PHỎNG VẤN SÂU CHỊ TRẦN HOÀNG MAI – BIÊN TẬP VIÊN – PHÓ PHÕNG CHƢƠNG TRÌNH – ĐÀI PTTH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 129)

- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa)

PHỎNG VẤN SÂU CHỊ TRẦN HOÀNG MAI – BIÊN TẬP VIÊN – PHÓ PHÕNG CHƢƠNG TRÌNH – ĐÀI PTTH BÌNH ĐỊNH

PHÓ PHÕNG CHƢƠNG TRÌNH – ĐÀI PTTH BÌNH ĐỊNH * Chị có thể nói sơ về sự gắn bó của chị với bản tin dự báo thời tiết?

Tôi đã “ đồng hành” cùng Bản tin dự báo thời tiết được 18 năm. Nói “đồng hành” cũng có lý do của nó. Từ năm 1993 đến năm 2005, tôi làm phát thanh viên của Đài, lúc bấy giờ tôi là người trực tiếp đọc các bản tin dự báo thời tiết phát sóng trên truyền hình BTV. Từ năm 2005 đến nay, tôi ở vị trí quản lý, không còn trực tiếp đọc các bản tin đó nữa. Tuy nhiên, các bản tin DBTT lại do chính các PTV đọc, trong khi đó PTV là người do phòng tôi quản lý. Đặc biệt, từ năm 2010, bản tin dự váo thời tiết đã được giao cho PTV, biên dịch viên của phòng Chương trình ( phát sóng sau bản tin quốc tế)

* Bản tin dự báo thời tiết phát hàng ngày trên sóng truyền hình BTV cần Ekip bao nhiêu người?

Thật ra cái này khó trả lời chính xác, truyền hình là lĩnh vực có sự gắn kết của tập thể, để có được bản tin dự báo thời tiết đến được khán giả cần một đội ngũ rất đông, gồm: 1 phát thanh viên, 2 Kỹ thuật viên, 1 Camera, 1 đạo diễn, 2 kỹ thuật viên và 1 biên tập viên chịu trách nhiệm tiếp nhận văn bản Fax do Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Định. Tuy vậy, đội ngũ này đều không mang tính chuyên nghiệp và làm kiêm nhiệm. Thông thường, những người nào rơi vào kíp trực ở trường quay hay phát sóng thì kiêm luôn việc làm bản tin dự báo thời tiết.

* Chị có thể nói sơ lược công việc cách thức thực hiện bản tin dự báo thời tiết hàng ngày của Đài mình?

Quy trình này cực kỳ đơn giản, sau khi nhận được văn bản Fax của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, 1 biên tập viên sẽ pho to thành 2 bản chuyển cho PTV và KTV. PTV là người xem trước để đọc còn KTV là người đánh một vài thông số cơ bản về nhiệt độ, cấp độ gió và mây trên một backgroud đã có sẵn

* Trong quá trình thực hiện bản tin dự báo thời tiết, anh chị có gặp khó khăn gì không? Và chất lượng bản tin đã như sự mong đợi của không?

- Phải nói là có khó khăn, bởi lẽ nguồn tin phụ thuộc hoàn toàn vào Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh. Vào thời điểm bão lũ, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh liên tục cập nhật những thông tin, diễn biến mới của thời tiết. Vì vậy, nhiệm vụ của những người thực hiện là lựa chọn những văn bản mới nhất để đọc. Ngoài ra, nhiều lúc PTV, KTV đã về nhà nhưng có thông tin mới, buộc phải lên làm lại và hủy băng đã làm trước đó. Những lúc có bão lũ diễn biến phức tạp, PTV phải trực tiếp nhận và đọc trực tiếp trên sóng truyền hình để giúp cho công chúng kịp thời nắm bắt thông tin để có biện pháp ứng phó, phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai

Mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng chất lượng bản tin DBTT hiện nay của Đài vẫn chưa như sự mong đợi của tôi và của các đồng nghiệp cũng như công chúng xem Đài. Cách làm hiện tại còn quá khô khan và thiếu hấp dẫn, không thu hút được công chúng.

* Trong quá trình thực hiện bản tin dự báo thời tiết, có khi nào chị nhận được một ý kiến phản hồi ( khen hoặc chê) về bản tin do chính mình làm ra từ đồng nghiệp, từ khán giả không?

18 năm “ đồng hành” với bản tin DBTT, tôi cũng có những kỳ vọng riêng và hiểu những ấp ủ của các đồng nghiệp, ai cũng muốn thay đổi bản tin, tuy nhiên do có nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí, nên cũng phải đành chấp nhận.

Về phía khán giả, cũng có nhiều khán giả khi biết tôi làm ở Đài cũng bày tỏ sự bức xúc và mong muốn truyền hình Bình Định thay đổi hình thức của bản tin như các Đài lớn trong khu vực và cả nước

* So sánh với bản tin dự báo thời tiết VTV với bản tin mình đang thực hiện, chị thấy thế nào?

Điều này không cần bàn cãi gì nữa, các Đài lớn họ có sự đầu tư về kinh phí cho riêng bản tin nên bản tin rất hấp dẫn. Như cách làm của VTV hiện nay là niềm mơ ước của BTV. So với bản tin của VTV thì rõ ràng bản tin DBTT của BTV quá sơ sài và thiếu hấp dẫn

* Theo chị thì cách làm bản tin dự báo thời tiết của Đài mình có cần thay đổi không? Nếu có, thì giải pháp thay đổi là gì?

Việc thay đổi là một xu hướng tất yếu, cần phải có, nhất là hiện nay, bản tin BTT của BTV đang thể hiện nhiều bất cập. Cách làm hiện tại chỉ là đọc thông tin trên nền hình ảnh, KTV chỉ việc đánh những thông tin cơ bản dựa trên văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh trên nền hình ảnh đó. Theo tôi, trong khi các Đài đang rất chú trọng trong việc thay đổi bản tin DBTT thì Đài BTV cũng cần có những động thái. Việc có phần mềm để thể hiện bản tin theo hướng động, chẳng hạn như nói gió thì có hình ảnh gió, nói sét có hình ảnh sét, hay mưa cũng vậy. Cứ thử hình dung một khán giả có khiếm khuyết về thính giác nhưng nếu xem bản tin DBTT vẫn hiểu thì đó là cách nên làm ngôn ngữ của mình là ngôn ngữ truyền hình mà. Song, để thay đổi được đó là một quá trình dài.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 129)