Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix tại Công ty Cổ phần Traphaco (Trang 27 - 30)

Trong mô hình 5 áp lực khi phân tích môi trường ngành của Michael Porter, đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải quan tâm khi hoạch định chiến lược [16]. Các công ty dược Việt Nam muốn xây dựng chiến lược marketing cần phải nhận diện

21

những đối thủ của mình trong ngành.Hiện nay, trong ngành dược Việt Namđang diễn ra sự ganh đua quyết liệt giữa các hãng dược phẩm như Hậu Giang, Traphaco, Domesco, Nam Hà, Hà Tây, Cửu Long…

Hình 1.5 : Top10 các hãng dƣợc có doanh thu lớn nhất năm 2013

(Nguồn: BMI)

Theo số liệu của Cục quản lý dược Việt Nam, thị trường dược phẩm Việt Namlà môi trường cạnh tranh của trên 600 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài, 174 doanh nghiệp nội địa sản xuất tân dược và 230 cơ sở sản xuất thuốc đông dược. Những cơ hội mà thịtrường đầy tiềm năng này mang lại luôn hấp dẫn các doanh nghiệp dược mới gia nhậpngành, làm gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước. Tính đến năm 2013, Việt Nam đã có 39 dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài ) vào ngành dược, với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD và chỉ riêng ba công ty Zuellig Pharma, Mega Products và Diethelm chiếm tới 50% tổng thị phần phân phối thuốc ở Việt Nam. Các công ty dược Việt Nam hiện vừa phải cạnh tranh với nhau, đồng thời cũng phải ganh đua khốc liệt với các hãng dược nước ngoài. Có một thực

22

tế là, trên thị trường, thuốc ngoại đang lấn át thuốc nội. Theo Bộ Y tế, thuốc nhập khẩu chiếm 53% tổng tiêu thụ thuốc ở Việt Nam. Đáng chú ý, 80% thuốc sử dụng ở bệnh viện là nhập khẩu. Vì thế, kim ngạch thuốc nhập khẩu từ 923 triệu USD năm 2008 tăng vọt lên 1,37 tỷ USD năm 2013.

Có nhiều lý do để từ bác sĩ lẫn người dân chọn thuốc ngoại. Bên cạnh tâm lý tiêu dùng, báo cáo của Công ty Chứng khoán VPBS chỉ ra, thuốc nội chỉ mới tập trung ở dòng generic phổ thông (thuốc đã hết hạn bảo hộ bản quyền). Cụ thể, thị phần thuốc generic chiếm tới 71% ở Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 10% trên thế giới. Trong khi đó, thuốc đặc trị lại trong tay các hãng thuốc ngoại. Ngoài ra, trong 174 công ty sản xuất thuốc của Việt Nam, mới chỉ có 120 công ty đạt chứng chỉ "Thực hành tốt sản xuất" (WHO - GMP). Rõ ràng, người dân có cơ sở để lo ngại về chất lượng thuốc nội [1].

Các công ty dược liên doanh như Sanofi Việt Nam, Vinaspecia, Stada Việt Nam... đã ăn nên làm ra tại Việt Nam. Ở thời điểm đầu năm 2013, ông Christopher A. Viehbacher, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Sanofi cho biết, doanh số của Sanofi ở Việt Nam đã gần 100 triệu Euro và còn tiếp tục tăng. Đặc biệt, dù dẫn đầu thị phần nhưng Sanofi Việt Nam vẫn không ngừng đầu tư để mở rộng hoạt động.Đơn cử năm 2013, Sanofi Việt Nam đã chi ra 75 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ 3 ở Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2015. Mục tiêu của nhà máy này là sản xuất dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân chất lượng cao với công suất ban đầu là 90 triệu hộp/năm và có thể tăng lên 150 triệu hộp/năm. Sanofi Việt Nam có kế hoạch từ năm 2012-2015 sẽ giới thiệu ra thị trường 18 dược phẩm và vắc-xin mới.

Nhìn chung, sự cạnh tranh trong ngành dược là rất gay gắt. Nó đến từ cả bên trong và bên ngoài, yêu cầu các công ty dược Việt Nam phải tìm ra những chiến lược marketing thích hợp để tồn tại và phát triển.

23

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing Mix tại Công ty Cổ phần Traphaco (Trang 27 - 30)