Những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 107 - 116)

Hn chế:

Qua phân tích thực trạng quản lý thuế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực quản lý Nhà nước về thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang, ta thấy nổi lên một số hạn chế sau:

Công tác quản lý người nộp thuế:

Tình trạng NNT tự ngưng, nghỉ, bỏ kinh doanh không đúng quy định, không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế còn tương đối phổ biến... gây khó khăn cho công tác quản lý thuế và để lại nhiều hậu quả xấu đối với môi trường kinh doanh, vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn. Mặc dù đã rất chủ động, nỗ lực để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định tình trạng hoạt động, tình trạng khai thuế, nợ thuế, sử dụng hoá đơn... của NNT nhưng đây là một bài toán khá nan giải đối với công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý NNT nói riêng, mất rất nhiều thời gian và nguồn lực của cơ quan thuế. Dẫn tới số lượng NNT ở trạng thái đã ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành các thủ tục để đóng mã số thuế còn lớn trong hệ thống quản lý của ngành.

Thông tin quản lý NNT còn chưa được cập nhật thường xuyên, chưa tận dụng được hết thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, tính kết nối thông tin tổng thể của một người nộp thuế còn hạn chế... dẫn tới thiếu thông tin cho công tác phân tích, đánh giá, phân loại và giám sát NNT như tài khoản ngân hàng, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ liên kết mẹ - con... của NNT. Kết quả điều tra cho thấy có tới 73% cán bộđược hỏi đánh giá thông tin về NNT chưa đầy đủ.

Công tác quản lý kê khai thuế

Việc phân tích thông tin về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua thông tin về kê khai thuế mặc dù đã được thực hiện từng bước nhưng còn hạn chế, thiếu tính hệ thống và chưa được thống nhất về phương pháp phân tích, đánh giá… dẫn tới chưa nắm bắt kịp thời những biến động của doanh nghiệp, chưa đánh giá được đầy đủ, cụ thể những rủi ro đối với nguồn thu trên địa bàn theo nhóm NNT, theo ngành kinh doanh, tại từng thời điểm… để cung cấp

thông tin cho Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp trong việc chỉđạo điều hành và đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể.

Việc kiểm soát kê khai của NNT có lúc, có nơi còn chậm; chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để, đặc biệt là chưa chú trọng, quan tâm đúng mức đến nhóm NNT có quy mô kinh doanh nhỏ, mới thành lập chưa kê khai thuế… dẫn tới việc NNT trong một thời gian không nộp tờ khai thuế nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời. Việc phân loại NNT rủi ro trong kê khai chưa có tính hệ thống nên tỷ lệ NNT khai không phát sinh thuế GTGT, TNDN phải nộp đạt tỷ lệ thấp và có tính bất thường, tập trung các địa bàn có số lượng NNT quá lớn như Văn phòng Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.

Công tác thu, nộp thuế; kế toán thuế:

Việc truyền nhận chứng từ thu NS giữa các ngành hoạt động đôi lúc không ổn định, phạm vi truyền nhận chưa đầy đủ (như lệnh hoàn thuế, các chứng từ do các cơ quan khác thực hiện...) nên một số chứng từ vẫn phải luân chuyển bằng giấy và xử lý thủ công làm giảm hiệu quả của công việc.

Một số ngân hàng phối hợp thu ngân sách chưa chú trọng thông tin của NNT trên chứng từ và các lỗi kỹ thuật dẫn đến tại một số thời điểm, số lượng chứng từ thiếu thông tin chờ xử lý để hạch toán thu NSNN còn lớn (hơn 20 tỷ) làm tăng số tiền thuế nợảo của DN làm mất thời gian giải trình, đối chiếu gây bức xúc cho các DN.

Công tác khoá sổ kế toán, báo cáo kế toán ở một số đơn vị còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức, một số Chi cục do nhập sót chứng từ... dẫn đến sai nợ của NNT.

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tỷ lệ nợ thuế tuy có xu hướng giảm nhưng giảm chậm và không chắc chắn. Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu NS vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra là dưới 5%/thu NS từ thuế.

Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ thuế dây dưa kéo dài diễn ra hầu hết ở các sắc thuế. Đặc biệt, nợ thuế của khu vực DNNN và doanh nghiệp dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.

Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao, dây dưa kéo dài nhiều năm nhưng chưa có biện pháp hiệu quảđể thu nợ kịp thời vào NSNN.

Tính hiệu lực của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuếở một sốđơn vị còn rất thấp, thậm chí còn có xu hướng xấu đi.

Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế và công bốđể thực hiện trong toàn ngành làm cơ sởđể đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận cưỡng chế nợ thuế các cấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Việc lựa chọn đối tượng thanh tra khi lập kế hoạch thanh tra còn nặng về cảm tính.

Về quy trình tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế, Luật còn quy định thiếu cụ thể, chưa thiết lập được cơ sở pháp lý minh bạch cho các bên trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đây là vấn đề gây bức xúc cho NNT, đặc biệt là các DN luôn chấp hành tốt vì họ không rõ quy trình kiểm tra, thanh tra sẽ diễn ra như thế nào nên luôn ở trạng thái bị động trước yêu cầu của cơ quan thuế. Mặt khác, nhiều cán bộ thuế cũng lợi dụng việc thiếu vắng các chuẩn mực pháp lý rõ ràng để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung lực lượng vào những đối tượng lĩnh vực hay xảy ra gian lận như hoàn thuế GTGT, ưu đãi miễn giảm thuế. Tỷ lệđối tượng được thanh tra, kiểm tra còn thấp. Việc thu thập khai thác thông tin NNT phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế. Sổ tay nghiệp vụ thanh tra về thuế chưa được xây dựng. Phương pháp, kỹ năng thanh tra, kiểm tra còn chậm chuyển biến, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra chống hiện tượng chuyển giá chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia, đa ngành nghề, lĩnh vực. Việc thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tra còn chưa nghiêm, thời gian thanh tra kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định. Việc ra quyết định xử lý sau thanh tra chậm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng như kê khai, kế toán thuế và thu nợ nên số thực nộp vào Ngân sách nhà nước sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế còn đơn điệu, chưa thu hút được công chúng. Gần đây, trong hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, ngành Thuế đã phân nhóm người nộp thuế thành nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa để có hình thức và

nội dung cung cấp dịch vụ hỗ trợ thuế phù hợp. Tuy nhiên, do việc phân loại người nộp thuế để tổ chức tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế chưa hoàn toàn gắn với mô hình tuân thủ nên hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ thuế vẫn còn những lãng phí nhất định về nguồn lực. Chẳng hạn như với đối tượng hiểu biết rất rõ về pháp luật thuế nhưng vẫn cố tình không tuân thủ thì việc tăng cường tuyên truyền không mang lại kết quả mong muốn. Với đối tượng hiểu rõ cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng không biết rõ cần phải thực hiện cụ thể như thế nào thì thực ra không cần tuyên truyền, mà cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ một cách tốt nhất, thuận tiện nhất…Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng có nội dung còn chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ đạo lý, bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, một số người nộp thuế chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Các hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng chậm so với tiến độ yêu cầu.

Việc tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị, khiếu nại của NNT còn chậm so với quy định. Ở một số cơ quan thuế, DN, người dân còn gặp nhiều khó khăn, phiền hà trong kê khai thuế, thủ tục nộp thuế, thậm chí còn bị sách nhiễu phải đi lại nhiều lần tốn kém thời gian và chi phí…

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn còn một số mặt tồn tại về nội dung, hình thức và phương pháp triển khai.

- Về hoạt động tuyên truyền:

Đối với hình thức tuyên truyền qua tờ bướm, thông báo niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế mà chi cục thường sử dụng, đa phần NNT ít quan tâm để ý bởi nội dung thể hiện nhiều thông tin nhưng hình thức trình bày lại không sinh động, ấn tượng, lôi cuốn.

- Về hoạt động hỗ trợ:

Thiếu nhân sự lẫn phương tiện hỗ trợ phục vụ cho một lượng lớn NNT đến liên hệ trực tiếp tại bàn hoặc qua điện thoại nhất là vào những ngày cao điểm nhận hồ sơ khai thuế (từ ngày 18 đến ngày 20 hàng tháng). Số máy vi tính hỗ trợ cho

nhân viên trong giải đáp bằng văn bản còn thiếu. Đường truyền mạng cũng thường chậm, trục trặc.

Nguyên nhân ca hn chế:

Sau khi phân tích các hạn chế làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước về thuế đã nêu ở trên, có thể thấy rằng nguyên nhân của các hạn chế này phát sinh từ cả bên trong và bên ngoài Cục thuế. Các hạn chế nêu trên có thể là do một nguyên nhân hoặc do nhiều nguyên nhân đem lại. Song các nguyên nhân chủ yếu sau đây gây nên, những hạn chế trên là:

Công tác quản lý người nộp thuế:

Một số Chi cục Thuế chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý NNT; việc cấp mới, đóng mã số thuế có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, thiếu sự phối hợp với các bộ phận trong cơ quan thuế dẫn tới đóng mã số thuế trong khi NNT vẫn còn đang hoạt động...; một số đơn vị chưa thực sự chủ động để nắm bắt đầy đủ số đối tượng đang hoạt động, phải khai thuế, nộp thuế trên địa bàn; các thông tin về quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của NNT lạc hậu, không được cập nhật.... dẫn đến khi có các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo các Nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ, khó kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Nguyên nhân chủ yếu là các quy định vềđăng ký kinh doanh, đăng ký thuế còn một số điểm chưa phù hợp thực tiễn; hệ thống ứng dụng hỗ trợđã được đầu tư nhiều nhưng đôi khi còn lỗi, việc khai thác thông tin tổng thể còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Công tác quản lý kê khai thuế: do một bộ phận NNT có hành vi khai sai, khai gian lận, trốn thuế và ngày càng trở nên tinh vi; một phần là do năng lực cán bộ, phương pháp phân tích thông tin, cơ sở dữ liệu thông tin phân tán, rời rạc nên việc kiểm soát kê khai thuếđối với NNT của cán bộ kê khai còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù đã được sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin nhưng các vấn đề lỗi kỹ thuật của các phần mềm ứng dụng như khai qua mạng, quản lý thuế… cũng làm phát sinh một khối lượng lớn công việc phải xử lý thủ công để khắc phục lỗi và ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng công tác quản lý kê khai thuế.

Công tác thu, nộp thuế; kế toán thuế: Ngoài các nguyên nhân như cán bộ kế toán ít được quan tâm đào tạo nghiệp vụ, việc bố trí cán bộ tại một số cơ quan thuế quá mỏng, một số thủ trưởng cơ quan thuế quan niệm công tác kế toán chỉ là tổng hợp báo cáo thu NSNN... một trong những nguyên nhân chính đó là công tác kế toán thuế chưa được kiện toàn về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ kế toán đơn, thiếu các quy trình kiểm tra, kiểm soát về hạch toán kế toán thuế; bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng quản lý thuế thường xuyên nâng cấp có lỗi, làm tăng khối lượng công việc phải xử lý sai sót và điều chỉnh nợảo (nợ sai sót chờ xử lý), ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế toán NNT và đặc biệt ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế.

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giai đoạn 2010- 2013 nền kinh tế gặp khó khăn lớn thể hiện ở những bất ổn của kinh tế vĩ mô, lạm phát kéo dài kèm theo lãi suất vay vốn cao khiến nhiều DN gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn tiền để tiến hành SXKD cũng như nộp thuế.

Một bộ phận DN có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ, kể cả các DNNN.

Một số DN nợ nhiều tiền thuế do xây dựng những công trình có nguồn vốn NSNN, đòi hỏi phải có khối lượng vốn trong khi tình trạng giải ngân cho DN lại chậm, dẫn đến chậm trễ nộp thuế.

Một số không nhỏ DN bao gồm cả DNNN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Sự kém hiệu quả của DNNN chính là một trong những nguyên nhân khách quan khiến số nợ thuế của khu vực này quá cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nợ thuế.

Tỷ lệ phạt chậm nộp tiền thuế là 0,05%/ngày (từ 01/7/2013 là tiền chậm nộp tiền thuế với mức 0,07% trên ngày đối với chậm nộp tiền thuế, tiền phạt trên 90 ngày) trong bối cảnh lạm phát cao trong thời gian qua với mức tính trên là thấp không đủ sức nặng về kinh tế răn đe NNT vi phạm (83% cán bộ và 66% DN được hỏi); Một số DN sẵn sàng nợ thuế và chấp nhận nộp phạt do nộp chậm tiền thuế vì tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn Ngân hàng ngay cả khi lãi suất vay vốn Ngân hàng và tỷ lệ tính tiền chậm nộp tiền thuế có tương đồng nhau thì vẫn không ít DN vẫn sẵn sàng nộp tiền chậm nộp tiền thuế vì để vay được vốn Ngân hàng đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ, thêm vào đó chi phí thực sự để vay vốn

không chỉ nằm ở lãi suất ghi trong hợp đồng vay vốn mà còn phát sinh một số khoản chi phí khác để có thể vay được vốn.

Luật Quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó thì khi không thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới được thực hiện biện pháp cưỡng chế tiếp theo. Tuy nhiên, những biện pháp khả thi nhất thì lại là biện pháp phải thực hiện sau. Có tới 93% số cán bộđược hỏi cho rằng: khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa thực sự hợp lý.

Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa phát huy hết hiệu quả (67% số người được hỏi cho biết). Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các bộ phận trong công tác quản lý, thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trong một số biện pháp còn chưa được chặt chẽ, hiệu quả chưa cao như các biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản của NNT do tổ chức, cá nhân khác năm giữ….Biện pháp được coi là đơn giản nhất như trích tiền từ tài khoản NNT cũng rất khó thực hiện bởi việc cung cấp thông tin tài

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)