Một số yếu liên quan đến VP có nhiễm CMV

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir (Trang 114 - 118)

4.1.2.1 Mối liên quan tiền sử sản khoa với viêm phổi có nhiễm CMV

Theo các nghiên cứu trên thế giới, những trẻ đƣợc sinh ra do mổ thiếu đi sức ép cần thiết của đƣờng sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất dễ mắc hội chứng suy hô hấp, VP. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thƣờng kém hơn so với những trẻ đƣợc sinh ra bằng đƣờng âm đạo nên các trẻ này sau khi ra đời dễ mắc bệnh [191]. Tuy nhiên với bệnh nhân nhiễm CMV thì lại khác, con đƣờng lây truyền của CMV chủ yếu qua tiếp xúc với dịch tiết cơ thể: dịch âm đạo, sữa mẹ, máu và các chế phẩm của máu... [85], [117], [178]. Do đó việc sinh con qua đƣờng âm đạo của bà mẹ nhiễm CMV là yếu tố nguy cơ để trẻ tiếp xúc với dịch tiết âm đạo nhiều hơn và khả năng lây nhiễm bệnh

cao hơn. Và đặc biệt các bà mẹ trẻ trong quá trình mang thai bị nhiễm CMV tiên phát thì có nguy có truyền bệnh cho con cao hơn nhiễm tái hoạt hoặc tái nhiễm. Những trẻ nhiễm CMV thƣờng có cân nặng khi sinh thấp hơn trẻ không nhiễm CMV. Các tác giả trên thế giới đều thấy rằng khai thác tiền sử sản khoa đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng bệnh lý của trẻ [47], [59], [120], [150]. Qua kết quả thể hiện ở bảng 3.4 phân tích mối liên quan tiền sử sản khoa của trẻ, kết quả cho thấy đa số bệnh nhân là con đầu, đẻ thƣờng, đủ tháng cân nặng khi sinh >2500 g. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Tuy nhiên, khi phân tích mối liên quan giữa VP có và không nhiễm CMV không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân.

Như vậy, đẻ thường, trẻ là con đầu, đẻ thiếu tháng không phải là yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm CMV.

4.1.2.2 Mối liên quan tiền sử nuôi dưỡng với viêm phổi có nhiễm CMV

Về tiền sử nuôi dƣỡng thể hiện ở bảng 3.5 thì hầu hết các bệnh nhân đều đƣợc bú sữa mẹ. Riêng nhóm trẻ đƣợc nuôi dƣỡng hỗn hợp cho thấy có tỷ lệ nhiễm CMV cao hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê OR=2,07 và CI không chứa 1, p=0.023. Điều này có thể giải thích CMV có thể lây qua sữa mẹ hoặc cách cho trẻ ăn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Stader LP phƣơng pháp cho trẻ ăn cũng là một trong yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm CMV [179]. Theo tác giả Bonalunil S [47], Cappretti MG [51], Kurath S [117], Lawrence [121], Numazaki K [150], Sun X [184] sữa mẹ là nguồn lây CMV quan trọng đặc biệt với trẻ sơ sinh non tháng cân nặng thấp. Tác giả Sun X còn nhấn mạnh sữa mẹ là nguồn lây nhiễm CMV quan trọng

của trẻ dƣới 6 tháng tuổi. Và hai tác giả Ivanow IS [98] và Jim WT [102] còn nhấn mạnh hơn tỷ lệ nhiễm CMV tăng dần theo thời gian bú mẹ.

Kết quả nghiên cứu thấy rằng đa số bệnh nhân nhiễm CMV có tiền sử nuôi dƣỡng tại nhà và không có sự khác biệt giữa hai nhóm nhiễm và không nhiễm CMV. Điều này có thể giả thích chủ yếu bệnh nhân nghiên cứu thuộc lứa tuổi nhỏ chƣa đi nhà trẻ số trẻ phải tiếp xúc với môi trƣờng tập thể ít. Kết quả này trái với kết quả của một số tác giả trên thế giới nhƣ Victora CG khi nghiên cứu 510 bệnh viêm phổi tại Brazil trình độ văn hóa thấp, nhiều con, mẹ mang thai khi con trẻ, trẻ đi nhà trẻ, cân nặng khi sinh thấp, thiếu sữa mẹ, tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp, tiền sử khò khè là yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em [191]. Môi trƣờng tập thể (nhà trẻ, bệnh viện…) là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể lây nhiễm CMV của các trẻ khác có nhiễm CMV do tiếp xúc: nƣớc tiểu, phân, máu, nƣớc bọt… của trẻ có nhiễm CMV. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Wilms IR [203].

Tuy nhiên do số bệnh nhân ít, sự khác biệt không rõ rệt và nghiên cứu không tiến hành tại cộng đồng nên không có kết luận về đặc điểm này.

4.1.2.3 Mối liên quan giữa yếu tố cân nặng với viêm phổi có nhiễm CMV

Cân nặng khi sinh thấp và tốc độ tăng trƣởng chậm của các bệnh nhân có nhiễm CMV đã đƣợc nhiều tác giả trên thế giới đề cập đến. Và ngƣợc lại suy dinh dƣỡng là yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm phổi ở trẻ em. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng đa số bệnh nhân có trong lƣợng khi sinh trên 2500 g và mức tăng cân qua các tháng của hai nhóm bệnh nhân có và không nhiễm CMV không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả

này phù hợp với Adewuyi OA. Tác giả thấy rằng tình trạng dinh dƣỡng không liên quan đến việc có hay không nhiễm CMV [24].

Tuy nhiên, kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. nhƣ nhiễm CMV có nguy cơ gây đẻ non, cân nặng khi sinh thấp và chậm lớn. Đồng thời trẻ đẻ non cũng là yếu tố tăng nguy có lây nhiễm CMV qua sữa mẹ [47], [166].

Tình trạng dinh dưỡng khi sinh và trong 3 tháng đầu sau sinh mặc dù chưa thấy sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân VP có và không nhiễm CMV nhưng vẫn cần được quan tâm chú ý.

4.1.2.4 Mối liên quan giữa tiền sử bệnh, thời gian bị bệnh với Viêm phổi có nhiễm CMV

* Đặc điểm tiền sử bệnh

Thời gian bị bệnh trung bình 14,3 ± 10,3 ngày (1-15 ngày) và kéo dài chiếm tỷ lệ cao ở nhóm viêm phổi có nhiễm CMV và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc và trên thế giới.

Khúc Văn Lập thấy rằng 87,5% bệnh nhân VP do nhiễm CMV có thời gian diễn biến bệnh kéo dài trên 1 tuần [13].

Restrepo-Gualteros SM thời gian diễn biến bệnh 14 (3–20) ngày [161]. Tiền sử vàng da trong thời kỳ sơ sinh cũng đƣợc nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan tâm trong bệnh lý nhiễm CMV nói chung và VP có nhiễm CMV nói riêng. Vì bệnh lý do nhiễm CMV thƣờng xảy ra sớm sau sinh và tổn thƣơng nhiều cơ quan: gan, huyết học, phổi…trong đó bệnh lý do CMV tại gan và huyết học gây thiếu máu, vàng da là bệnh lý hay gặp và

thƣờng đi cùng với các bệnh lý khác do CMV. Việc khai thác tiền sử vàng da sơ sinh từ lúc nào cũng nhƣ diễn biến của nó ra sao kéo dài nhƣ thế nào đóng vai trò quan trọng trong việc tìm mối liên quan với VP có hay không nhiễm

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ em có nhiễm Cytomegalovirus bằng thuốc kháng vi rút Ganciclovir (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)