Giải pháp cho Cục thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 128 - 138)

Cục Thuế là cơ quan quản lý thuế, là chủ thể đầu tiên tham gia quản lý và giám sát tính tuân thủ thuế của NNT. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, để tăng cường hiệu lực Quản lý Nhà nước về thuế cơ quan quản lý thuế cần có các biện pháp sau:

Tăng cường hiu lc trong đăng ký thuế

Với nội dung đăng ký thuế, việc tăng cường tính tuân thủ của NNT được thực hiện qua việc kiểm tra giám sát để đảm bảo về số đối tượng đăng ký thuế và thời gian đăng ký thuế.

Đối với đối tượng đăng ký thuế: cần thiết lập một cơ chế đăng ký thuế đơn giản cho các đối tượng nộp thuế và một cơ chế quản lý khoa học của cơ quan thuế đối với những đối tượng đã được đăng ký thuế, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký mã số thuế cho NNT. Tăng cường phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông với cơ quan Đăng ký kinh doanh (cả cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện) để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN.

Về thời gian đăng ký thuế: có các biện pháp kiên quyết hơn nữa đối với đối tượng đăng ký kê khai chậm, không nộp tờ khai. Cần có biện pháp đôn đốc, xử phạt thích đáng nhằm răn đe các hành vi vi phạm ngay từđầu để nâng cao tính tuân thủ của NNT trong kê khai, nộp thuế.

Tăng cường hiu lc qun lý thuế trong vic khai và np thuế

Tuân thủ tốt việc khai và nộp thuế có nghĩa là khai và nộp tờ khai thuế đúng hạn, nội dung kê khai chính xác và đầy đủ; nộp thuếđầy đủ và đúng hạn. Và để tăng cường tính tuân thủ trong việc khai và nộp thuế thì giải pháp quan trọng nhất đó là

tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế một cách công minh và hiệu quả.

Thứ nhất: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Trong điều kiện cơ chế tự khai tự nộp được mở rộng và phát triển thì thanh tra, kiểm tra sẽ là chức năng quan trọng nhất, đảm bảo tính tuân thủ của các NNT, nâng cao tính hiệu lực cho công tác quản lý thuế. Để việc giám sát tính tuân thủ của NNT được thực hiện một cách hiệu quả thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý thuế cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể sau đây: cần tăng cường hoạt động kiểm tra tại bàn, lựa chọn chính xác các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra, sau đó cần phải ban hành một quy trình thanh tra hợp lý và phải có một đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về số lượng, tốt về chất lượng và được đào tạo một cách chuyên nghiệp.

Một: tăng cường việc kiểm tra tờ khai tại bàn, giám sát chấp hành pháp luật thuế:

Để đảm bảo thường xuyên quản lý chặt chẽ doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện nghiêm túc các qui định theo qui trình quản lý thuế hiện hành cần quan tâm đến việc giám sát doanh nghiệp thông qua công tác kiểm tra tại bàn. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên hàng tháng với tất cả các đối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp thông qua số liệu trên tờ khai, báo cáo và các kênh thông tin khác. Bất kỳ có sự thay đổi nào nhưđột biến về doanh số, thay đổi loại hình kinh doanh, thay đổi tỷ trọng xuất khẩu, thay đổi tỷ trong nhập khẩu…. đều phải được cán bộ quản lý ghi nhận và có đánh giá. Những thông tin đó rất có tác dụng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra tại bàn mà có thể phát hiện những dấu hiệu vi phạm (như trường hợp khấu trừ khống, khấu trừ chưa có hoá đơn, các trường hợp hoàn thuế không đúng đối tượng, kê khai trùng, kê khai sai thuế xuất hay hoạt động không đúng theo giấy phép…).Tất cả những thông tin có được qua công tác kiểm tra tại bàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho công tác kiểm tra quyết toán thuế hàng năm và lựa chon đối tượng kiểm tra tại cơ sở. Công tác kiểm tra tại bàn nếu được thực hiện tốt sẽ là cơ sởđể hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT đạt hiệu quả cao.

Cho dù có tăng nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thì cũng không thể kiểm soát hết được 100% đối tượng nộp thuế, vì vậy, thanh tra, kiểm tra thuế cần phải có những kế hoạch và việc lựa chọn đối tượng thanh tra trong từng giai đoạn cho phù hợp. Để thực hiện việc này, kỹ thuật quản lý rủi ro sẽ được áp dụng để có thể lựa chọn được đối tượng cần thanh tra, kiểm tra một cách hiệu quả nhất. Phương pháp quản lý rủi ro được thực hiện dựa trên quy trình quản lý rủi ro- đó là một quy trình có tổ chức nhằm xác định, đánh giá , xếp loại và xử lý một cách có hệ thống đối với các rủi ro tuân thủ về thuế (ví dụ như rủi ro trong việc không đăng ký thuế, không kê khai thu nhập hay kê khai không đúng...). để từđó có chiến lược áp dụng phù hợp cho từng nhóm đối tượng được coi là biện pháp quan trọng, quyết định sự thành công của cả quy trình. Để thực hiện công việc này, Ngành thuế cần thành lập một trung tâm phân tích, xử lý dữ liệu và sử dụng phương pháp quản lý rủi ro nhằm lựa chọn các đối tượng thanh tra cho toàn quốc theo những tiêu chí thống nhất cho từng năm tính thuế. Với công tác thanh tra, trung tâm phân tích và xử lý có thể khoanh vùng nhóm đối tượng cần thanh tra- chủ yếu là các NNT thuộc nhóm thứ nhất (không hợp tác) và thứ hai (chống đối) .

Cùng với việc phân tích những dữ liệu trong tờ khai mà các NNT cung cấp, kết hợp với việc phân tích tình hình kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ nhất định- như các vấn đề nổi cộm, những biến động lớn trong năm...trung tâm có thể xác định được vấn đề cần thanh tra. Trong một năm tính thuế nhất định, công tác thanh tra sẽ chỉ tập trung vào việc thanh tra nhóm đối tượng đã được lựa chọn theo quy trình trên với những vấn đề có mức độ rủi ro cao nhất, và như vậy, nguồn lực thanh tra sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, muốn có được các dữ liệu cho việc thực hiện việc phân tích rủi ro thì thông tin dữ liệu về NNT phải được thu thập, xây dựng và cập nhật thường xuyên thành dữ liệu của cả ngành và dữ liệu đặc thù riêng tại từng cấp quản lý thuế. Cần duy trì quản lý hồ sơ NNT sau khi đã làm xong thủ tục thuế thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thuế. Việc xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ quản lý NNT là giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý và đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của

và được quản lý dưới hình thức một cơ sở dữ liệu tập trung. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp cho việc tích hợp, cập nhật thông tin đầy đủ về NNT. Hồ sơ quản lý NNT được quản lý, theo dõi, đánh giá theo các nhóm khác nhau như theo loại hình, theo lĩnh vực, mức độ ưu tiên… Việc đánh giá NNT được dựa trên điểm rủi ro của Bộ tiêu chí đánh giá NNT. Mức độ tuân thủ của NNT được dựa trên các điểm số rủi ro, được đánh giá đối với các tiêu chí về cơ cấu tổ chức, trạng thái và kết quả hoạt động; quá trình chấp hành pháp luật và quy định của ngành thuế; kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.

Ba: hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra, trong đó cần chú trọng công tác chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở NNT .

Quy trình thanh tra, kiểm tra đã được ban hành, cơ quan thuế phải tuyệt đối tuân thủ các nội dung và các bước theo qui định như lập kế hoạch thanh tra, tổ chức thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp, xử lý kết quả sau thanh tra, tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế. Tuy nhiên, công tác thanh tra đối với các DN FDI, DN có quy mô lớn thì thời gian tiến hành thanh tra và các bước công việc chưa thật phù hợp. Vì vậy, có thể bổ sung quy trình cho những NNT đặc biệt như các DN FDI có dấu hiệu chuyển giá, quy trình điều tra việc trốn thuế...

Ngoài việc bố trí lực lượng phù hợp với yêu cầu, thực hiện đúng các qui trình thanh tra kiểm tra, công tác chuẩn bị kiểm tra có ý nghĩa quan trọng. Trước khi thanh tra, kiểm tra một doanh nghiệp, Cục thuế thường thông báo trước cho DN trong đó nói rõ mục đích yêu cầu, các nội dung thanh kiểm tra, các tài liệu cần cung cấp. Riêng đối với các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán thì yêu cầu họ cung cấp các tài liệu thông qua mạng để có thể ứng dụng máy tính trong công tác kiểm tra trước (Ví dụ cần lựa chọn các chúng từ có nghi vấn, các giao dịch kinh tế hay phân tích chi phí, thuế theo tiêu thức phù hợp phục vụ thiết thực công tác kiểm tra). Việc kiểm tra tại cơ quan thuế trước khi đến doanh nghiệp như vậy đã giảm được khối lượng rất lớn công việc cần làm trong một cuộc kiểm tra quyết toán thuế. Đối với các doanh nghiệp lớn, thời gian 5 ngày kiểm tra tại doanh nghiệp chỉ đủđể nghe DN giải trình và báo cáo. Chính vì vậy chất lượng một cuộc kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị kiểm tra

Bốn: Tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra và nâng cao năng lực cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra

Theo báo cáo, số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra trong tổng số công chức toàn ngành hiện nay chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra (mới khoảng 20%). Trong khi đó, nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng NNT ngày càng tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, cơ chế tự khai, tự tính tự nộp thuế đang áp dụng.Vì vậy, việc tăng số lượng cán bộ thanh tra là rất cần thiết. Để đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác quản lý thuế theo chức năng, theo kinh nghiệm ở các nước, cần phải có đến 25 %- 40% cán bộ thuế làm công tác thanh tra, vì vậy, Bắc Giang cũng phải có kế hoạch tăng số lượng cán bộ thanh tra thuế trong thời gian tới. Việc tăng số lượng cán bộ thanh tra có thể thực hiện bằng cách tuyển mới hoặc tận dụng, trưng tập, điều chuyển cán bộ từ các bộ phận khác. Tuy nhiên, dù được lựa chọn dưới hình thức nào thì cán bộ thanh tra vẫn phải là những cán bộ thuế có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Song song với việc tăng số lượng cán bộ thanh tra, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ này bằng việc thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thông qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn này nên được tổ chức thường xuyên tại trường Nghiệp vụ thuế hoặc trường Đào tạo cán bộ thanh tra với thời gian ngắn và được chia thành nhiều đợt để không ảnh hưởng đến công việc của cơ quan thuế, đồng thời cũng thuận lợi hơn cho các cán bộđi học.

Thứ hai: Áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế nghiêm khắc, công khai:

Nếu như các biện pháp thanh tra, kiểm tra là cách thức để cơ quan thuế thực hiện việc quản lý, giám sát tính tuân thủ thuế của NNT thì các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật thuế là một công cụ để cơ quan thuế có thể thể hiện quyền lực của hoạt động quản lý của mình. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế sẽ phát hiện ra các NNT không tuân thủ, và đểđảm bảo kết quả giám sát đó, các biện pháp cưỡng chế và xử phạt sẽđược áp dụng.

Để các biện pháp cưỡng chế thuế và xử lý vi phạm về thuế thực hiện được đúng mục tiêu đặt ra thì cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phân loại nợ và xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng nợđể có biện pháp phù hợp thiết kếđược các hình thức xử phạt hợp lý, có tính khả thi.

- Thứ tự và nội dung các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải được điều chỉnh cho phù hợp vì hiện nay các đơn vị đã tự in hoá đơn, biện pháp đình chỉ sử dụng hoá đơn đã không còn hiệu quả.

- Ban hành và thực hiện mức xử phạt nghiêm khắc, công khai. Trong nhiều trường hợp, NNT chấp nhận nộp phạt do kê khai để lại tiền thuế để kinh doanh thay vì nộp thuế rồi đi vay tiền ngân hàng do mức lãi suất cho vay còn cao và còn phải có một số thủ tục, điều kiện khắt khe khác mới vay được.

Nâng cao năng lc và phm cht ca công chc qun lý thuế

Hoạt động quản lý thuế chỉ thực hiện được nếu có một đội ngũ cán bộ giám sát có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, ngành thuế cần quan tâm giải quyết hai vấn đề cơ bản: Tăng cường đào tạo trình độ và rèn luyện phẩm chất cho công chức thuế, đồng thời thúc đẩy hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế

Tăng cường đào tạo trình độ và rèn luyện phẩm chất cho công chức thuế

Việc xây dựng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ/công chức ngành thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách bộ máy quản lý thuế mà ngành thuế phải quan tâm thực hiện. Để thực hiện việc phát triển nâng cao năng lực cán bộ thuế, ngành thuế cần phải có một Chiến lược đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực ngành thuế và hoàn thiện Quy chếđào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức (đã được ban hành vào tháng 11/2010). Chiến lược đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực ngành thuế cần được xây dựng phù hợp với Chiến lược Thuế 2011-2020, cần chỉ ra các chiến lược cụ thể phù hợp với yêu cầu trình độ của từng loại công chức thuế và yêu cầu của từng công việc cụ thể để bản thân các cán bộ thuế có được kế hoạch học tập, tự bồi dưỡng cho bản thân mình. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng cần thực hiện các công việc sau:

Một là, xây dựng bảng mô tả công việc dựa trên những yêu cầu đặt ra của từng công việc cụ thể trong quy trình quản lý. Nó bao gồm các hoạt động, các công việc của từng vị trí công tác, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Đi kèm với nó là nhiệm vụ của từng cán bộ trong từng chức danh, từng vị trí công tác. Bản mô tả công việc giúp cho lãnh đạo nắm đựơc các tiêu chí đánh giá công việc cũng như yêu cầu về đào tạo, khen thưởng, xử lý vi phạm cũng như việc bổ nhiệm đối với từng cán bộ mà mình phụ trách. Ngược lại, các cán bộ cũng sẽ thấy rõ được hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong từng công việc để có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ của mình. Đây cũng chính là cơ sởđểđánh giá về nhu cầu cán bộđể xây dựng tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí cán bộ quản lý.

Hai là, xây dựng tiêu chuẩn năng lực của cán bộ quản lý. Tiêu chuẩn năng lực được hiểu là các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện tốt công việc. Sau khi có bảng mô tả công việc, cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn năng lực phù hợp với từng chức danh, từng công việc cụ thểđể có kế hoạch tuyển chọn, phân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 128 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)