Lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 25 - 26)

1.2 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

1.2.3Lợi thế cạnh tranh

Một doanh nghiệp đƣợc xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh bền

vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp ấy khác biệt và chiếm ƣu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có, hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp.

Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất nhƣ đất đai, vốn, lao động là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình đƣợc coi là những nhân tố để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Theo Michael Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dƣới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho ngƣời mua là tƣơng đƣơng) hoặc việc cung cấp những lợi ích vƣợt trội so với đối thủ nhƣ về chất lƣợng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ… khiến ngƣời mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn hoặc việc tập trung vào một phân khúc thị trƣờng hay nhiều thị trƣờng để phát triển.

Theo tác giả, lợi thế cạnh tranh là nền tảng cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp, những gì làm cho doanh nghiệp khác với đối thủ, nổi bật hơn mà các đối thủ cạnh tranh không làm đƣợc, hay bản thân doanh nghiệp thực hiện cách nổi trội hơn. Lợi thế cạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chƣớc của các đối thủ. Vì vậy, để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 25 - 26)