Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir (Trang 52 - 55)

Tất cả bệnh nhân thuộc đối tƣợng nghiên cứu nhập viện sẽ đƣợc tiến hành hỏi tiền sử, thăm khám và làm xét nghiệm Real time - PCR CMV xác định ADN của vi rút trong bệnh phẩm máu đƣợc tiến hành hỏi, đánh giá theo mục tiêu 1,2.

Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Real time - PCR CMV âm tính, hoặc PCR CMV dƣới 5000 bản sao/ml trong bệnh phẩm máu đƣợc điều trị kháng sinh theo phác đồ của Bệnh viện Nhi Trung ƣơng.

Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Real time - PCR CMV trong bệnh phẩm máu và dịch rửa khí quản hoặc dịch nội khí quản dƣơng tính ≥ 5000 bản sao/ml [89]. Nghiên cứu sinh sẽ giải thích tình hình bệnh tật và về nghiên cứu. Cha mẹ bệnh nhân sau khi đƣợc giải thích sẽ ký cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn và gia đình đồng ý dùng thuốc kháng vi rút sẽ đƣợc dùng thuốc kháng vi rút (Ganciclovir - Cymevene 500mg - Hãng Roche - Thụy sỹ) theo phác đồ [69]:

+ Tấn công: 10 mg/kg/24 giờ tiêm máy chia 2 lần 1 giờ/1 lần cách nhau 12 giờ. Thời gian điều trị 2 tuần.

+ Duy trì: 5 mg/kg/24 giờ. Tiêm máy 1 lần 1 giờ/1 lần. Thời gian điều trị 7 ngày hoặc hơn tùy từng bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị luôn luôn chú ý triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện sớm các trƣờng hợp bội nhiễm để sử dụng kháng sinh phù hợp.

- Cách theo dõi trong quá trình điều trị:

+ Đánh giá sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng (nhịp thở, SpO2, rút lõm lồng ngực, tình trạng suy hô hấp nhƣ tím, thời gian dùng oxy liệu pháp, các tổn thƣơng tại phổi).

+ Cận lâm sàng (CTM -TC tại các thời điểm, X-quang, PCR CMV máu và dịch rửa khí quản, chức năng gan thận, đông máu) của bệnh nhân tại các thời điểm.

T1 Là thời điểm sàng lọc bệnh nhân (PCR CMV máu và dịch NKQ, Elisa CMV, cấy dịch NKQ, LDH, ALT, AST, ure, creatinin, IgA, IgM, IgG; CD4, CD8).

T2 Bắt đầu điều trị thuốc kháng vi rút sau khi bệnh nhân có chẩn đoán xác định viêm phổi do CMV và đồng ý điều trị (đông máu cơ bản, điện giải đồ).

T3 Sau 1 tuần dùng thuốc kháng vi rút (CTM, điện giải đồ, Ure, Creatinin; AST, ALT, X-quang phổi, PCR CMV máu).

T4 Sau 2 tuần điều trị thuốc kháng vi rút (CTM; Ure, Creatinin, SOPT, AST, đông máu cơ bản, CTM, điện giải đồ, X-quang phổi, PCR CMV máu).

T5 Sau 3 tuần điều trị thuốc kháng vi rút (CTM, X-quang phổi, Elisa CMV máu, IgA, IgM, IgG; CD4, CD8, PCR CMV máu).

- Bệnh nhân đƣợc theo dõi chặt chẽ các thay đổi về triệu chứng lâm sàng hàng ngày cũng nhƣ xét nghiệm hàng tuần để đánh giá kết quả và phát hiện sớm các biến chứng do bệnh và do thuốc có thể gặp (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, rối loạn điện giải, tăng men gan, suy thận…). Bệnh nhân đƣợc dừng thuốc kháng vi rút khi xét nghiệm Real time - PCRCMV máu âm tính.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir (Trang 52 - 55)