc những câu: Khu vực ……: Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực…….: có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác.

Nhưng ít ai hiểu ngay rằng – theo một số chuẩn quốc tế “nhiều mây” tức là mây chiếm 6-7% diện tích bầu trời (bao phủ trên địa phương đang xét), “có mưa vài nơi” tức là 2-5% diện tích Hà Nội có mưa. “Sương mù nhẹ rải rác” tức là 15- 35% diện tích khu vực có sương mù. Những câu dự báo như thế đã thành nhàm trong các bản tin thời tiết trên truyền hình khu vực Trung Bộ. Dù nghe nhiều nhưng hầu như rất ít người hiểu được nghĩa, nên sự lơ đãng càng tăng thêm. Chính sự lơ đãng của công chúng tác động ngược trở lại, làm cho những phần thông tin quan trọng của bản tin dự báo thời tiết bị mất tác dụng cảnh báo.

Ngoài ra, nếu như nhiều đài đã quan tâm đến bản tin dự báo thời tiết bằng việc đầu tư và kêu gọi xã hội hóa bản tin dự báo thời tiết, điều này đã tạo điều kiện cho đài có kinh phí trang bị những phần mềm có giao diện đẹp và hiệu quả trong việc hỗ trợ chuyển tải thông tin thì các đài Trung Bộ vẫn chưa làm được, và bản tin khô khan và thiếu sức hấp dẫn cũng vì điều này

Một thực tế cho thấy ở vùng đất khắc nghiệt như miền Trung thì các bản tin DBTT lại càng trở nên quan trọng hơn khi cung cấp những thông tin tối cần thiết phục vụ sinh hoạt, sản xuất hàng ngày và để giúp người dân nắm bắt trước diễn biến của thời tiết để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Để truyền thông phát huy vai trò trong phòng chống thiên tai, có lẽ trước hết, các PTV, BTV thời tiết phải thực hiện được tốt công việc diễn giải và truyền đạt thông tin tới cộng đồng. Bên cạnh đó là việc sử dụng các yếu tố đồ họa động để bản tin thêm sinh động và dễ hiểu. Ngoài ra, cần đưa kiến thức sơ đẳng về khí tượng thủy văn vào trường học, các chương trình tuyên truyền để giúp mọi người tiếp cận và làm quen và hơn nữa là hiểu được những thuật ngữ chuyên ngành khí tượng.

Tại miền Trung, năm nào cũng hứng vài cơn bão và vài trận lũ, không ít lần trở tay không kịp vì dự đoán không chính xác của các bản tin DBTT. Lần nào dư luận cũng đặt câu hỏi về chất lượng chuyên môn của hoạt động dự báo thời tiết và trách nhiệm của cơ quan khí tượng.

Và cơ quan khí tượng thủy văn thì vẫn luôn đưa ra các lý do giải thích: nhân lực mỏng và yếu, thiết bị chưa đủ hiện đại.

Nguyên nhân sâu xa là vấn đề nguồn lực: thu nhập cho người làm nghề không cao (nên không thu hút được nhân sự chất lượng cao vào ngành), kinh phí Nhà nước không đủ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật v.v…Trong khi chờ những điều này thay đổi, chúng ta có thể cải thiện một yếu tố khác, đó là vai trò của giới truyền thông trong hoạt động phòng tránh thiên tai, cụ thể ở đây là thay đổi cách làm bản tin DBTT cho thật hấp dẫn và mang lại hiệu quả như công chúng mong đợi.

CHƢƠNG 3:

KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTCỦA 3 ĐÀI

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 59 - 66)