Nâng cao hiệu lực quản lý thuếở Anh:
Từ năm 1996, cơ quan thu nội địa Anh đã áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Người nộp thuế có quyền lựa chọn: tự kê khai, tính thuế, hoặc chỉ kê khai các thông tin liên quan cơ quan thuế tính số tiền thuế phải nộp.
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợđóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các nỗ lực để đảm bảo thành công của cơ chế tự khai, tự nộp. Chính sách tuyên truyền, hỗ trợ luôn coi trọng tính khách hàng đối với NNT. Để tránh sai sót trong hướng dẫn kê khai bộ phận dịch vụ hỗ trợ có một đội xử lý khiếu nại. Cơ quan thuế thường xuyên có các tổ kiểm tra chất lượng của các cuộc tư vấn thông qua đối chiếu với chính sách hoặc phỏng vấn trực tiếp những người được tư vấn qua điện thoại để biết được chất lượng câu trả lời của cán bộ thuế. Cơ quan thuế cũng xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
Trong quản lý kê khai thuế, cơ quan thuế tiến hành nghiên cứu hành vi của từng loại đối tượng nộp thuếđể hiểu được nguyên nhân vì sao các đối tượng này không nộp tờ khai đúng hạn. Trong trường hợp NNT tự phát hiện lỗi thì được kê khai điều chỉnh trong 12 tháng nếu thiếu thuế thì phải nộp tiền thuế thiếu và nộp tiền lãi tính theo lãi suất của Ngân hàng thương mại kể từ ngày hết hạn nộp tờ khai.
Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế nâng cao hiệu quả chấp hành nghĩa vụ thuế thông qua phương pháp phân tích rủi ro. Tăng cường thu thập
thông tin ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Áp dụng các phương pháp khác nhau để lựa chọn các tờ khai để thanh tra, kiểm tra.
Đối với công tác cưỡng chế thu nợ và xử phạt vi phạm pháp luật thuế, cơ quan thuế xây dựng chiến lược và chính sách để định hướng cho hoạt động này. Chính sách cưỡng chế dựa trên cơ sở mức độ tuân thủ thuế và độ rủi ro về thuế của NNT. Mục tiêu của cơ quan thuế là thông qua hoạt động thu nợđể cho phép NNT nộp khoản nợ và tránh việc khởi kiện hay qua các thủ tục tố tụng do vậy, cơ quan thuế cho phép NNT có những thoả thuận trả dần các khoản nợ thuế.
Nâng cao hiệu lực quản lý thuếở Trung Quốc:
Quan điểm chính trong quản lý thuếở Trung Quốc coi " NNT là trung tâm" và
''tất cả cán bộ thuếđều phục vụ NNT". Cơ quan thuế Trung Quốc đã chuyển từ phương thức "tập trung chủ yếu vào thuế" sang " tập trung chủ yếu vào dịch vụ"[10,tr.12].
Dịch vụ cơ quan thuế cung cấp cho NNT nằm ở tất cả các khâu từ trước khi nộp thuế đến khâu nộp thuế cho đến khâu sau nộp thuế. Đối với khâu trước nộp thuế, các dịch vụ tập trung cung cấp thông tin và hướng dẫn cho NNT. Ở khâu nộp thuế, cơ quan thuế tạo mọi điều kiện cho NNT, nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện. Các dịch vụ sau nộp thuế cung cấp các kênh thông tin cho NNT có thể theo dõi, khiếu nại hoặc đòi hoàn trả, bồi thường các khoản chi phí một cách nhanh chóng và thuận tiện. Để đảm bảo thông tin cho NNT ở tất cả các khâu trên, các dịch vụ cơ quan thuế Trung Quốc cung cấp hiện nay như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ thuế, dịch vụ thông tin, dịch vụ hỗ trợ về thuế.
Cơ quan thuế Trung Quốc đã đảm bảo những dịch vụ chuẩn hoá thông qua xây dựng các điều kiện cần thiết như: Khảo sát đánh giá NNT; đổi mới cơ cấu tổ chức hướng tới dịch vụ; nâng cao năng lực cán bộ thuế; xây dựng cơ chế phù hợp giữa các bộ phận cơ quan thuế; xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc...[8].
Công tác quản lý thu thuế: Phương pháp tự kê khai, NNT tự kê khai và nộp thuế theo quy định của Luật thuế. Cơ quan thuế không ra thông báo mà chỉ thực hiện việc kiểm tra sau khi NNT kê khai, quy định này nhằm nâng cao ý thức tự giác của NNT.
Công tác thanh tra, kiểm tra: Cơ quan thuế dành thời gian và nhân lực cho việc thanh tra, kiểm tra; lấy công tác thanh tra, kiểm tra làm trọng điểm, sử dụng cán bộ chuyên môn hoá theo từng sắc thuế.
Công tác tuyên truyền thuế: Cơ quan thuế Trung Quốc thành lập tổ chức chuyên trách về tuyên truyền thuếở các tỉnh, thành phố; các trung tâm tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có cả nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuếđể nâng cao ý thức cho NNT, làm cho Luật thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội; Kế hoạch tuyên truyền hàng năm được Tổng cục Thuế lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thống nhất trong cả nước, Chính phủ phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyên truyền bắt buộc trên thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, báo chí. Một trong những biện pháp tuyên truyền có hiệu quả của Cơ quan thuế Trung Quốc đó là việc đưa nội dung thuế vào chương trình giáo dục phổ thông trên cả hai mặt: tuyên truyền mặt tốt và phê bình mặt xấu.
Tổ chức và Hoạt động tư vấn thuế: Tư vấn thuế là một trong những nội dung quan trọng được thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện; trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động, quản lý hoạt động các tổ chức tư vấn thuế.
Các tổ chức tư vấn thuế được hoạt động dịch vụ tư vấn thuế, hoạt động theo luật công ty; hoạt động của các tổ chức này là cung cấp thông tin cho NNT như: thông tin kinh tế, chính sách và nghiệp vụ thuế, tình hình kê khai thuế, làm trung gian giải quyết các vướng mắc giữa cơ quan thuế và NNT... và thu phí khi thực hiện tư vấn theo mức quy định của UBND các tỉnh, thành phố quy định.
Nâng cao hiệu lực quản lý thuếở Hàn Quốc:
Điểm nổi bật của quản lý thuế đối với NNT ở Hàn Quốc là các dịch vụ bảo vệ quyền lợi của NNT và dịch vụ hỗ trợ tư vấn thuế tiện lợi, chất lượng cao.
Dịch vụ bảo vệ quyền lợi của NNT là một chương trình mục tiêu của cơ quan thuế. Mục tiêu của chương trình này là "đảm bảo các vướng mắc, khó khăn về thuế
mà NNT đang phải gánh chịu được giải quyết một cách nhanh chóng và công bằng theo quan điểm của NNT" [10, tr.18]. Với quan điểm người làm dịch vụ cần cố gắng giải quyết được các vấn đề thuế như chính mình là NNT, dịch vụ này có ích đối với NNT không hiểu rõ luật thuế và không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ tư vấn thuế. Những người bảo vệ quyền lợi của NNT được đề cử từ các Cục Thuế và Chi cục Thuế địa phương, họ có nhiệm vụ thực hiện dịch vụ này một cách độc lập và công bằng. Các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thuế của Hàn Quốc có hai điểm nổi bật là dịch vụ hỗ trợ thuế tại nhà hoặc tại trụ sở DN và trung tâm tư vấn thuế qua mạng viễn thông [10, tr.18-19].
Thứ nhất, dịch vụ hỗ trợ thuế tại nhà (trụ sở DN) cho phép NNT có thể xử lý các vấn đề về thuế tại chỗ thông qua hầu hết các dịch vụ được cung cấp qua mạng internet.
Thứ hai, xây dựng một trung tâm tư vấn thuế tập trung qua mạng lưới viễn thông, nhận và trả lời câu hỏi qua email trong vòng 48 giờ; cho phép cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tư vấn có hiệu quả, chuyên nghiệp và tập hợp về một đầu mối các hoạt động tư vấn đang tồn tại độc lập tại các văn phòng trung ương và các văn phòng Cục Thuế vùng và địa phương..
Những dịch vụ nói trên của cơ quan thuế Hàn Quốc đã mang lại sự tin tưởng làm tăng tỷ lệ tự nguyện tuân thủ thuế tại Hàn Quốc.
Nâng cao hiệu lực quản lý thuếở Singapore
Quản lý thuế ở Singapore có mục tiêu trở thành cơ quan quản lý thu thuế hàng đầu thế giới thông qua chiến lược quản lý là "Tối đa hoá sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế". Vì vậy, mọi đặc điểm và yêu cầu của NNT là cơ sở cho những phản ứng của cơ quan quản lý thu nội địa Singapore (IRAS).
Trên cơ sở thừa nhận sự khác nhau về mức độ, hành vi tuân thủ, nhu cầu và mong muốn giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau, quản lý thuế đối với NNT ở Singapore đã căn cứ vào lịch sử tuân thủ như hồ sơ các hành vi kê khai, nộp thuế trong một thời gian và đặc điểm của từng nhóm đối tượng để chia NNT thành các nhóm theo mức độ tuân thủ, đồng thời sử dụng các chiến lược thích hợp đối với từng nhóm.
Nhóm A là nhóm tuân thủ tốt, có ý thức tuân thủ cao, thường xuyên nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn. Chiến lược đối với nhóm A là tập trung vào cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho người nộp thuế kê khai và nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí và mang lại những "lợi nhuận tuân thủ". đồng thời bất kỳ một lời phàn nàn nào của NNT này đều được tôn trọng và giải quyết. Bên cạnh đó, các công cụ xử phạt cưỡng chế rất linh hoạt đối với nhóm đối tượng này ví dụ: người nộp thuế nhóm A nếu quá hạn nộp thuế sau 30 ngày mới bị nhắc nhở, nếu sau khi nhận thư nhắc nộp, nộp thuế ngay thì khoản tiền phạt có thểđược xoá bỏ[11].
Nhóm B là nhóm có quá khứ tuân thu tốt, tuy nhiên người nộp thuế này thỉnh thoảng không tuân thủ nhưng không cố tình trốn thuế. Sự không tuân thủ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sự thay đổi hay phức tạp chính sách thuế, sự thiếu hiểu biết của NNT. Chiến lược của cơ quan thuế Singapore đối với đối tượng nhóm B là chuyển dần NNT thuộc nhóm này sang nhóm A [10, tr.8]. Từ đó tập trung vào giáo dục, khuyến khích, nhắc nhở NNT thực hiện hành vi kê khai thuế, nộp thuế đúng hạn; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để DN tiếp cận tốt các chính sách thuế và sử dụng các hình thức cưỡng chế từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc. Nhóm C là nhóm có ý thức tuân thủ kém, bao gồm những NNT cố tình không kê khai, không nộp thuế, nợ thuế rất khó thu hay cố tình kê khai và nộp thuế muộn. Đối với nhóm này, chiến lược được sử dụng là cưỡng chế nhanh, mạnh nhằm đảm bảo thu nợ lớn nhất [10].
Trong các chiến lược quản lý thu thuế, IRAS chú ý nhất tới các giải pháp hỗ trợ NNT. Các dịch vụ hoàn hảo được cung cấp dựa trên điều tra lấy ý kiến, gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. " IRAS đặt ra những chiến lược lắng nghe và học hỏi khác nhau để nắm được những sở thích, nhu cầu của từng nhóm NNT nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ". [10.tr 9]; phát triển một đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng để có những dịch vụ có chất lượng cao; công nghệ thông tin hoá các dịch vụ hỗ trợ mạnh mẽ của IRAS cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công trong nâng cao dịch vụ khách hàng và tính tuân thủ mà cơ quan này theo đuổi.