Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 81 - 85)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

3.3.1.2. Các giải pháp cụ thể

 Đào tạo, bồi dƣỡng cho lực lƣợng cán bộ tiếp xúc với khách hàng về khả năng giao tiếp, chuyên môn nghiệp vụ để chăm sóc khách hàng tốt hơn.

 Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng tại các Công ty Điện lực trực thuộc để thu nhận và xử lý kịp thời các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện trên địa bàn quản lý. Hoàn thiện, cải cách hệ thống các thủ tục đăng ký mua bán điện, thu tiền điện, đóng cắt điện… tránh gây phiền hà đến khách hàng.

 Triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong tất cả các mặt hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động, nhƣ đo đếm điện năng từ xa, phần mềm quản lý khách hàng, đẩy mạnh các thủ tục thanh toán tiền điện điện tử, đa dạng hóa các hình thức chăm sóc khách hàng.

(ii) Công tác vận hành lƣới điện

 Đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng cán bộ vận hành lƣới điện, tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ về sức khỏe, trình độ an toàn… để đảm bảo vận hành lƣới điện liên tục, ổn định, hiệu quả.

 Tổ chức nghiên cứu và tiến tới làm chủ các công nghệ tiên tiến đã áp dụng trong lƣới điện nhƣ hệ thống SCADA (tự động giám sát và đóng cắt lƣới điện), hệ thống điều khiển thông tin trong trạm trung gian, dây siêu nhiệt… để tự chủ trong công tác sửa chữa, bảo trì định kỳ, không lệ thuộc vào các nhà thầu, đặc biệt là nhà thầu nƣớc ngoài.

 Nghiên cứu triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ mới trên thế giới để nâng cao hiệu quả vận hành lƣới điện.

(iii) Công tác đầu tƣ xây dựng

 Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng cũng nhƣ tổ chức sát hạch lực lƣợng cán bộ công tác trong lĩnh vực này về các nghiệp vụ liên quan nhƣ quản lý dự án, định giá xây dựng, quản lý hợp đồng, nghiệp vụ đấu thầu…

 Mạnh dạn phân cấp cho các đơn vị tổ chức triển khai các dự án, công trình ĐTXD để phát huy hiết tiềm năng và nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị, tiến tới phân cấp toàn diện cho các đơn vị.

 Tổ chức lại bộ máy theo hƣớng tinh gọn, phân công hợp lý. Tập trung chỉ đạo các bộ phận liên quan nỗ lực hoàn thành kế hoạch ĐTXD đƣợc giao hàng năm để nâng cao khả năng cung cấp, cải thiện độ dự phòng của lƣới điện và chuẩn bị cho trƣờng hợp thiếu hụt điện năng sản xuất trong tƣơng lai khi nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

 Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới để từng bƣớc hiện đại hóa lƣới điện.

3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của các nhóm giải pháp này phải là xây dựng danh tiếng của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh để bảo vệ thƣơng hiệu thông qua chiến lƣợc giao tiếp cộng đồng tốt. Trong đó, mục tiêu cốt lõi là phát triển văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, song song với quảng bá văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty với cộng đồng.

3.3.2.1. Hoạt động quảng cáo

 Xây dựng chƣơng trình cụ thể để quảng bá văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đến với cộng đồng, có các kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể, giải pháp thiết thực để triển khai có hiệu quả từng nội dung trong văn hóa doanh nghiệp nhƣ giá trị cốt lõi, cam kết chất lƣợng…

 Trên cơ sở hệ thống nhãn hiệu đã đƣợc xây dựng hoàn thiện, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện đẩy mạnh quảng cáo trên tất cả các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền hình, trang tin điện tử… về hệ thống nhãn hiệu này, trong đó giải thích, thuyết minh đầy đủ, rõ ràng về các yếu tố cấu thành thƣơng hiệu nhƣ hình ảnh biểu tƣợng, câu định vị thƣơng hiệu, tên thƣơng mại… và phải thể hiện đƣợc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

 Tăng cƣờng việc quảng cáo về công tác cải tiến cơ sở hạ tầng lƣới điện bắt kịp với tốc độ phát triển của thành phố, phục vụ mọi mặt hoạt động sản xuất, tiêu dùng của chính quyền và ngƣời dân thành phố, nhƣ: đầu tƣ xây dựng hệ thống các

trạm trung gian, đƣờng dây truyền tải, đề án ngầm hóa lƣới điện, công tác chỉnh trang dây thông tin…); các ứng dụng khoa học công nghệ mới đƣợc áp dụng trong công tác sản xuất kinh doanh (hệ thống đo ghi điện kế từ xa - AMI, quản lý phụ tải hộ tiêu thụ - DSM, hóa đơn điện tử,…); các thủ tục hành chính liên quan đến khách hàng đã đƣợc cải cách, tinh gọn triệt để nhƣ thủ tục đăng ký mua điện, thủ tục lắp mới điện kế, thủ tục lắp đặt trạm khách hàng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng điện…

 Đẩy mạnh quảng cáo về các hoạt động chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Trung tâm chăm sóc khách hàng, chăm sóc khách hàng qua tin nhắn, các cải cách thủ tục hành chính …

 Phổ biến các dự án năng lƣợng tái tạo mà Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời và các dự án khác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội, lợi ích cộng đồng mà không quá đặt nặng doanh thu nhƣ dự án điện gió, điện mặt trời tại ấp Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ, dự án ngầm hóa lƣới điện (nâng cao mỹ quan đô thị, tăng tính mỹ quan đô thị, giảm suất sự cố), dự án đƣa điện lƣới ra xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ bằng cáp ngầm xuyên biển…

 Thƣờng xuyên thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gắn với bảo vệ môi trƣờng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua các giải pháp nhƣ thực hiện tốt công tác quản lý chất thải nguy hại, công tác quản lý môi trƣờng trong các dự án ĐTXD...

3.3.2.2. Hoạt động tuyên truyền

 Phổ biến và tổ chức các chƣơng trình vận động thi đua thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đối với lực lƣợng ngƣời lao động; khuyến khích, tạo điều kiện để ngƣời lao động tham gia xây dựng, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp để đƣa văn hóa doanh nghiệp vào thực tiễn cuộc sống, thực tiễn sản xuất; đẩy mạnh việc khen thƣởng và nhân rộng các gƣơng điển hình tiên tiến trong việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty. Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động là đƣa văn hóa doanh

nghiệp vào thực tiễn để mỗi ngƣời lao động là một tác nhân góp phần phát triển thƣơng hiệu Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.

 Tổ chức các đợt thi đua trong toàn thể ngƣời lao động để tăng gia sản xuất, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao năng lực và thái độ phục vụ khách hàng.

 Từng bƣớc xây dựng nhận thức của cộng đồng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm bằng nhiều biện pháp nhƣ phối hợp với các cấp chính quyền để kêu gọi nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm bằng nhiều hình thức truyền thông nhƣ phát tờ rơi, phát thanh, truyền hình, báo chí và cán bộ ngành điện trao đổi trực tiếp với dân tại các cuộc họp tổ dân phố… nhằm góp phần xây dựng nhận thức về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong nhân dân. Phối hợp tổ chức các chƣơng trình lớn của thành phố nhƣ hƣởng ứng Giờ Trái Đất, Chƣơng trình Gia đình thi đua tiết kiệm điện…

 Phổ biến, tuyên truyền thông tin của Tổng công ty qua các hội chợ, hội thảo liên quan đến ngành điện nhƣ Hội chợ năng lƣợng xanh – năng lƣợng tái tạo, Hội chợ Vật tƣ thiết bị ngành điện… Tổ chức tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trƣờng, các chƣơng trình về bảo vệ môi trƣờng Quốc gia cho cán bộ - công nhân viên trong Tổng công ty và khách hàng sử dụng điện.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)