PHỎNG VẤN SÂU ÔNG NGUYỄN VĂN BÀ I GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG TRỊ ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 113 - 115)

C. Bài viết và các tài liệu khác

PHỎNG VẤN SÂU ÔNG NGUYỄN VĂN BÀ I GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG TRỊ ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC

NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG TRỊ- ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC

BAN PCLB&TKCN QUẢNG TRỊ

* Ông có thường theo dõi Bản tin DBTT trên đài PT-TH Quảng Trị không?

Có, thường xuyên.

* Ông đánh giá như thế nào về chất lượng Bản tin DBTT trên đài PT-TH Quảng Trị?

Bản tin DBTT trên đài PT-TH Quảng Trị rất hữu ích, đặc biệt là với bà con nông dân. Những thông tin chi tiết về thời tiết trên địa bàn tỉnh giúp các cơ quan chức năng cũng như bà con chủ động hơn trong mùa vụ.

* Theo ông, nội dung Bản tin DBTT trên đài PT-TH Quảng Trị có gì được, chưa được?

Cái được là do bản tin chỉ có thông tin trên địa bàn của tỉnh nên khá chi tiết so với bản tin của đài truyền hình Việt Nam. Bản tin DBTT của đài PT-TH Quảng Trị dự báo trên ba vùng chính là Đồng bằng, miền núi và vùng biển. Đây là ba vùng đặc trưng về địa hình cũng như thời tiết của Quảng Trị. Thông tin thời tiết về từng vùng là bổ ích đối với bà con nông dân. Tuy nhiên, trong Bản tin DBTT của Đài PT-TH Quảng Trị hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn trong cach thể hiện. Cách thể hiện rất đơn điệu, lắp đi lặp lại các hình ảnh, nhiều lúc người nghe không cần nghe cũng hiểu hôm nay thời tiết thế nào. Bên cạnh đó, nội dung thể hiện các từ ngữ mang tính chuyên ngành về khí tượng, thủy văn khiến người dân nhiều khi nghe mà không hiểu.

* Ông có thể lấy ví dụ cụ thể hơn?

Chẳng hạn câu mà Bản tin DBTT thường sử dụng là “trời nhiều mây không mưa…” nhiều lúc khán giả nghe quen quá khiến nhàm chán. Có những từ như “lượng mưa hơn 100milimet…” thì người dân khó có thể hình dung lượng mưa như thế là bao nhiêu.

* Để khắc phục những hạn chế đó theo ông cần làm gì?

Cần thay đổi cả về nội dung và hình thức.

-Ở nội dung, nhà đài cần hiểu rằng việc chuyển tải thông tin đến khán giả là thông tin đại chúng, tức là nói ai cũng hiểu., vì vậy các từ chuyên ngành về khí

tượng cần phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn để có cách giải thích thế nào cho dễ hiểu hơn.

- Về hình thức, cần có sự cải tiến trong cách thể hiện để tránh nhàm chán. Có thể là sử dụng MC dẫn bản tin như cách VTV và một số đài đang làm hiện nay, có thể sử dụng thêm các hình ảnh minh họa để hấp dẫn, phong phú hơn.

Một phần của tài liệu bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (Trang 113 - 115)