Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 64)

a. Chỉ số tuân thủ của NNT

- Về đăng ký thuế: để đánh giá mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế, thường được sử dụng các chỉ số sau đây:

Chỉ tiêu 1: số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế. Trên thực tế có thể có một số đối tượng chậm đăng ký thuế để trì hoãn, để tránh nghĩa vụ thuế. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.

Chỉ tiêu 2: tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Được đo bằng tỷ lệ % giữa số NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt.

- Tuân thủ về kê khai thuế, gồm tuân thủ về nộp tờ khai và tuân thủ trong kê khai thuế.

+ Tuân thủ về nộp tờ khai có thểđược chia thành ba chỉ số khác nhau.

Chỉ số 1: tuân thủ trong nộp tờ khai của người nộp thuế. Chỉ số này đo lường tỉ lệ giữa số tờ khai được nộp và số người nộp thuế thực tếđược đăng ký tại cơ quan thuế. Các tờ khai được nộp có thể bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

Chỉ số 2: tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo bằng tỉ lệ giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

Chỉ số 3: mức độ tuân thủ trong nộp tờ khai nói chung, là tỉ lệ giữa số tờ khai đã nộp đúng hạn chia cho tổng số người nộp thuếđã đăng ký. Mức độ tuân thủ kê

khai nói chung này được ước tính là kết quả của hai chỉ số 2 và 3. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

+ Tuân thủ trong kê khai thuế được hiểu là tỉ lệ giữa số thu nhập hay doanh thu kê khai với số thu nhập/doanh sốđược chờđợi sẽ kê khai. Nói đến mức độ tuân thủ về kê khai thuế là nói đến việc kê khai trung thực các khoản thu nhập, doanh thu, và sản lượng liên quan đến thuế trực thu hay thuế gián thu. Tuân thủ trong kê khai có thể được phát hiện, đánh giá trong quá trình tính và kế toán thuế. Tuân thủ trong kế toán thuế, quyết toán thuế: Tuân thủ trong kế toán thuế thể hiện ở việc phản ánh, ghi chép trung thực các nghiệp vụ liên quan đến việc tính toán, xác định số thuế phải nộp. Tuân thủ trong quyết toán thuế là việc NNT thực hiện tổng hợp kê khai, tính toán xác định việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong kỳ kê khai quyết toán theo quy định của pháp luật thuế: về tính trung thực, tính đầy đủ, về thời hạn.

- Tuân thủ trong nộp thuế: Nói đến mức độ tuân thủ trong nộp thuế là nói đến việc nộp thuế đúng hạn, nộp đủ số thuế phải nộp và cũng được chia thành hai chỉ số:

Chỉ số 1: Tỷ lệ số người nộp thuế đúng hạn trên tổng số NNT. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ NNT tuân thủ tự giác trong việc đảm bảo thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

Chỉ số 2: tỉ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp theo nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số thuế đã được NNT đảm bảo thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

b. Chỉ số nợ thuế:

Chỉ số này được xác định Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá với Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý.

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lược công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Tình hình nợ đọng: được xác định là tỷ lệ giữa số thuế nợ đọng so với tổng số thuế phải nộp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn.

Việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu về tuân thủ thuế để đánh giá mức độ tuân thủ thuế, tìm ra các nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo công bằng, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

c. Chỉ số thanh tra, kiểm tra: Nói đến thanh tra, kiểm tra là nói đến việc giám sát tính tuân thủ của NNT

Đánh giá khối lượng công việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mà cán bộ thanh tra, kiểm tra thuếđã thực hiện trong năm đánh giá. Chỉ số này được xác định Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong năm

Chỉ số 1: Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra. Chỉ số này nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Chỉ số 2:Đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế. Chỉ số này được xác định là tỷ lệ giữa tổng số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ mức độ vi phạm của người nộp thuế thấp và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra không cao.

đ. Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ: Nhằm đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

PHẦN 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng quản lý thuế ở Bắc Giang

4.1.1. Tình hình thu thuế ca các doanh nghip

Trong giai đoạn 2010-2013 ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn có nhiều khó khăn và phức tạp. Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế bị thu hẹp, lãi suất ngân hàng cao, giá cả các mặt hàng thường xuyên biến động, giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều, số DN giải thể, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều, nguồn thu giảm.

Các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế, sức cạnh tranh thấp, nên gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có nhiều cố gắng, tích cực đổi mới, cơ cấu lại sản xuất; trong điều kiện khó khăn vẫn có thêm một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất hoặc tăng quy mô sản xuất. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất, khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính, quản lý hạn chế, công nghệ sản xuất chậm đổi mới, khả năng cạnh tranh thấp, nên giá trị sản xuất có mức tăng trưởng không cao, v.v, nên đã ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách.

Với mục tiêu là hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu; hạn chế tỷ lệ nợ đọng; nuôi dưỡng nguồn thu; khai thác triệt để các nguồn thu; thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước điều này đặt ra cho cơ quan thuế cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh để DN phát triển bền vững nhưng vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ chính trịđược giao, số thu năm sau cao hơn năm trước.

Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của địa phương thì thu thuế của các DN là chỉ tiêu được xem là phản ánh tương đối chính xác, cụ thể xem:

Bảng 4.1. Tổng hợp công tác thu NSNN tỉnh Bắc Giang 2010- 2013 S TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số thu NSNN Tỷ lệ % Thực hiện/d ự toán Dự toán (TW) Thực hiện I Năm 2010 Tổng số thu NSNN Tỷđồng 1.150 2.247 195,4 Tổng thu NSNN do ngành thuế quản lý trừđất Tỷđồng 744 842 113,1

Tổng số thu NSNN từ các Doanh nghiệp Tỷđồng 456 597 130,9

So với số thu NSNN do ngành thuế quản lý % 61,3 70,9

II Năm 2011

Tổng số thu NSNN Tỷđồng 1.124 1.928 171,5

Tổng thu do ngành thuế quản lý trừđất Tỷđồng 824 1.135 137,8

Tổng số thu NSNN từ các Doanh nghiệp Tỷđồng 554 739 133,3

So với số thu từ các DN năm trước % 121,6 123,8

So với số thu NSNN do ngành thuế quản lý % 67,3 65,1

III Năm 2012

Tổng số thu NSNN Tỷđồng 1.670 2.114 126,6

Tổng thu do ngành thuế quản lý trừđất Tỷđồng 1.170 1.253 107,1

Tổng số thu NSNN từ các Doanh nghiệp Tỷđồng 812 885 109,0

So với số thu từ các DN năm trước % 146,5 119,7

So với số thu NSNN do ngành thuế quản lý % 69,4 70,6

IV Năm 2013

Tổng số thu NSNN Tỷđồng 1.836 2.378 129,5

Tổng thu do ngành thuế quản lý trừđất Tỷđồng 1.336 1.514 113,3

Tổng số thu NSNN từ các Doanh nghiệp Tỷđồng 986 1.110 112,6

So với số thu từ các DN năm trước % 121,4 125,5

So với số thu NSNN do ngành thuế quản lý % 73,8 73,3

[Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Giang]

4.1.2. Thc trng thi hành pháp lut v thuế theo Lut Qun lý thuế ca các Doanh nghip trên địa bàn tnh Bc Giang Doanh nghip trên địa bàn tnh Bc Giang

4.1.2.1. Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là bước đầu tiên để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan thuế quản lý người nộp thuế thông qua mã số thuế. Mã số thuế được cấp cho tổ chức, cá nhân người nộp thuế sử dụng trong suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt sự tồn tại. Thời gian qua, các thủ tục về đăng ký và cấp mã số thuế đã được cơ quan thuế cải cách rõ rệt, tạo sự thông

thoáng, thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cụ thể: Đã thống nhất mã số thuế với mã số đăng ký kinh doanh thành một mã số doanh nghiệp duy nhất, thực hiện cấp mã số thuế theo cơ chế “một cửa liên thông” giữa Bộ Tài chính- Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Công an từ năm 2008. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010 cơ quan thuế đã thực hiện thí điểm triển khai thủ tục đăng ký thuế qua mạng, từđó tiếp tục mở rộng các đối tượng áp dụng.

Nhờ những cải cách thủ tục của ngành thuế, người nộp thuế đã chủ động và tự giác hơn trong việc đăng ký thuế. Số lượng người nộp thuếđăng ký thuế gia tăng qua các năm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế.

Năm 2010 có 2.687 doanh nghiệp đăng ký, đến năm 2013 con số này là 3.928; đạt mức 146,2% so với năm 2010. Bình quân mỗi năm có 413 doanh nghiệp được thành lập mới, tốc độ tăng bình quân đạt 14%/năm.

Tỉ lệ doanh nghiệp hoạt động/doanh nghiệp đăng ký trong các năm 2010 đến 2013 đạt 82,3% đến 84,4%. Cụ thể năm 2010 có 2.259 doanh nghiệp hoạt động, năm 2013 có 3.232 (không bao gồm các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và các doanh nghiệp có mã số thuế nhưng không tìm thấy). Trong các loại hình doanh nghiệp đã đăng ký, công ty cổ phần chiếm 22%, công ty TNHH chiếm 69%, doanh nghiệp tư nhân chiểm 9%.

Bên cạnh những cải cách trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính của cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế đăng ký thuế thì phải kể đến sự đóng góp của đội ngũ các doanh nghiệp đã và đang hoạt động tích cực, hiệu quả, tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những người nộp thuế tuân thủ pháp luật, tự giác đăng ký thuế thì vẫn còn một số người nộp thuế có hoạt động kinh doanh, hoặc phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng không kê khai, đăng ký với cơ quan thuế hoặc kê khai thay đổi đăng ký thuế chậm so với thời hạn qui định. Qua xác minh của cơ quan thuế cho thấy, có sự chênh lệch giữa số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và số lượng doanh nghiệp thực tế có hoạt động kinh doanh: có những doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật; Không ít doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không đi vào hoạt động, hoặc thay đổi chức năng hoạt

động nhưng không đăng ký lại... Chính những doanh nghiệp “ma” này là mầm mống của các hoạt động làm ăn phi pháp như mua bán hóa đơn nhằm trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả... ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh.

Bảng 4.2. Tổng hợp công tác đăng ký thuế

Loại hình Doanh nghiệp Số lượng DN đăng ký KD Đăng ký thuế đúng hạn Đăng ký không đúng

thời hạn Không đăng ký Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) 1. Công ty TNHH 2.710 2.211 81,6 19 0,70 480 17,7 2. Công ty Cổ phần 864 689 79,7 22 2,55 153 17,7 3. DN tư nhân 354 283 79,9 8 2,23 63 17,8 Tổng số 3.928 3.183 49 696

[Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Giang] 4.1.2.2. Khai thuế, tính thuế

Theo luật định, người nộp thuế phải tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước (trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế); phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế; phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh.

Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai, tính thuế, cơ quan thuế đã xây dựng và cung cấp cho người nộp thuế phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế với công nghệ mã vạch 2 chiều, bên cạnh đó cơ quan thuế cũng từng bước triển khai việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng. Việc sử dụng phần mềm kê khai mã vạch hai chiều giúp người nộp thuế trong việc xử lý tính toán lập các tờ khai thuế theo qui định của pháp luật, đảm bảo chính xác, nhanh chóng, tránh được những sai sót thường gặp. Trước đây, người nộp thuế phải mất nhiều thời gian cho việc đến cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế và luôn có tình trạng quá tải tại cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế do có quá nhiều người nộp thuế đến cùng một lúc, một thời điểm. Với hình thức kê khai qua mạng, người nộp thuế có thể nộp tờ khai

24/24 giờ trong ngày, 7 ngày/tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng internet, nhờđó doanh nghiệp đã giảm được thời gian hành chính thuế. Ngoài ra, việc ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng còn giúp người nộp thuế giảm bớt chi phí in ấn tờ khai thuế, bước đầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với giao dịch thương mại điện tử. Những cải cách của cơ quan thuế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kê khai và tiếp nhận tờ khai thuếđã giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc kê khai thuế.

Thời gian qua, cùng với những nỗ lực của ngành thuế trong việc cải cách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)