Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 36)

cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trƣờng muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nƣớc ta đang ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống của con ngƣời đƣợc nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Con ngƣời không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” nhƣ trƣớc kia mà còn cần “ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, điều tra nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.

Chính vì vậy năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lƣợng ngƣời cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lƣợng thấp và ngƣợc lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lƣợng cao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nhƣ sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lƣợng cao, giá cả phù hợp với chất lƣợng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tƣợng khách hàng. Có nhƣ vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ƣu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu đƣợc lợi nhuận cao.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

2.1.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về lý thuyết: Nhằm nhận dạng các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. Để xác định loại thông tin cần thu thập, cách thức thu thập và chọn lựa, thiết kế mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

2.1.2 Quy trình tiến hành nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)

Xác định các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh

Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp Thông tin sơ cấp

Thiết kế phiếu điều tra

Chọn mẫu

Điều tra Phân tích nghiên cứu

Đề xuất và kiến nghị Nghiên cứu lý thuyết

2.2 Thu thập số liệu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đều đƣợc sử dụng trong bài luận văn. Để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phƣơng pháp phát phiếu điều tra (Bảng hỏi ở phụ lục 1) nhằm có đƣợc thông tin tin cậy nhất về thực trạng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 cũng nhƣ có sự so sánh năng lực cạnh tranh của May 10 với các doanh nghiệp trong cùng ngành thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Số liệu thứ cấp, tác giả thu thập tài liệu từ phòng kế toán, phòng hành chính, phòng kinh doanh…tại công ty và các tài liệu tham khảo khác.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phần mềm SPSS 17.0 đƣợc sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu.

- Bảng câu hỏi thứ nhất: Mô hình có 26 biến quan sát, theo hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần phân tích dữ liệu với kích thƣớc mẫu là ít nhất 5 mẫu/1 biến quan sát, để đạt kích thƣớc mẫu cần thiết cho nghiên cứu là n= 26 x 5 = 130. Nên 130 bảng hỏi đã đƣợc phát đi.

- Bảng câu hỏi thứ hai: Mô hình có 13 biến quan sát nên tác giả đã phát đi 100 bảng câu hỏi.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

2.3.1 Đối tương nghiên cứu

Các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh của Tổng công ty May 10 và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 trong đó có sự so sánh với may Việt Tiến và may Nhà Bè.

2.3.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá ma trận các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 gồm 13 yếu tố: Tự do hóa thƣơng mại, cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, thị trƣờng tài chính, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập ngƣời dân, quy mô dân số, xu hƣớng tiêu dùng của xã hội, công nghệ sản xuất, xây dựng thông số may mặc chuẩn của Việt nam, công nghệ thông tin, phát triển hệ thống cung cấp

nguyên vật liệu, xự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới, khả năng xuất hiện sản phẩm thay thế.

- Đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh của May 10 thông qua 13 chỉ tiêu và có sự so sánh với Tổng công ty cổ phẩn May Việt Tiến và Tổng công ty may Nhà Bè

2.3.3 Thiết kế bảng hỏi

 Quy trình thiết kế phiếu điều tra đƣợc tiến hành qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các nhân tố thành phần trong thang đo tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10.

- Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi tác giả đã trực tiếp điều tra khảo sát thử một số cán bộ công nhân viên tại Tổng công ty May 10

- Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trƣớc khi tiến hành điều tra.

 Nội dung phiếu điều tra: Gồm 2 phần:

- Phần 1: Những thông tin chung về phân loại thông tin đối tƣợng phỏng vấn

- Phần 2: Các câu hỏi để làm rõ sự ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của May 10 cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của May 10 với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Nội dung chi tiết của Bảng hỏi đƣợc trình bày ở phụ lục.

2.4 Chọn mẫu

Phiều điều tra 1: gồm 130 bảng hỏi đƣợc gửi đến các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty may 10 và thu về 130 bảng không có bảng nào bị loại.

Phiếu điều tra 2: gồm 100 bảng hỏi đƣợc gửi đến các khách hàng ngẫu nhiên và thu về 65 bảng hỏi.

2.5 Phân tích dữ liệu

- Đặt tên biến cho các nhóm nhân tố.

- Các dữ liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc làm sạch và xử lý với trình tự sau: + Bƣớc 1: Mô tả đặc điểm của mẫu điều tra

+ Bƣớc 2: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty (phân tích nhân tố EFA, ƣớc lƣợng mô hình hồi quy, phân tích phƣơng sai 1 yếu tố)

Phƣơng pháp phân tích nhân tố là tên gọi chung của một nhóm các thủ tục đƣợc sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá. Phƣơng pháp phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis) thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tƣơng quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này là dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Có thể trong các tiêu chí về thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, và để kiểm tra cụ thể đó là thang đo nào, cần thiết phải tiến hành phân tích nhân tố để loại bỏ nó ra khỏi mô hình.

+ Bƣớc 3: xử lý dữ liệu trên phần mềm thống kê SPSS. + Bƣớc 4: Tổng hợp và đƣa ra nhận xét, đánh giá.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY MAY 10 TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA

3.1 Khái quát chung về Tổng công ty May 10

3.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty May 10

Tên công ty : Tổng công ty May 10 – CTCP.

Tên tiếng anh : Garment 10 Corporation - Joint Stock Company. Tên viết tắt : GARCO 10..JSC.

Năm thành lập : 1946.

Trụ sở chính : 765 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. Sản phẩm chính : Áo sơ mi; veston; quần, áo khoác nam, nữ trẻ em. Điện thoại : 08-4-38276923. Fax : 08-4-38276925. E-mail : ctymay10@garco10.com.vn

Websites : http://garco10.vn

Hoạt động chính của Tổng công ty bao gồm:

 Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu may mặc. Với sản phầm chủ lực của Tổng công ty là áo sơ mi nam đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng.

 Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác.

 Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.

 Đào tạo nghề may tại trƣờng của Tổng công ty - trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên. Hằng năm trƣờng đã cung cấp cho Tổng công ty số lƣợng lớn công nhân chất lƣợng cao và một số nhân viên các phòng ban đáp ứng yêu cầu sản xuất của Tổng công ty.

 Xuất nhập khẩu trực tiếp: gồm có hai hình thức xuất khẩu: may gia công xuất khẩu và xuất khẩu dƣới dạng FOB. Hàng xuất khẩu chiếm đến 90% tổng sản phẩm của Tổng công ty, hàng trong nƣớc chỉ chiếm 10%. Nhƣng Tổng công ty luôn coi trọng và đầu tƣ hợp lý cho cả hai thị trƣờng.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10

Tổng công ty May 10 là một công ty truyền thống, trải qua 65 năm hình thành và phát triển. Mặc dù đã đƣợc cổ phần hóa, chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), cán bộ và công nhân viên May 10 luôn giữ vừng bản chất cần kiệm của bộ đội cụ Hồ.

Tiền thân của Tổng công ty May 10 là các xƣởng may quân trang đặt tại chiến khu Việt Bắc thành lập năm 1946. Các xƣởng may có nhiệm vụ sản xuất quân trang, quân phục cho bộ đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

Từ năm 1947-1949 việc may quân trang đƣợc tiến hành ở nhiều nơi nhƣ: miền Tây Thanh Hóa, miền Tây Ninh Bình, Hà Đông... và đƣợc đặt theo các bí số X1, X30, AM1, BK1, CK1... các đơn vị tiền thân của xƣởng May 10 sau này.

Năm 1952, xƣởng May 10 đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các xƣởng may nhỏ, mang bí số X1, đóng tại Tây Cốc (Phú Thọ), mà hiện là Tổng Công ty May 10.

Năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải, xƣởng May 10 đƣợc lệnh trở về Hà Nội đề tập trung sản xuất và lấy hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là phƣờng Sài Đồng, quận Long Biên, TP.Hà Nội để làm địa điểm sản xuất chính.

Năm 1961 xƣởng May 10 đƣợc chuyển đổi cơ quan chủ quản từ “Tổng cục hậu cần” sang “Bộ công nghiệp nhẹ” quản lý và đƣợc đổi tên thành “Xí nghiệp May 10”. Từ năm 1975 – 1985 đánh dấu bƣớc ngoặt mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp May 10. Đó là chuyển từ may quân trang quân phục sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Thị trƣờng chính là các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô.

Tháng 11/1992 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên: “Xí nghiệp May 10” thành “Công ty May 10”. Từ đây công ty không ngừng đầu tƣ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

Tháng 11/2005 thực hiện chủ trƣởng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, “Công ty May 10” đƣợc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần thuộc “Tổng công ty Dệt May Việt Nam” với tên gọi “Công ty cổ phần May 10”.

Ngày 26 tháng 03 năm 2010, “Công ty cổ phần May 10” đƣợc đổi tên thành “Tổng công ty May 10 – Công ty Cổ Phần” thuộc “Tập đoàn Dệt May Việt Nam – VINATEX”.

Với những cố gắng và lỗ lực của mình Tổng công ty đã và đang khẳng định thế mạnh, thƣơng hiệu, uy tín của mình cả ở trong và ngoài nƣớc. Bằng chứng là sự mở rộng quy mô sản xuất với 11 xí nghiệp thành viên chủ yếu tại các tỉnh miền bắc và 3 xí nghiệp liên doanh. Tổng công ty đang dần khẳng vị thế là công ty hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam đƣa dệt may Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc trong tƣơng lai.

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 tại thị trường nội địa nội địa

3.1.3.1 Đặc điểm thị trường nội địa

Bên cạnh phát triển thị trƣờng xuất khẩu, năm vừa qua cũng nhƣ trong thời gian tới ngành may mặc vẫn luôn định hƣớng đi sâu vào thị trƣờng nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong những năm gần đây đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ mạnh cho thị trƣờng nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nƣớc xuất khẩu để dành lấy phần thị trƣờng đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa là chiến lƣợc hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp may mặc.

Thị trƣờng nội địa, đƣợc coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp may mặc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhƣ doanh thu từ thị trƣờng nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trƣởng khá. Theo số liệu nghiên cứu và dự báo của công ty nghiên cứu & tƣ vấn thƣơng hiệu the Pathfinder thì tốc độ tăng trƣởng tiêu dùng hàng may mặc của thị trƣờng trong nƣớc khoảng 15%/năm. Quy mô thị trƣờng năm 2014 đạt khoảng 79.000 tỷ đồng /năm và dự kiến sẽ tăng lên 88.000 tỷ đồng vào năm 2015, với mức tiêu thu ̣ trên đầu ngƣời đạt 420.000 đồng/năm/ngƣời và 950.000đồng/năm/ngƣời. Với quy mô thị trƣờng trên đây Việt Nam hiện đƣợc xem nhƣ một thị trƣờng đầy tiềm năng trong lĩnh vực hàng may mặc, mang đến cơ hội hấp dẫn cho cả các

(Đơn vị: Ngàn tỉ đồng) 10 12 14 17 21 25 31 37 44 52 61 70 79 88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Biểu đồ 3.1: Tiêu dùng may mặc tại thị trƣờng nội địa

Khách hàng tiêu dùng thời trang nội địa có thể tạm chia làm 3 nhóm: nhóm có thu nhập thấp thƣờng sử dụng hàng may sẵn, rẻ tiền nhƣng nhanh hỏng; nhóm có thu nhập cao sử dụng sản phẩm của các hãng thời trang cao cấp; nhóm trung lƣu chiếm số lƣợng khá đông đảo, không chấp nhận các hàng đại trà hàng kém chất lƣợng nhƣng lại không quan tâm tới các loại hàng hiệu. Đối tƣợng này khá khó tính, nhƣng lại có nhu cầu lớn về thời trang. Thời trang của họ phải đẹp, độc đáo, sang trọng, lại hợp túi tiền. Phục vụ nhóm khách hàng trung lƣu chủ yếu vẫn là các nhà may, cửa hàng thời trang đơn lẻ. Một số doanh nghiệp có tên tuổi đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu nhóm này, nhƣng lại chuyên về thời trang của nam giới nhƣ Việt Tiến, Thành Công, Nhà Bè, May 10... mà chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu rất lớn của phái nữ.

Tuy nhiên ngành May mặc khi kinh doanh tại thị trƣờng nội địa cũng gặp phải một số khó khăn nhƣ:

- Hàng Trung Quốc ồ ạt tràn sang làm sản phẩm may mặc trong nƣớc khó cạnh tranh và khiến các doanh nghiệp may mặc hết sức khó khăn do hàng may mặc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)