Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 47 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

3.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng

3.2.1Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Chính trị, pháp luật

Chính trị và pháp luật là hai nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể tạo ra cơ hội nhƣng đồng thời cũng có thể tạo ra các nguy cơ và thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.

- Tác động tích cực

Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ doanh nghiệp may mặc nói riêng xây dựng chiến lƣợc dài hạn.

Hệ thống pháp luật dần đƣợc hoàn thiện, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp dệt may

Tháng 02/2014,Thủ tƣớng chính phủ ký quyết định số 288/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam cho tập đoàn dệt may Việt Nam

Tháng 03/2013, ban hành thông tƣ số 30/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 19/05/2013 hƣớng dẫn hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trƣờng đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của chính phủ.

Ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nƣớc nhà, giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động, do đó ngành dệt may Việt Nam đƣợc hƣởng khá nhiều ƣu đãi từ các chính sách của Nhà nƣớc (trong đó May 10 cũng đƣợc hƣởng lợi). Ngày 11/04/2014 Bộ Công thƣơng đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ-BTC phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và lấy xuất khẩu làm phƣơng thức cơ sở cho sự phát triển của ngành.

- Tác động tiêu cực

Song song với một số tác động tích cực, các chính sách chính trị, luật pháp cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, bên cạnh việc đƣợc đối xử bình đẳng hơn thì mặt trái của nó là làm cho ngành dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài, trong khi tiềm lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn non nớt.

Việt Nam tham gia vào sân chơi quốc tế, kéo theo việc phải ký kết các hiệp định cắt giảm thuế quan theo lộ trình AFTA đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó do Việt Nam phải cắt giảm ba hình thức ƣu đãi (ƣu đãi về tín dụng, ƣu đãi về đầu tƣ và bảo lãnh tín dụng đầu tƣ). Vì vậy, ngành dệt may nhận đƣợc ít hỗ trợ hơn từ Chính phủ sau khi gia nhập WTO. Thêm vào đó là hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣờng TPP Việt Nam phải đáp ứng đƣợc các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trƣờng…Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sau khi gia nhập là làm thế nào để giữ đƣợc thị phần nội địa trong môi trƣờng cạnh tranh đầy khốc liệt.

Mặc dù có tác động tiêu cực và tích cực nhƣng những đặc điểm về chính trị và pháp luật nhƣ trên đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Tổng công ty May 10, đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng

Kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hƣớng phát triển của nó là nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của một doanh nghiệp.

- Tác động tiêu cực

Trong mấy năm vừa qua, môi trƣờng kinh tế đã có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Sự biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ sự tăng giảm giá cả của một số mặt hàng trong nƣớc đặc biệt là xăng dầu, điện đã làm cho giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, do đó làm giá thành phẩm của một số sản phẩm may mặc cũng bị tăng lên, gây khó khăn trong việc tiêu thụ của công ty

Ngoài ra, nền kinh tế nƣớc ta đang gặp khó khăn, chính phủ đang thực hiện kiểm chế lạm phát, thắt chặt chi tiêu, điều này khiến ngƣời tiêu dùng trong nƣớc có xu hƣớng tiêu dùng tiết kiệm, làm giảm một phần sản phẩm tiêu thụ.

- Tác động tích cực

Chính phủ đã đƣa ra hàng loạt các quyết sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ƣu tiên tín dụng đối với lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (trong đó có ngành may vì hầu hết các doanh nghiệp may mặc đều là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).

Nhƣ vậy với các đặc điểm về kinh tế nhƣ trên đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty trên thị trƣờng, từ đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, tổng công ty cần cố gắng theo dõi tình hình biến động của nền kinh tế trên thị trƣờng để từ đó có các đối sách kinh tế hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng.

Khoa học công nghệ

Trong thời buổi hiện nay, yếu tố công nghệ ngày càng biểu hiện những ảnh hƣởng to lớn của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất để đạt đƣợc yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng cũng nhƣ thời gian và bảo đảm mức an toàn lao động thì yếu tố công nghệ lại đóng vai trò chủ lực. Sau khi gia nhập WTO yếu tố khoa học công nghệ lại càng có tác động mạnh mẽ đến ngành may nói chung và công ty nói riêng.

Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con ngƣời. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ngành phải có sự đầu tƣ đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh nghiệp cũng phải thƣờng xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

- Tác động tiêu cực

Mặc dù trình độ công nghệ của ta đƣợc đành giá là có trình độ tiên tiến nhƣng những thiết bị này phần lớn đƣợc nhập về từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng kỹ thuật. Điều này cho thấy công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nƣớc ta vẫn chƣa phát triển. Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của

các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay còn thấp hơn 30 – 50% so với các nƣớc trong khu vực, đây là một thiệt thòi lớn cho ngành may mặc của Việt Nam.

Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp sẽ thƣờng xuyên phải đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đồng thời để cạnh tranh với sản phẩm của các công ty đến từ các nƣớc có trình độ công nghệ hiện đại nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,...

- Tác động tích cực

Tuy gặp khó khăn về đổi mới công nghệ, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tƣ cho khoa học kỹ thuật, đặc biệt sử dụng phƣơng pháp Lean. Đây là phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lƣợng, giảm chi phí sản xuất giúp tăng lợi nhuận , từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng điển hình nhƣ Việt Tiến, Nhà Bè, An Phƣớc,.. và cả May 10. Ngoài ra, trong những năm vừa qua, May 10 đã đầu tƣ thêm khá nhiều máy móc trang thiết bị mới từ Trung Quốc, Đài Loan, và Italia. Nhờ có sự thay đổi đó mà năng suất lao động và sản lƣợng của công ty tăng lên thấy rõ, kiểu dáng cũng nhƣ chất lƣợng ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao hơn của ngƣời tiêu dùng.

Văn hóa, xã hội

- Tác động tiêu cực

Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con ngƣời càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hƣớng và thị hiếu thẩm mỹ của ngƣời tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đổi liên tục. Nếu các doanh nghiệp may không chú trọng đầu tƣ đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệu này.

Tâm lý thích dùng hàng ngoại vẫn còn tồn tại ở một bộ phận ngƣời dân, nhất là những ngƣời có thu nhập cao. Đối với mặt hàng may mặc, họ thƣờng thích hàng ngoại vì chất lƣợng tốt, kiểu dáng mẫu mã phong phú, lại có tiếng là sử dụng hàng có thƣơng hiệu nổi tiếng. Ngƣợc lại, đối với ngƣời dân ở các khu dân cƣ vùng sâu,

vùng xa lại rất khó tiếp cận hàng hóa sản xuất trong nƣớc với giá cả hợp lý, đồng thời thiếu những thông tin về nguồn gốc, chất lƣợng hàng hóa mà họ mua sắm, trong khi đó hàng may mặc Trung Quốc với giá bán rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thƣờng xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của ngƣời Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trƣờng may mặc nội địa.

- Tác động tích cực

Ngƣời Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chất lƣợng tốt của các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam tìm dùng. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc khi muốn chiếm lại thị trƣờng nội địa đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.

Hiện nay, toàn xã hội đang hƣởng ứng cuộc vận động “Ngƣời việt ƣu tiên dùng hàng Việt” và đƣợc ngƣời tiêu dùng rất ủng hộ. Đây là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp may mặc có thể lấy đƣợc lòng tin của ngƣời tiêu dùng Việt Nam và cũng là cơ hội để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa.

Với đặc điểm văn hóa của ngƣời Việt Nam nhƣ vậy, May 10 cần phải tận dụng cơ hội đang có và hạn chế những tác động tiêu cực nhằm tăng thị phần trên thị trƣờng nội địa.

Yếu tố thuộc sơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nƣớc,… cũng nhƣ sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, đều là những nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của một công ty, từ đó ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của công ty đó

- Tác động tích cực

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các mối quan hệ kinh tế – xã hội liên vùng với miền núi và miền biển. Tổng công ty May 10 có thuận lợi là đặt ở khu vực quận Long Biên, thành phố Hà Nội, và đặt ngay trên quốc lộ 5 có hệ thống giao thông thuận tiện cho hoạt động giao dịch. Mặt khác, công ty cũng có thể tìm đƣợc nguồn nhân lực dồi dào đủ trình độ, năng

Ngoài các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên nhƣ: điều kiện thời tiết, khí hậu thủ văn, thổ nhƣỡng, đất đai,… cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể thấy khí hậu nƣớc ta có sự khác nhau về địa hình, miền Nam thì nóng, miền Bắc lại có bốn mùa xuân hạ thu đông, đây là điều kiện rất thuận lợi để May 10 nói riêng và ngành may nói chung có thể đa dạng hóa các sản phẩm của mình để phù hợp với thời tiết nóng hoặc lạnh.

- Tác động tiêu cực

Tuy có điều kiện thuận lợi là nằm ở khu vực quận Long Biên song bên cạnh đó công ty cũng gặp phải khó khăn đó là sự cạnh tranh (về lao động, khách hàng,..) của rất nhiều công ty trên hoạt động trong ngành may mặc đóng trên cùng địa bàn (nhƣ Công ty may Văn Giang) và khu vực tỉnh lân cận Hƣng Yên, Bắc Ninh (nhƣ Công ty may Hồ Gƣơm, Công ty cổ phần may Bắc Ninh, Công ty may Thán Tú,…). Các yếu tố kể trên nằm bên ngoài sự kiểm soát cho nên tổng công ty phải có biện pháp tận dụng các thuận lợi và khắc phục, thích nghi với khó khăn đó nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh và uy tín cho công ty trong quá trình cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty May 10 tại thị trường nội địa (Trang 47 - 53)