Thực trạng công tác quản lý, giám sát việc thực hiện Pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 75 - 98)

4.1.3.1. Quản lý thông tin về người nộp thuế

Kinh nghiệm quản lý thuế ở những nước áp dụng thành công cơ chế tự khai, tự nộp thuế (đã trình bày ở Phần II) cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm tính hiệu quả trong quản lý thuế là cơ quan quản lý thuế phải có được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế và khả năng ứng dụng tốt

những thành tựu về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về người nộp thuế.

Thông tin về người nộp thuế được xác định là cơ sở, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được khai thác sử dụng hầu hết các nghiệp vụ quản lý thuế như: công tác đăng ký thuế; công tác xử lý tờ khai thuế, kế toán thuế, hoàn thuế; công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; công tác kiểm tra, thanh tra thuế; công tác phân tích dự báo thu ngân sách nhà nước; thông tin báo cáo phục vụ chỉđạo điều hành và xây dựng chiến lược kế hoạch hoạt động của ngành thuế; cung cấp thông tin báo cáo cho Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan. Chẳng hạn, để kiểm tra, đánh giá hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế cần có được những thông tin: Hồ sơ khai thuế của người nộp thuế trong kỳ; số thuếđã nộp của các kỳ khai thuế trước; thông tin về các giao dịch kinh tế giữa người nộp thuế với tổ chức, cá nhân có liên quan; thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cung cấp; thông tin khác do cơ quan quản lý thuế thu thập được; các thông tin về người nộp thuế kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương; số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương; các tài liệu kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế… . Từ thông tin về người nộp thuế này, cơ quan thuế xử lý bằng các nghiệp vụ quản lý như: phân tích, đối chiếu, so sánh ...tìm ra các lỗi vi phạm, các hành vi gian lận, trốn lậu thuế của người nộp thuế, qua đó sẽđánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại đối tượng nộp thuế theo các mức độ khác nhau để có biện pháp quản lý thuế thích hợp cho từng loại đối tượng.

Tầm quan trọng của thông tin về người nộp thuế trong quản lý thuế được khẳng định trên cả phương diện lý luận và thực tiễn và được ghi nhận thành nội dung cơ bản trong pháp luật quản lý thuếở các quốc gia đặc biệt là các nước thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Quản lý, giám sát việc đăng ký thuế: là khâu đầu tiên để phát hiện và đưa các đối tượng KD vào diện quản lý của cơ quan thuế. Mỗi đối tượng, trước khi kinh doanh cần đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp 1 mã số

thuế. Cục Thuế đã phối hợp với Sở KHĐT thực hiện việc đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh cho NNT là các doanh nghiệp. Đối với các hộ kinh doanh cá thể, căn cứ vào Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh có chữ ký của chính quyền địa phương và cơ quan thuế, việc cấp MST do UBND huyện ký hoặc ủy quyền cho Phòng tài chính kế hoạch thực hiện.

Việc giám sát tình hình đăng ký thuế do Bộ phận kê khai và kế toán thuế của cơ quan thuế đảm nhận. Việc áp dụng Hệ thống đăng ký và cấp mã số thuế được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý thông tin chi tiết của NNT. Trên cơ sở thông tin do Sở KHĐT chuyển sang, bộ phận kê khai kế toán thuế nhập MST của NNT vào hệ thống để theo dõi, quản lý. Thông qua hoạt động của hệ thống này, ngoài chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho NNT, cơ quan thuế còn có được một cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế để có thể sử dụng trong hầu hết các hệ thống tác nghiệp của ngành Thuế và cho các ngành khác khi cần. Nhờ đó, cơ quan thuế giám sát tình hình hoạt động của NNT, nắm được thông tin đăng ký của người nộp thuế mới kinh doanh, cập nhật thông tin của người nộp thuế mỗi khi có thay đổi, và kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin đăng ký. Cơ quan thuế cũng nắm được tình hình tăng giảm số lượng đối tượng nộp thuế, số lượng đối tượng đang hoạt động, số đã ngừng hoạt động hoặc tái hoạt động. Hệ thống đăng ký và cấp mã số thuế còn giúp cơ quan thuế thực hiện chức năng trao đổi thông tin giữa các cấp trong ngành thuế và trao đổi thông tin với Tổng cục Hải quan.

Ngoài ra, bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị quản lý chức năng khác như cơ quan cấp giấy phép thành lập, cơ quan quản lý thị trường, công an… các đội thuế thường xuyên kiểm tra thực tế để phát hiện tình trạng NNT hoạt động mà chưa hoặc không đăng ký thuế; hoặc tình trạng NNT đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế nhưng thay đổi địa điểm, ngành nghề hoạt động mà không đăng ký lại... Việc giám sát này hạn chế tình trạng doanh nghiệp “ma” hoạt động trên thị trường, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh.

Kết quả quản lý, giám sát việc đăng ký thuế được thể hiện ở bảng 4.2. Tổng hợp công tác đăng ký thuế.

Quản lý, giám sát việc kê khai thuế: là hoạt động của cơ quan thuế ghi nhận, phản ánh, theo dõi tình hình nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế và phân tích, đánh giá tính chính xác, trung thực, đúng pháp luật của hồ sơ khai thuế. Nội dung công tác kê khai thuế bao gồm: người khai thuế; hồ sơ khai thuế; thời hạn kê khai thuế. Để công tác kê khai thuế thực hiện tốt, cơ quan quản lý thuế phải giám sát, rà soát, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan liên quan để nắm bắt được các đối tượng phải kê khai thuế; những loại hồ sơ khai thuế mà họ phải kê khai và nộp cho cơ quan quản lý thuế; thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của từng loại hồ sơ khai thuế theo từng hoạt động chịu thuế và người khai thuế; các trường hợp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực trạng tuân thủ các quy định về các nội dung trên của người kê khai thuế. Đây có thể coi là những nội dung ban đầu rất quan trọng làm cơ sởđánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người khai thuế cũng như của cơ quan quản lý thuế, là tiền đề để thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát thuế tiếp theo của cơ quan quản lý thuế. Ngày 21/12/2011, Tổng cục thuế đã ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT; ngày 29/04/2009 ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế kèm theo Quyết định số 443/QĐ-TCT (được thay thế bằng Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014); ngày 13/10/2011 ban hành Quy trình Quản lý đăng ký và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet của người nộp thuế kèm theo Quyết định số 1390/QĐ- TCT (thay thế Quyết định số 884/QĐ-TCT ngày 31/07/2009). Sự ra đời của các Quy trình này đã tạo điều kiện cho công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, kế toán thuế của cơ quan quản lý thuếđạt được hiệu quả rất rõ nét; chuẩn hóa công tác quản lý NNT nhằm mục đích nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuếđã rất quan tâm và có sựđầu tư lớn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như các phần mềm, chương trình ứng dụng phục vụ cho việc quản lý thuế có hiệu quả cao. Những số liệu đã được nêu ở Bảng 4.3. đã chỉ ra được những kết quả rất đáng khích lệ của cơ quan quản lý thuế trong việc giám sát kê khai thuế của người nộp thuế.

Công tác kê khai thuế là nguồn cung cấp dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu ngân sách Nhà nước. Hoạt động kiểm tra, giám sát kê khai thuế do bộ

phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT cùng bộ phận Kê khai và kế toán thuế đảm nhận. Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ là đầu mối nhận tờ khai thuế từ NNT và chịu trách nhiệm giám sát số lượng tờ khai đã nộp và thời hạn nộp tờ khai. Những thông tin này được chuyển cho bộ phận kê khai kế toán thuế. Trên cơ sởđó, bộ phận kê khai kiểm tra tờ khai để phát hiện những sai sót. Trong quá trình theo dõi, giám sát kê khai thuế, cán bộ thuế có trách nhiệm tìm hiểu, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, giải trình các số liệu kê khai để có thểđiều chỉnh kịp thời. Nếu phát hiện có những dấu hiệu nghi vấn thì sẽđược chuyển cho bộ phận kiểm tra thuếđể tiến hành kiểm tra doanh nghiệp. Tất cả các thông tin về sai phạm và thái độ của NNT sẽđược cơ quan thuế lưu trữ trong Hồ sơ dữ liệu người nộp thuế để làm cơ sở xác định mức độ rủi ro, phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Như vậy, ở khâu kê khai, cơ quan thuế không chỉ giám sát về số lượng tờ khai, thời hạn nộp tờ khai, mà còn giám sát chất lượng kê khai thuế.

Thông qua thu thập các chỉ tiêu thống kê đánh giá mức độ tuân thủ kê khai như số tờ khai phải nộp, số tờ khai đã nộp, số tờ khai không nộp; số tờ khai nộp đúng thời hạn; tỷ lệ tờ khai đã nộp/phải nộp (trong đó tỷ lệ nộp đúng hạn, tỷ lệ nộp chậm), tỷ lệ tờ khai đúng hạn/đã nộp. Trên cơ sở thống kê số liệu về kê khai, bằng cách so sánh các chỉ tiêu nói trên theo từng sắc thuế, cơ quan thuế có thể nhận định và đánh giá tình hình kê khai của từng sắc thuế. Đồng thời, các số liệu trên được tổng hợp và so sánh hàng năm, giúp cơ quan thuếđánh giá mức độ và xu hướng tuân thủ trong kê khai thuế. Cuối cùng, việc phân loại và theo dõi các loại sai sót trong kê khai thuế cũng giúp cơ quan thuế có thông tin đểđiều chỉnh NNT một cách kịp thời.

Kết quả quản lý, giám sát việc nộp tờ khai của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở bảng 4.3. Tình hình nộp tờ khai thuế.

Quản lý, giám sát việc nộp thuế:

Trong cơ chế quản lý thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, người nộp thuếđược chủ động, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, tính thuế, nộp thuế của mình. Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp NNT mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Với tư cách là cơ quan quản lý, để giám sát tình hình nộp thuế của NNT, cơ quan Thuếđã ứng dụng tin học hóa để có thể kết nối thông tin nộp thuế với Kho bạc, Ngân hàng. Nhờđó có thể giám sát chặt chẽ tình hình thu nộp; theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của DN, số thuếđã nộp, số thuế chưa nộp.

Hệ thống kết nối Thuế - Kho bạc - Hải quan – Tài chính được xây dựng và phát triển nhằm kết nối, trao đổi thông tin giữa các ngành Thuế, Kho bạc, Hải quan, Tài chính; hỗ trợ việc thu ngân sách qua Kho bạc. Thông qua hệ thống này, không chỉ thực hiện chức năng Thu thuế tại cơ quan Kho bạc; mà còn thực hiện chức năng trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và Kho bạc như gửi danh bạ NNT cho Kho bạc, gửi số thuế phải nộp (sổ thuế) cho Kho bạc, nhận số thuế đã nộp của cơ quan Kho bạc. Ngoài ra còn thực hiện việc trao đổi chứng từ thu với các ngân hàng do KBNN uỷ quyền thu ngân sách.

Giải pháp “Thu ngân sách qua ngân hàng” là một chương trình tin học hóa đã được ứng dụng trong hệ thống ngân hàng nhằm kết nối Kho bạc NN, ngân hàng và đối tượng nộp thuế. Bên cạnh việc đáp ứng các nghiệp vụ như thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, hay bằng biên lai để thực hiện thu các loại thuế như: Thuế xuất nhập khẩu, Thuế nội địa, Thu phạt giao thông... , hệ thống này giúp các giao dịch viên thực hiện thu thuế tại quầy, hỗ trợ chuẩn kết nối với Corebanking, ATM và Internet Banking; đồng thời thực hiện việc trao đổi thông tin về người nộp thuế, số thuế phải nộp, tờ khai Hải quan với Kho bạc và Hải quan để trợ giúp nghiệp vụ thu ngân sách. Kết quả thực hiện quản lý giám sát số thuế DN kê khai, số thuế DN nộp NSNN, số thuế DN còn nợ năm 2010 đến 2013 của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang được thể hiện ở trên (Biểu đồ 4.1).

Thực hiện hoàn thuế:

Khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về thuế, nếu NNT phát sinh khoản tiền thuế, tiền phạt nộp thừa nếu có đề nghị hoàn lại số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa thì NNT thực hiệc đề nghị hoàn thuế theo

đúng mẫu quy định của Nhà nước và cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa.

Việc thực hiện hoàn thuế được thực hiện theo các hình thức: kiểm tra trước hoàn thuế sau hoặc hoàn thuế trước kiểm tra sau. Căn cứ vào quy định về khoản thuếđược hoàn theo quy định của pháp luật về thuế mà cơ quan thuế lựa chọn hình thức hoàn thuế cho phù hợp.

Việc hoàn thuếđược thực hiện theo định của Luật Quản lý thuế và thực hiện theo trình tự tại quy trình hoàn thuế do Tổng cục Thuế xây dựng và ban hành.

Bảng 4.5. Tình hình hoàn thuế qua các năm từ năm 2010-2013:

Năm

Kiểm tra hồ sơ trước hoàn thuế sau Hoàn thuế trước, kiểm tra sau Tổng số hồ phải kiểm tra Số hồ đã kiểm tra Số tiền thuế đề nghị hoàn Số tiền thuế đã hoàn Số thuế không được hoàn Tổng số hồ phải kiểm tra Số hồ sơ đã kiểm tra Số hồ sơ có vi phạm Số tiền thuế truy hoàn (Hồ sơ) (Tỷđồng) (Hồ sơ) (Tỷ đồng) 2010 84 29 46.650 45.102 1.548 55 28 24 223 2011 116 45 112.848 112.043 805 71 38 29 323 2012 94 35 91.381 88.475 2.906 59 58 50 648 2013 103 48 234.015 221.051 11.516 55 55 31 1.711 Cộng 397 157 484.894 466.671 16.775 240 179 134 2.905

[Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Giang]

Việc thực hiện thanh toán khoản tiền hoàn thuế thực hiện hoàn qua hình thức hoàn bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản. Căn cứ vào hình thức hoàn thuế của NNT trên đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra quyết định gửi cơ quan quản lý chi NSNN thanh toán khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị hoàn cho NNT theo đúng quy định của pháp luật.

Từ năm 2011 đến nay, Cục thuế Bắc Giang đã hoàn thuế cho hơn 397 hồ sơ doanh nghiệp, đạt 100% hồ sơđề nghị thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn thuế sau với số tiền đề nghị hoàn khoảng 484,8 tỷđồng, trong đó chủ yếu hoàn thuế cho các trường hợp xuất khẩu, cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng, mua sắm thay thế tài sản cố

định... Cục thuế đã thực hiện kiểm tra và giải quyết hoàn thuế cho các trường hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)