Hoạt động quảng cáo

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

1.4.1. Hoạt động quảng cáo

Hoạt động quảng cáo là việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lƣợng hay ƣu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện đƣợc việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định. Về bản chất, quảng cáo có những điểm cần lƣu ý:

 Sự trình bày phải mang tính đại chúng (Public presentation): Quảng cáo là cách truyền đạt thông tin công khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp.

 Sự lan tỏa (Pervasiveness): quảng cáo là cách làm thông tin tràn ngập. Quảng cáo giúp ngƣời bán lặp lại thông điệp nhiều lần giúp ngƣời mua nhận và so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để lựa chọn. Quy mô quảng cáo lớn thể hiện một cách tích cực về tầm cỡ, danh tiếng và sự thành công của doanh nghiệp.

 Diễn đạt có tính khuếch đại (Amplified expressiveness): Quảng cáo cung cấp cơ hội tạo kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và công ty qua sự dụng khéo léo yếu tố hình ảnh, âm thanh, màu sắc… Tuy nhiên, lạm dụng các yếu tố này có thể làm loãng, rối thông điệp, đôi khi tác dụng ngƣợc

 Tính vô cảm (Impersionality): Quảng cáo không thúc ép mua nhƣ lực lƣợng bán hàng. Khán thính giả không cảm thấy bị bắt buộc chú ý hay đáp ứng. Quảng cáo chỉ là một hình thức độc thoại, không phải là đối thoại với khách hàng.

Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm ảnh hƣởng đến các tập tính của công chúng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trƣớc đó về thị trƣờng mục tiêu.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phƣơng tiện quảng cáo khác nhau. Những phƣơng tiện này có thể phân chia thành các nhóm sau: Nhóm phƣơng tiện in ấn nhƣ báo chí, tạp chí, ấn phẩm thƣơng mại,…; Nhóm phƣơng tiện điện tử nhƣ truyền thanh, truyền hình, phim, internet,…; Nhóm phƣơng tiện ngoài trời, ngoài đƣờng nhƣ pa-nô, áp-phích, bảng hiệu,…; Nhóm phƣơng tiện quảng cáo trực tiếp nhƣ thƣ trực tiếp, điện thoại,…; Nhóm các phƣơng tiện khác nhƣ quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm… Khi lựa chọn các phƣơng tiện quảng cáo, doanh nghiệp cần chú ý các tham số sau: Phạm vi quảng cáo (Reach), Tần suất quảng cáo (Frequency) và Mức độ tác động (Influence).

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)