Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Tổng công tymay10 tại thị trường nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 73 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Tổng công tymay10 tại thị trường nộ

3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công tyMay10 tại thị trƣờng nội địa

3.3.2Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Tổng công tymay10 tại thị trường nộ

3.3.2.1 Năng lực tài chính

May 10 đƣợc đánh giá là một công ty có tiềm lực tài chính mạnh. Là một doanh nghiệp lâu năm với kết quả hoạt động kinh doanh khá khả quan nên không những vốn tự có của May 10 lớn mà công ty còn tạo đƣợc niềm tin cho các tổ chức tài chính trong cũng nhƣ nƣớc ngoài. Đây là một lợi thế rất lớn của May 10 mà không phải doanh nghiệp nào cũng có, cũng nhờ đó mà công ty có thể dễ dàng đầu tƣ đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

* Tình hình tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty trong ba năm gần đây

Qua bảng tổng kết 3.11 ta thấy, tổng tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty tăng lên khá nhiều qua các năm. Năm 2013 tăng 76.060.597.509 đồng hay 24.66% so với năm 2012; năm 2014 tăng 160.903.713.286 đồng hay 41.86% so với năm 2013. Đây là biểu hiện tốt, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tƣ vào máy móc thiết bị và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Song để đánh giá chính xác tình hình tài sản nguồn vốn của Tổng công ty cần xem xét các chỉ số nhƣ vốn điều lệ, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, tổng tài sản trong bảng 3.12.

Bảng 3.11 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty May 10 qua 3 năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 2014/2013 GT(VNĐ) (%) GT(VNĐ) (%) GT(VNĐ) (%) +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn. 200.904.611.208 65 270.574.030.963 70 404.007.292.346 74 69.669.419.755 34,68 133.433.261.383 49.32 I.Tiền, khoản TĐT 21.968.616.287 7 15.151.140.502 4 46.797.936.077 9 -6.817.475.785 31,03 31.646.795.575 208.87 II.Các khoản ĐTNH 42.943.500.000 14 47.131.000.000 12 5.189.700.000 1 4.187.500.000 9,75 - 41.941.300000 -88.99 III.Các khoản PTKH 79.746.741.869 26 135.405.982.539 35 202.093.390.216 37 55.659.240.670 69,8 66.687.407.677 49.25 VI.Hàng tồn kho 51.681.475.924 17 64.038.696.667 17 130.717.886.067 24 12.357.220.743 23,91 66.679.189.400 104.12 V.Tài sản NH khác 4.564.277.128 1 8.847.216.254 2 19.208.397.986 4 4.282.939.126 93,84 10.351.181.732 117.00 B.Tài sản dài hạn. 107.490.594.059 35 113.881.766.813 30 141.352.223.714 26 6.391.172.754 5,95 27.470.456.901 24.12 I.Tài sản cố định. 92.676.495.872 30 91.588.599.593 24 112.121.524.934 21 -1.087.936.279 1,17 20.532.925.341 22.42 II.Các khoản ĐTTCDH. 9.832.321.861 3 16.697.059.134 4 21.232.321.861 4 6.864.737.273 69,82 15.535.262.727 93.04 III.Tài sản DH khác 4.981.776.371 2 5.596.148.086 1 7.998.376.919 1 614.371.715 12,33 3.016.600.548 53.9 TỔNG TÀI SẢN 308.395.205.266 100 384.455.802.775 100 545.359.516.061 100 76.060.597.509 24,66 160.903.713.286 41.86 A.Nợ phải trả 211.965.328.991 69 273.252.807.040 71 407.156.880.710 75 61.287.478.049 28,91 133.904.073.670 49.00 I. Nợ ngắn hạn 185.831.515.339 60 256.290.746.677 67 373.213.348.554 68 70.459.231.338 37.92 116.912.501.877 45.62 II.Nợ dài hạn 26.133.813.653 8 16.962.060.369 4 33.943.532.156 6 -9.171.753.284 35,1 16.981.471.787 100.11 B.Vốn chủ sở hữu. 96.429.876.275 31 111.202.995.736 29 138.202.635.365 25 14.773.119.461 15,32 26.999.640.029 24.28 I.Vốn chủ sở hữu 79.541.430.955 26 94.937.645.758 25 123.036.520.099 23 15.396.214.803 19,36 28.098.874.341 29.6 II.NKP và quỹ khác 16.888.445.320 5 16.265.349.978 4 15.166.115.266 3 -623.095.342 3,96 -1.099.234.710 -6.76 TỔNG NGUỒN VỐN 308.395.205.266 100 384.455.802.775 100 545.359.516.061 100 76.060.597.509 24,66 160.903.713.286 41.86

Bảng 3.12: Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của May 10, Việt Tiến, Nhà bè từ năm 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu tài chính

Đơn vị tính

Tổng công ty May 10 Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Tổng công ty may Nhà

2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014

I Vốn điều lệ Tỷ 54 230 140

II Cơ cấu tài sản

1 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 35 30 26 29 27 26 28 26 26

2 Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 65 70 74 71 73 74 72 74 74

III Cơ cấu nguồn vốn

1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 69 71 75 69 73 74 84 86 87

2 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 31 29 25 31 27 26 16 14 13

IV Khả năng thanh toán

1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.08 1,05 1,08 1,08 1,03 1,02 0,88 0,86 0,87 2 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.8 0,8 0,73 0,78 0,64 0,6 0,61 0,52 0,5

V Tỉ suất lợi nhuận

1 Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) % 4.39 4.32 4.05 8 6,9 8,1 3,7 3,31 3,33 2 Hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS) % 2,60 2,70 2,41 4 3,76 3,72 2,53 2,47 2,16 3 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu

(ROE) % 14.04 14.93 15.98 31 30 32 22,72 24,42 25,42

VI Tổng tài sản Tỷ 308 384 545 1.020 1.254 1.544 1.004 1374 1.711

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Việt Tiến là cao nhất với 230 tỷ, Nhà Bè thứ 2 với 140 tỷ, May 10 khiêm tốn hơn với 54 tỷ. Nhƣ vậy với vốn điều lệ gấp hơn bốn lần May 10, Việt Tiến có lợi thế nhất do có vốn đầu tƣ cho hoạt động của công ty lớn, sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất với khách hàng đối tác cũng cao hơn. Đây là một lợi thế rất lớn với Việt Tiến và cũng là một khó khăn, thử thách cho May 10 trên con đƣờng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Cơ cấu tài sản:

Cả ba công ty đều có tài sản cố định chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản. Cơ cấu tài sản của các công ty nhìn chung đều hợp lý vì đối với công ty may mặc, tỷ trọng tài sản cố định đều cao hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản do các công ty cần đầu tƣ may móc thiết bị, nhà xƣởng cho hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu nguồn vốn của May 10 và Việt Tiến khá ngang nhau (nợ phải trả chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn), chỉ có may Nhà Bè có cơ cấu khác một chút đó là nợ phải trả chỉ chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn.

Khả năng thanh toán

Công ty May 10 có hệ số thanh toán hiện hành trong ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ tốt. Trong năm 2014, có thể thấy cứ mỗi đồng ngắn hạn mà tổng công ty đang giữ thì công ty có 1,08 đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán. May Việt Tiến có hệ số thanh toán nợ hiện hành tuy lớn hơn 1 song thấp hơn May 10, chỉ có năm 2012 May Việt Tiến có hệ số thanh toán nợi hiện hành bằng với hệ số nợ thanh toán hiện hành của May 10 năm 2012, còn lại hai năm tiếp theo (2013 và 2014) hệ số này giảm dần (chỉ còn 1,03 và 1,02) chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của Việt Tiến giảm sút, không tốt nhƣ trƣớc. Không đƣợc nhƣ May 10 và Việt Tiến, may Nhà Bè có hệ số nhỏ hơn 1 thể hiện công ty không đủ tài sản sử dụng ngay để thanh toán nợ và rủi ro thanh toán nợ của công ty gặp phải cũng rất cao.

Theo trên bảng 3.12, cả ba công ty đều có hệ số thanh toán nhanh trong ba năm 2012 - 2014 lớn hơn 0,5 lần. Điều này chứng tỏ trong ba năm qua các công ty đều có khả năng đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vì các công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lƣu động khác về tiền mặt.

Xét ở công ty May 10, hai năm 2012 và 2013, hệ số thanh toán nhanh đều cao và đều đạt 0,8 lần, tuy nhiên sang năm 2014 hệ số này đã giảm 0,07 lần (chỉ còn 0,73 lần) chứng tỏ khả năng thanh toán nợ nhanh của công ty đã giảm xuống. Nguyên nhân có thể do hàng tồn kho của công ty lớn (vì trong khi hệ số thanh toán hiện hành tăng thì hệ số này lại giảm), do vậy công ty cần xem xét lại và có sự điều chỉnh hợp lý vấn đề hàng tồn kho. Nếu so sánh với hai công ty còn lại thì May 10 có hệ số cao hơn hẳn. Việt Tiến năm 2012 hệ số cao nhất chỉ đạt 0,78 lần. Trong hai năm tiếp theo, cũng giống nhƣ May 10, hệ số của Việt Tiến đã giảm dần chỉ còn 0,64 và 0,6 lần. Ngoài ra, May Nhà Bè có hệ số thanh toán nhanh thấp nhất, nhất là trong năm 2014, hệ số này chỉ đạt mức yêu cầu là 0,5, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Nhà Bè không tốt, có khả năng để thanh toán công ty sẽ cần đến các nguồn thu hay doanh số bán.

Nhƣ vậy, trong ba công ty, May 10 có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt nhất, điều này thể hiện năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty rất tốt.

Tỉ suất lợi nhuận

- Hệ số sinh lợi của tài sản

Hệ số ROA của May 10 từ năm 2012 đến 2014 đều lớn hơn 0 chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên hệ số này giảm dần từ năm 2012 là 4,39% đến năm 2013 là 4,05% thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty giảm dần, công ty cần phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. May Việt Tiến có hệ số ROA rất cao (cao nhất là năm 2014 với 8,1%) chứng tỏ công ty làm ăn rất hiệu quả. Nhà Bè tuy có hệ số không đƣợc cao nhƣ May 10 và Việt Tiến nhƣng hệ số này cũng khá cao và chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Nhƣ vậy, đối với ROA, Việt Tiến kinh doanh hiệu quả nhất, sau đó đến May 10 và thấp nhất là Nhà Bè.

- Hệ số sinh lợi doanh thu

Cả ba công ty đều có ROS dƣơng chứng tỏ cả ba công ty đều kinh doanh có lãi. Trong ba công ty, Việt Tiến có hệ số cao hơn hẳn so với May 10 và Nhà Bè, chứng tỏ từ năm 2012 - 2014 công ty này kinh doanh có lãi nhất.

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu

Hệ số ROE của May 10 tăng dần từ năm 2012 là 14,04% và đến năm 2014 là 15,98% thể hiện tổng công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả. Trong ba công ty, Việt Tiến có hệ số ROE cao nhất, cả ba năm đều trên 30%, trong khi đó Nhà Bè có hệ số tăng dần từ 22,72% đến 25,42%. Và đứng cuối cùng là May 10 chứng tỏ May 10 về khả năng sử dụng vốn chƣa hiệu quả bằng hai công ty trên. Theo niên gián thống kê năm 2014, ROE bình quân của toàn ngành là 3,8%, nhƣng nếu xét khối doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thì ROE bình quân là 13%, nhƣ vậy cả ba doanh nghiệp đều có hệ số cao hơn so với trung bình ngành, điều này thể hiện cả ba công ty đều là các công ty hoạt động tốt trong ngành may mặc.

* Tổng tài sản

Nhìn chung, từ năm 2012 - 2014, tổng tài sản của cả ba công ty đều tăng dần. tuy nhiên tài sản của Nhà Bè là nhiều nhất với 1711 tỷ, Việt Tiến với 1544 tỷ, và May 10 là nhỏ nhất chỉ bằng khoảng 1/3 so với hai công ty. Điều này thể hiện rằng quy mô về tài chính của May 10 là nhỏ hơn rất nhiều so với hai đối thủ cạnh tranh.

3.3.2.2 Quản trị nhân lực

Về lao động, May 10 cũng có lợi thế chung của lao động châu Á là những lao động khéo léo, rất phù hợp với ngành may. Thêm nữa, May 10 đã xây dựng đƣợc cho mình một trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên chuyên đào tạo công nhân may. Công nhân sau khi đƣợc đào tạo có tay nghề cao khi vào làm họ bắt tay vào công việc rất nhanh. Đây chính là yếu tố có tác dụng tƣơng đối lớn tới việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm may mặc cũng nhƣ cho công ty

Bảng 3.13: Tình hình lao động của Tổng công ty qua 3 năm 2012-2014 Đơn vị tính: người Tiêu thức Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Tổng số lao động 8000 8300 8434 300 4 134 2

1.Phân theo giới tính

Nam 1730 1790 8434 60 3 28 2

Nữ 6270 6510 6616 240 4 106 2

Tỷ lệ: Nữ/ tổng số lao

động 78.38% 78.43% 78.44% - - - -

2.Phân theo đối tƣợng

LĐ trực tiếp 7359 7646 7772 287 4 126 2 LĐ gián tiếp 641 654 662 13 2 8 1 Tỷ lệ: trực tiếp/tổng số 91.99% 92.12% 92.15% - - - - 3.Phân theo trình độ Trên đại học 16 20 25 4 25 5 25 Đại học 550 567 571 17 3 4 1 Cao đẳng 424 436 440 12 3 4 1 Trung cấp 569 581 597 12 2 16 3 Trung học phổ thông 4198 4393 4490 195 5 97 2 Trung học cơ sở 2093 2175 2179 82 4 4 0 Lao động khác 150 128 132 -22 -15 4 3

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính – Tổng công ty May 10)

Qua bảng 3.13 có thể thấy lực lƣợng lao động của May 10 có xu hƣớng tăng từ năm 2012 đến 2014. Đặc biệt năm 2013 tăng tới 300 lao động so với năm 2012, tức tăng 4%, điều đó cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2014, May 10 không ngừng mở rộng sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Với sự phân chia theo đối tƣợng, tỷ lệ lao động tăng chủ yếu là lao động trực tiếp, trong khi lao động gián tiếp lại tăng không nhiều.

- Tình hình lao động trực tiếp

Do đặc thù của ngành mà cơ cấu lao động của Tổng công ty cũng mang đặc thù riêng nhất định. Lực lƣợng lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn gần 80% tổng

số lao động của Tổng công ty mặc dù số lƣợng lao động của Tổng công ty biến đổi qua các năm. Nguyên nhân của việc luôn duy trì số lƣợng lao động nữ lớn do lao động nữ có tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó, kiên trì nên rất phù hợp với công việc may, hơn nữa còn phù hợp với thể trạng sức khỏe của nữ . Lao động nam vì thế mà cũng duy trì ở mức xấp xỉ 20%. Lao động nam thƣờng đảm nhận những công việc tƣơng đối nặng nhọc, vận hành các máy móc thiết bị đòi hỏi sức khỏe tốt và phụ trách phần kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm. Việc tổng công ty sử dụng nhiều lao động nữ cũng gặp phải khó khăn: tăng chi phí chi trả cho chế độ thai sản, thời gian ngừng làm việc khi lao động nữ nghỉ theo chế độ thai sản, thời gian làm việc bị hạn chế, dễ mất lao động nữ do lập gia đình… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lực lƣợng lao động của Tổng công ty phần lớn là lao động phổ thông, gồm trung học phổ thông và trung học cơ sở. Điều này cho thấy chất lƣợng lao động của Công ty còn thấp, 1 phần là do tính chất công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn quá cao, 1 phần cũng thấy khó khăn của Tổng công ty trong việc thu hút lao động tay nghề cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, sản phẩm không ngừng đƣợc cải thiện về mẫu mã, chất lƣợng, chiến lƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc Tổng công ty cần quan tâm đầu tƣ thích đáng cho đội ngũ công nhân kỹ thuật. Có chính sách đào tạo phù hợp sẽ giúp cho ngƣời lao động của Tổng công ty nâng cao đƣợc tay nghề đồng thời có thể tăng đƣợc năng suất lao động.

- Tình hình đội ngũ thiết kế

Sản phẩm may mặc là một trong những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Ngƣời tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục, tôn giáo, khu vực địa lý, giới tính, tuổi tác… nên sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó đòi hỏi sản phẩm dệt may phải đẹp, phong phú, đa dạng. Nắm bắt đƣợc yêu cầu đó, May 10 trong những năm qua đã chú trọng đầu tƣ phát triển đội ngũ thiết kế.

Hiện nay, đội ngũ thiết kế của May 10 đƣợc đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành thời trang và có kinh nghiệm. Tổng công ty cũng đã đầu tƣ lập ra phòng thiết kế thời trang với trang thiết bị và công nghệ hiện đại tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên

phòng thiết kế chƣa mang lại hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân chính là các nhân viên thiết kế chƣa có nhiều sự sáng tạo, chƣa nắm bắt đƣợc xu hƣớng thị trƣờng, điều này đƣợc thể hiện qua việc May 10 mới chỉ đƣợc biết đến qua các dòng sản phẩm áo sơ mi nam, veston và quần âu, còn dòng sản phẩm áo sơ mi nữ hay váy chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu do mẫu mã kém đa dạng, kiểu cách.

Năng suất lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 73 - 92)