Các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của Tổng công ty Điện lực

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 68 - 72)

6. Kết cấu bố cục của luận văn

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của Tổng công ty Điện lực

Thành phố Hồ Chí Minh

Để xây dựng chiến lƣợc và các giải pháp phát triển thƣơng hiệu một cách tốt nhất, bên cạnh việc phát huy tối đa mọi tiềm năng đang có, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của mình. Là doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện tại thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ theo nội cung phân tích tại Chƣơng 2, ta có thể đƣa ra các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu của Tổng công ty nhƣ sau:

2.4.1. Môi trường kinh doanh

2.4.1.1. Môi trường chính trị

Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý hiệu quả của Nhà nƣớc, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung có tình hình chính trị rất ổn định:

 Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo ít khi xảy ra, và nếu có thì cũng là do việc nhận thức không đầy đủ của ngƣời dân, giáo dân về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc hoặc bị các phần tử phản động xúi giục, xuyên tạc. Việc xử lý các xung đột này cũng đƣợc Đảng và chính quyền quan tâm thực hiện trên cơ sở thấu tình đạt lý, tôn trọng tôn giáo, tín ngƣỡng và quyền lợi hợp pháp của nhân dân nên tạo đƣợc niềm tin trong nhân dân.

 Hệ thống luật pháp đầy đủ, tƣơng đối rõ ràng với các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh và nội dung tƣơng đối phù hợp với tình hình, mức độ phát triển của doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể nhƣ: Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tƣ công, Luật sở hữu trí tuệ, các luật về thuế… và các Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn dƣới luật.

 Bộ máy quản lý nhà nƣớc của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các Quận – Huyện, các Sở quản lý chuyên ngành nhƣ Sở Công Thƣơng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải… đƣợc tổ chức hoàn thiện, bộ máy đƣợc kiện toàn liên tục, phân cấp rõ ràng, thực hiện tƣơng đối tốt công tác điều hành, quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra giám sát doanh nghiệp. Các chủ trƣơng, chính sách đƣợc nghiên cứu và ban hành kịp thời nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp nhƣ miễn giảm thuế, ƣu đãi lãi suất, hỗ trợ tài chính… của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tính hiệu quả khi góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và nhận đƣợc sự đồng thuận cao từ các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, môi trƣờng chính trị của TP.HCM hiện vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hƣởng và phần nào kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, cụ thể nhƣ:

 Không ít thủ tục hành chính còn rƣờm rà, thời gian giải quyết lâu làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Một số đơn vị trong bộ máy hành chính nhà nƣớc còn hoạt động trì trệ, chƣa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn tồn tại thái độ làm việc cầm chừng, quan liêu, hách dịch, đòi hỏi lợi ích của đội ngũ cán bộ, công chức.

 Một số quy định đã lạc hậu, chƣa bắt kịp với trình độ phát triển của xã hội, của doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ các quy định về tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động, biểu giá bồi thƣờng đất và tài sản trên đất, các quy định về xử phạt hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực điện lực…

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, phân cấp quản lý chƣa rõ ràng, thậm chí có tình trạng quy định mâu thuẫn nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nhiều tình huống phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp nhƣ các tình huống trong đấu thầu, thực hiện nghĩa vụ thuế, các tình huống trong ĐTXD… chƣa đƣợc hƣớng dẫn kịp thời, tạo khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, tài chính, ngoại thƣơng của cả nƣớc nên có rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong khoảng vài năm trở lại đây, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng gặp rất nhiều khó khăn nhƣ lạm phát tăng cao, tăng trƣởng giảm thấp, biến động tỷ giá, tiêu dùng giảm mạnh, kinh tế vĩ mô có nguy cơ mất ổn định. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn đó, với sự quyết tâm cao và sự phân đấu nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân thành phố trong năm 2014, nền kinh tế thành phố tiếp tục phục hồi tăng trƣởng ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể nhƣ:

 Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 06 tháng đầu năm đạt trên 60.100 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,1%); đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI) có 169 dự án đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ là 967 triệu USD (tăng 323% về vốn so với cùng kỳ).

 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố đạt gần 379.000 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,9%). Khu vực dịch vụ tăng 9,6% (cùng kỳ tăng 9,1%), chiếm 59,4% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,4% (cùng kỳ tăng 6,2%), chiếm 39,8% GDP; khu vực nông nghiệp tăng 6% (cùng kỳ tăng 7%), chiếm 0,9% GDP;

 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 06/2014 tăng 1,09% (cùng kỳ tăng 0,78%). Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp trong khi lƣợng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ trên đại bàn vẫn tăng trƣởng ổn định ở mức khá, có xu hƣớng cao dần. Điều này cho thấy thành phố đã thực hiện các giải pháp chuẩn bị nguồn hàng, kiểm soát giá cả thị trƣờng, đẩy lùi tệ đầu cơ hàng, làm giá gây mất ổn định thị trƣờng.

 Sản xuất công nghiệp: chỉ số phát triển công nghiệp tăng 5,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,2%). Riêng ngành điện đảm bảo tiến độ thực hiện ĐTXD cho lƣới điện 220kV/110kV/22kV, ngầm hóa lƣới điện theo hƣớng hiện đại hóa, nâng cấp điện áp từ 15kV lên 22kV kết hợp hoàn chỉnh kết cấu lƣới điện, nâng cao chất

lƣợng dịch vụ khách hàng… đảm bảo cung ứng điện ổn định, giảm tổn thất điện năng, kết hợp mỹ quan đô thị cho thành phố. Sản lƣợng điện nhận tiêu thụ 6 tháng tăng 3,31% so với cùng kỳ, sản lƣợng điện thƣơng phẩmcung cấp đạt 47,29% so với kế hoạch năm, tăng 3,14% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục triên khai đồng bộ các hoạt động, chƣơng trình tiết kiệm điện nhằm tạo chuyển biến taong nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm với sản lƣợng điện tiết kiệm 6 tháng đầu năm đạt 228,36 triệu kWh, chiếm 2,54% điện thƣơng phẩm, đạt 60,1% so với kế hoạch.

(Nguồn: www.hochiminhcity.gov.vn).

Các dấu hiệu khả quan trên cho thấy tình hình kinh tế thành phố sẽ còn nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới, tình hình kinh doanh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có dấu hiệu tăng trƣởng mạnh đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng điện sản xuất và tiêu dùng tăng lên tƣơng ứng. Đó là cơ hội, động lực và cũng là thử thách cho Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh trong việc duy trì cung ứng điện ổn định cho thành phố

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, tình hình kinh tế thành phố vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém nhƣ tổng nhu cầu của nền kinh chế chƣa tăng nhanh, thị trƣờng hàng hóa còn nhiều bất ổn, tốc độ tăng trƣởng tín dụng vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra, tình hình bất động sản có nhiều dấu hiệu khả quan nhƣng nhìn chung vẫn còn trì trệ, ứ đọng vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức cao.

2.4.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cƣ, là trung tâm của quá trình đô thị hóa tại miền Nam. Do đó, dân cƣ thành phố xuất thân từ rất nhiều vùng và lãnh thổ khác nhau, tạo khó khăn không nhỏ cho chính quyền thành phố trong việc quản lý, bảo đảm an ninh trật tự. Tuy nhiên, thành phố cũng là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành công nghiệp, dịch vụ hàng đầu nên cũng là nơi tập trung chất xám, trí thức trong và ngoài nƣớc đến học tập và làm việc nên tồn

tại một thị trƣờng rất năng động, thi hiếu hiện đại, văn minh xã hội chịu nhiều ảnh hƣởng quốc tế.

Tình hình xã hội của thành phố nói chung tƣơng đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh. Các mặt phát triển cụ thể nhƣ:

 Về giáo dục đào tạo, thành phố đã tổ chức tốt việc dạy, học và các kì thi ở các cấp học, tiếp tục triển khai chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020, các đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng giảng dạy; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

 Y tế và chăm sóc sức khỏa cộng đồng: bƣớc đầu thực hiện có kết quả Đề án giảm tải cho các bệnh viện tuyến thành phố, nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến quận – huyện; tiếp tục triển khai công tác khảo sát, tập huấn, hƣớng dẫn các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn.

 Công tác giảm nghèo, tăng hộ khá đã đƣợc thực hiện với nhiều giải pháp hiệu quả, hỗ trợ kịp thời cho đối tƣợng nghèo; tiếp tục triển khai các chƣơng trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

 Kiểm soát, đấu tranh và xử lý kịp thời các vi phạm kinh tế, phạm pháp hình sự, tội phạm ma túy, tệ nạn mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trên địa bàn, ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)