TRỰC BAN PCLB&TKCN BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 118)

- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)

TRỰC BAN PCLB&TKCN BÌNH THUẬN

* Ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết của bản tin thời tiết đối với người dân Bình Thuận?

Theo tôi, thỉ bản tin dự báo thời tiết liên quan mật thiết đối với đời sống của mỗi người dân. Đặc biệt, với ngư dân Bình Thuận ( chiếm tỷ lệ dân số cao) thì bản tin dự báo thời tiết lại càng quan trọng hơn. Không chỉ đơn thuần chuyện mưa, nắng mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ, xem thời tiết để ngày mai biết mình nên làm gì, thậm chí còn quyết định đến sinh mạng của người dân. Thói quen xem hoặc nghe bản tin dự báo thời tiết đồng hành với quyết định ra khơi hay nằm bờ

*Trong vai trò là Ủy viên thường trực Ban PCLB&TKCN tỉnh Bình Thuận, ông có cho rằng việc theo dõi bản tin dự báo thời tiết có vai trò quan trọng đối với công việc chỉ đạo PCLB&TKCN của mình không?

Tôi phải là người thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết, đây là một nguồn thông tin quan trọng giúp tôi nắm bắt và tham mưu cho UBND tỉnh có những biện pháp cụ thể, đồng thời trong vai trò là Ủy viên thường trực Ban PCLB&TKCN, dựa vào những dự báo này tôi trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các địa phương và thành viên hướng dẫn người dân cách ứng phó. Chẳng hạn như có đợt rét phải chỉ đạo cho kỹ thuật viên hướng dẫn người nông dân phòng tránh rét cho cây trồng và vật nuôi, đối với những thiên tai thì tình huống lại cấp bách hơn, triển ngay các phương án hạn chế thiệt hại và đảm bảo tài sản, tính mạng cho người dân ở vùng thiên tai đe dọa

* Ông thường theo dõi thông tin thời tiết, bão lũ trên sóng truyền hình Đài PTTH Bình Định hay VTV?

Tôi thường theo dõi trên Đài truyền hình Việt Nam vì đây là cơ quan thông tin chính thức lấy nguồn tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, thứ hai cách diễn đạt của VTV rất dễ hiểu và thu hút hơn các Đài khác. Ngoài ra, tôi cũng theo dõi trên Đài địa phương vì dự báo trên đài này chi tiêt hơn

* Ông có nhận xét và so sánh với cách thực hiện chuyển tải thông tin thời tiết của Đài Bình Thuận và đài VTV hoặc các Đài truyền hình khác

Những năm gần đây VTV đã thay đổi cách làm bản tin DBTT. Vai trò của MC đã thể hiện rất rõ, ộng với phần mềm sinh động đã làm bản tin trở nên hấp dẫn. Nhưng BTV thì vẫn còn duy trì cách cũ, dù đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi

* Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của Đài PTTH tỉnh? Đã giúp công chúng hiểu rõ sự biến đổi của thời tiết để ứng phó, phòng ngừa hay không?

Tôi nghĩ là chưa đạt hiệu quả như mong đợi, cách làm của Đài địa phương còn quá cũ, diễn đạt vụng và quá nhiều từ chuyên môn, người nông dân với trình độ hạn chế thì việc hiểu nhũng từ chuyên môn đó là điều xa vời. Vì vậy, tôi nghĩ BTV nên thay đổi cách trình bày dễ hiểu hơn, ngắn gọn hơn. Hơn nữa, hình thức trình bày của bản tin còn thiếu sức hấp dẫn, một tin bão dài hơn 1 trang, PTV đọc mà không có một hình minh họa nào thì khó ai có thể hình dung ra hướng đi, tâm bão, vùng ảnh hưởng…

*Theo ông, để nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin dự báo thời tiết, Đài PTTH Bình Định cần làm những gì?

Đài cần thay đổi cách làm, chuyển những thuật ngữ chuyên ngành sang ngôn ngữ báo chí. Ngoài ra, nên để MC dẫn bản tin như các Đài lớn, tăng sự sinh động của bản tin bằng đi kèm với đồ họa nhất là trong các bản tin thiên tai bão, lũ để nâng cao hiệu quả về mặt truyền hình, tăng sự sinh động và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)