Chương 4: Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm LHQT
4.3.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Trung tâm LHQT Tracotour
Tracotour
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành thì không chỉ cần có sự cố gắng của riêng mỗi doanh nghiệp lữ hành và ngành du lịch, mà phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và sự nhận thức của người dân về du lịch. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch, cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành nói chung và Trung tâm LHQT Tracotour nói riêng. Trong phạm vi luận văn này em xin đề xuất một số kiến nghị sau:
4.3.2.1 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch
Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan quản lý chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực du lịch trên phạm vi toàn quốc, vì vậy tổng cục du lịch cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp lữ hành.
- Phải đưa ra các chính sách nhằm tuyên truyền luật du lịch và các nghị định hướng dẫn của Chính Phủ, các văn bản liên quan của Tổng cục du lịch đế các doanh nghiệp lữ hành và nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
- Phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra kịp thời việc thi hành luật du lịch và các văn bản pháp lý có liên quan, nhằm rút ra kinh nghiêm để xây dựng luật du lịch một cách hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng như Bộ văn hoá thông tin, Bộ tài chính, Bộ công an, ngành Hàng không, ngành Giao thông vận tải… để tạo sự phối hợp kịp thời, nhịp nhàng giải quyết các khó khăn vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Tổng cục du lịch phải đưa ra các chính sách quảng bá du lịch tới các thị trường du lịch quốc tế theo từng năm du lịch khác nhau như năm 2010 sẽ tổ chức quảng bá du lịch chào đón đại lễ hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Ngoài ra, Tổng cục du lịch cần có những chính sách phát triển du lịch hợp lý, toàn diện và bảo tồn các di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh như phố cổ Hà Nội, cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An…
- Mở rộng hợp tác Quốc tế và triển khai các hiệp định du lịch . Tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức du lịch thế giới.
4.3.2.2 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần xem xét, phê chuẩn luật du lịch tạo môi trường pháp lý ổn định giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường canh tranh bình đẳng, lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước cần phải hoàn thiện các thủ tục hành chính về công tác xuất nhập cảnh để thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam thuận tiện hơn. Đối với các doanh nghiệp lữ hành cần rà xoát lại các văn bản quản lý, loại bỏ những văn bản không phù hợp và hết hiệu lực đối với hoạt động kinh doanh lữ hành và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lý du lịch.
Nhà nước cần xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam về “ Năm du lịch Quốc gia 2010” hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà nội bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, Nhà nước nên đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vốn và những cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải… để phục vụ các hoạt động kinh doanh lữ hành trên toàn Quốc.
Nhà nước có các chính sách thuận lợi cho việc đầu tư, vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành để đầu tư phát triển du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành. Nhà nước cũng cần có các chính sách ưu tiên miễn giảm thuế đối
với các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mới, những vùng mà tài nguyên chưa được khai thác. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch.
Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra đối với các hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong mỗi doanh nghiệp lữ hành khi thực hiện kinh doanh, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.