Nghiên cứu quản lý thuế ở các nước tiên tiến nêu trên có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về thuếđể hướng đến mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý thuế của NNT như sau:
Thứ nhất, sự thay đổi quan điểm về vị trí của NNT trong hệ thống thuế; từ vị trí là "đối tượng bị quản lý" sang vị trí là: "khách hàng'' ở Việt Nam là " bạn đồng hành của cơ quan thuế" nhằm đảm bảo sự tự nguyện cao nhất của NNT. Sự thay đổi này phù hợp với xu thế hiện nay ở rất nhiều quốc gia và phù hợp với sự chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước từ"nhà nước quản lý" sang "nhà nước phục vụ". Một cơ chế khuyến khích tối đa sự tuân thủ tự nguyện sẽ đảm bảo số thu NSNN và giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý thuế.
Thứ hai, quản lý thuế dựa trên sựđánh giá, phân loại NNT theo mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế và theo đặc điểm quy mô của NNT.
Quản lý thuế theo mức độ tuân thủ là cách thức nhằm tạo ra sự công bằng cao nhất với NNT và cũng là phương pháp quản lý rủi ro của cơ quan thuế. Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế của NNT được đánh giá dựa trên một số tiêu chí khác nhau ở các quốc gia khác nhau từđó xác định các nhóm NNT có mức tuân thủ khác nhau như cơ quan thuế Singapore (IRAS). Để có những chiến lược quản lý thuế thích hợp với những địa bàn có số lượng NNT lớn, ngoài việc phân loại nhóm NNT theo mức độ tuân thủ còn phân loại theo quy mô hoạt động của NNT để xây dựng các chiến lược quản lý thuế đối với các DN quy mô lớn và các DN có quy mô vừa và nhỏ cũng được các quốc gia sử dụng như Singapore...
Thứ ba, tăng cường xây dựng và thực thi hoạt động nghiên cứu dự báo hành vi tuân thủ thuế và tìm hiểu nhu cầu của NNT.
Hoạt động nghiên cứu nhu cầu của NNT nhằm hướng tới mục tiêu quản lý tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với NNT ở nhiều quốc gia. Các hoạt động điều tra khảo sát hành vi và nhu cầu của NNT được thực hiện hàng năm là kênh thông tin quan trọng. Ngoài ra, có những kênh thông tin khác như: gặp gỡ
tiếp xúc với khách hàng, tổ chức đối thoại để lấy ý kiến của các nhóm NNT trọng điểm, theo dõi phản ứng của dân chúng từ các phương tiện thông tin truyền thông, nhận phiếu đóng góp ý kiến qua hòm thư, điện thoại... nhằm tìm hiểu nhu cầu, sự hài lòng, sự phàn nàn của NNT và đánh giá độ tin cậy của NNT đối với cơ quan thuế.
Thông tin từ hoạt động nghiên cứu và dự báo là cơ sởđể quản lý (sự hài lòng hay không hài lòng) của NNT. Xây dựng hệ thống quản lý sự hài lòng hay không hài lòng nhằm đảm bảo ý kiến của NNT được cơ quan thuếđánh giá và cải tiến các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Hiệu lực, hiệu suất của các dịch vụ cung cấp cùng với sự thoả mãn của khách hàng về dịch vụ là những chỉ số quan trọng để cải tiến các hoạt động của cơ quan quản lý thuế.
Thứ tư,đa dạng hoá dịch vụ hỗ trợ NNT, cung cấp thông tin thuận tiện nhanh chóng và kịp thời.
Mục tiêu chung ở hầu hết các quốc gia là dịch vụ hỗ trợ phải đảm bảo cung cấp thông tin tốt nhất cho NNT, tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của NNT đồng thời tăng hiệu quả dịch vụ hỗ trợ NNT. Các dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế; khai thác thông tin, hỏi đáp vướng mắc, các dịch vụ này được cung cấp nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện nhất cho NNT được tiếp xúc dễ dàng với cơ quan thuế nhằm tối thiểu hóa thời gian.
Thứ năm, tạo điều kiện cho sự phát triển tất yếu của các đại lý thuế và các tổ chức làm dịch vụ thuế.
Đây là bài học quan trọng trong quản lý thuếđối với NNT ở hầu hết các quốc gia. Sự hỗ trợ NNT qua các đại lý thuế bảo đảm tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của các bản kê khai. Sự phát triển của đại lý thuế ở nhiều quốc gia cho thấy đại lý thuế là một đối tác không thể thay thế của NNT với cơ quan thuế.
Đại lý thuế khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết thông tin về thuế của NNT, giúp NNT đỡ tốn thời gian hoàn thành các thủ tục thuế. Đại lý thuế cũng giúp giảm gánh nặng hỗ trợ NNT của cơ quan thuế khi nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ còn mỏng về chất lượng và số lượng
Thứ sáu, phát triển công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp phân tích rủi ro về thuế.
Phân tích rủi ro về thuếđể xác định đối tượng thanh tra thuế là phương pháp sử dụng ở nhiều quốc gia và đã làm tăng đáng kể số thuế nộp vào NSNN. Những NNT có ý thức tuân thủ yếu, lịch sử tuân thủ có vấn đề, có số thuế nợ lớn, nợ thuế thường xuyên khó thu là những đối tượng được được xác định có rủi ro cao. Đây là cách xác định đối tượng thanh tra thuế thường thấy ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, phương pháp xác định đối tượng thanh tra thuế là các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp chuyển nhượng vốn; doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn là những đối tượng đầu tiên bị lựa chọn để thanh tra. Phương pháp này không đảm bảo được mục tiêu công bằng trong thanh tra thuế và triệt tiêu động lực tuân thủ tích cực của những NNT.
Thứ bẩy,đảm bảo quyền lợi của NNT trong hoạt động khiếu nại, tố cáo về thuế. Đây là bài học quan trọng trong quản lý thuế từ các quốc gia phát triển. Cơ quan thuế xây dựng cơ chế cho NNT khiếu nại các vấn đề về thuế mà họ cho rằng cơ quan thuế đã xử lý không đúng pháp luật. Khuyến khích NNT tố cáo NNT khác vi phạm luật thuế.
Thứ tám, đổi mới cơ cấu bộ máy quản lý thuế để thực thi chiến lược quản lý sự tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia quản lý thuế đối với NNT dựa hoàn toàn vào cơ cấu bộ máy quản lý thuế theo chức năng mà không có sự phân biệt giữa các nhóm NNT khác nhau, dẫn đến việc đối xử đồng nhất và không hiệu quả với các nhóm khách hàng khác nhau. Những cơ quan thuế tổ chức đơn thuần theo chức năng sớm nhận thấy rằng, trong cơ cấu này các đối tượng nộp thuế khác nhau có xu hướng được đối xử bằng cơ chế như nhau sẽ kém hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tuân thủ thuế một cách tích cực, mặt khác tổ chức bộ máy theo chức năng gây nhiều phiền nhiễu cho NNT do phải tiếp xúc với nhiều đầu mối thực hiện các thủ tục thuế khác nhau.
Một trong những kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý thuế ở các quốc gia hiện nay là kết hợp cơ cấu chức năng với cơ cấu theo khách hàng, có thể tổ chức bộ phận theo mức độ tuân thủ, tổ chức bộ phận theo đặc điểm của NNT như theo quy mô, theo khu vực, theo ngành nghề... cơ cấu này đáp ứng được sự khác nhau về hành vi tuân thủ, về đặc điểm hoạt động, về nhu cầu và mong muốn của NNT. Đây là tiền đề cơ bản để khuyến khích sự tuân thủ của NNT.
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2010, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 1.567.557 người, tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số, nữ giới khoảng 50,15% dân số; trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 64,15% trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 24%; số hộ nghèo chiếm 9,78%. Mật độ 410 người/km² Dân tộc Việt, Nùng, Sán Chay, Hoa, Tày
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang phát triển ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 9,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 9,1%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,6%
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,2%; dịch vụ 32,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,4%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển, các chính sách an sinh xã hội được triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh Bắc Giang có 3.355 Doanh nghiệp, trong đó có 2.480 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 1.660 doanh nghiệp hoạt động
ổn định, 820 doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng gặp nhiều khó khăn; 312 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động; 563 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp giải thể và không tìm thấy địa chỉ.
Thu ngân sách trên địa bàn 2.346 tỷđồng, trong đó: Thu thuế xuất nhập khẩu 310 tỷđồng; thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất 576 tỷđồng; thu xổ số kiến thiết 17 tỷ đồng; thu ngân sách nội địa (không tính tiền đấu giá quyền sử dụng đất và các khoản thu không cân đối) đạt 1.400 tỷđồng.
3.1.4. Đặc điểm của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh theo quy định của Pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định Pháp luật có liên quan khác.
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý thuế hiện hành
Cục Trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Các Phòng chức năng Các Chi cục thuế Các tổ đội thuế
Tình hình tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và tình hình thực tế của địa phương, tổ chức bộ máy của Cục Thuế Bắc Giang hiện nay gồm có: 13 Phòng, 10 Chi cục Thuế, 88 Đội Thuế, có nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước và triển khai các chế độ, chính sách pháp luật thuế trên địa bàn.
Từ ngày thành lập (01-10-1990) đến nay, ngành Thuế Bắc Giang luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách, pháp luật thuế trên địa bàn tỉnh. Nhiều Phòng, Chi cục Thuếđã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tổ chức bộ máy thường xuyên được củng cố và kiện toàn, để phù hợp với chính sách thuế, từ quản lý khép kín, quản lý tách ba bộ phận và hiện nay quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế.
Nguồn nhân lực
Về biên chế: Tổng số cán bộ, công chức toàn Ngành (tính đến ngày 31/12/2013) là 591 cán bộ, công chức. Trong đó:
Có 533 cán bộ biên chế và 58 cán bộ hợp đồng; Được bố trí ở khối các Phòng thuộc Cục là 139 cán bộ và các Chi cục Thuế là 452 cán bộ.
Về trình độđào tạo:
Chuyên môn: Thạc sỹ có 18 người, chiếm tỷ lệ 3,1%; Đại học, cao đẳng có 356 người, chiếm 60,2%; Trung cấp, có 159 người, chiếm 26,9%; Sơ cấp và trình độ khác, có 58 người, chiếm 9,8%;
Quản lý Nhà nước: Chuyên viên cao cấp 4 người, chiếm tỷ lệ 0,67%; Chuyên viên chính: 112 người, chiếm 19%; Chuyên viên 226 người, chiếm tỷ lệ 38,2%.
Lý luận chính trị: Cử nhân và cao cấp, có 30 người, chiếm 5,08%; Trung cấp 83 người, chiếm 14,05%;
Tin học: Đại học, cao đẳng, có 28 người, chiếm 4,8%; Chứng chỉ cấp độ C, có 10 người, 1.7%; Chứng chỉ cấp độ B, có 185 người, chiếm 31,7%; Chứng chỉ cấp độ A, có 142 người, chiếm 24,3%.
Ngoại ngữ (Anh văn): Đại học, có 04 người, chiếm 0,67%; Chứng chỉ C, có 17 người, chiếm 2,9%; Chứng chỉ B, có 157 người, chiếm 26,9%; Chứng chỉ A, có 120 người, chiếm 20,5%.