6. Kết cấu bố cục của luận văn
1.1.2. Vai trò của thương hiệu
Thứ nhất, xây dựng một thƣơng hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Thứ hai, với một thƣơng hiệu mạnh, ngƣời tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lƣợng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thƣơng hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trƣờng mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trƣờng và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thƣơng hiệu giúp các doanh nghiệp này giải đƣợc bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng.
Thứ ba, với một thƣơng hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có đƣợc thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tƣ, thu hút nhân tài… Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thƣơng hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tƣ từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tƣ dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tƣ vào một doanh nghiệp chƣa có thƣơng hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tƣ vào một doanh nghiệp chƣa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trƣờng sẽ có xác suất rủi ro rất cao.
Ngoài ra, nhãn hiệu thƣơng mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký sẽ đƣợc đặt dƣới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thƣơng mại do các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả.
Thứ tƣ, trƣớc nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về thƣơng hiệu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trƣớc đây. Thƣơng hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thƣơng hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tƣởng vào chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy, nếu muốn chiếm lĩnh thị trƣờng và phát triển sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tƣ bài bản cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.
Thứ năm, một thƣơng hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thƣơng hiệu hàng đầu thế giới nhƣ – Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thƣơng hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thƣơng hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thứ sáu, thƣơng hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trƣờng quốc tế thƣơng hiệu hàng hóa thƣờng gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng đƣợc củng cố trên trƣờng quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lƣu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó đƣợc sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dƣới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dƣới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tƣ quốc tế và chuyển giao công nghệ.