Yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018 (Trang 42 - 44)

Năm 2002, do sự phát triển vƣợt bậc của ngành viễn thông Việt Nam, Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông ra đời đã tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trƣờng viễn thông phát triển, thúc đẩy cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thị trƣờng này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và nảy sinh nhiều yếu tố mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông đã không còn theo kịp sự phát triển của ngành này. Luật viễn thông ra đời là điều cần thiết để thúc đẩy ngành viễn thông - CNTT Việt Nam phát triển. Gồm 6 chƣơng và 66 điều, Luật viễn thông quy định một số nội dung quan trọng nhƣ: mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng, nhằm bảo đảm môi trƣờng kinh doanh viễn thông cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch.

Theo luật Viễn thông, có một số điều luật mới gây ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đó là:

35

Điều 13 của chƣơng 2 quy định: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc thành lập theo pháp luật Việt Nam đều đƣợc tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng nhƣ thiết lập hạ tầng mạng viễn thông. Trong đó, DN tƣ nhân đƣợc thiết lập hạ tầng mạng viễn thông. Có thể thấy, dự thảo Luật viễn thông đã mạnh dạn đề nghị việc mở rộng và huy động mọi thành phần kinh tế của xã hội, kể cả tƣ nhân tham gia xây dựng hạ tầng mạng, nhằm làm giảm rủi ro kinh doanh vốn nhà nƣớc, nếu chỉ để doanh nghiệp nhà nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực này, đồng thời đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc gia nhập thị trƣờng viễn thông.

Thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhƣ: nhiều công nghệ mới đƣợc áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao, giá cƣớc ngày càng hạ....

Ngoài ra, Luật viễn thông cũng quy định những điều khoản nhằm làm tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trong hoạt động viễn thông, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động quản lý viễn thông, và áp dụng cơ chế thị trƣờng trong quản lý tài nguyên viễn thông.

Theo Bộ TT&TT thì tài nguyên viễn thông gồm: tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet, là dạng tài nguyên có giá trị và trong nhiều trƣờng hợp là tài nguyên quý hiếm, hữu hạn, mang tính thƣơng mại cao và tổng số nguồn tài nguyên này không đủ khả năng phân bổ theo nhu cầu sử dụng.

Một cơ chế thị trƣờng đƣợc đề nghị để quản lý tài nguyên viễn thông. Chẳng hạn: Các tài nguyên nhƣ băng tần số sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức thi tuyển, đấu giá; Cho phép chuyển nhƣợng quyền sử dụng

36

tài nguyên viễn thông có đƣợc thông qua đấu giá; Thực hiện đền bù khi Nhà nƣớc giải phóng tài nguyên viễn thông theo quy hoạch....

Đối với việc mở rộng cửa để đón nhận các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng viễn thông Việt Nam, các DN trong nƣớc dƣờng nhƣ cũng đã chuẩn bị từ lâu, và đây là điều tất yếu khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Luật viễn thông quy định sẽ thực hiện việc này theo lộ trình Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Theo đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải có dự án đầu tƣ và làm thủ tục đăng ký đầu tƣ hoặc thẩm tra đầu tƣ tại cơ quan nhà nƣớc quản lý đầu tƣ để đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tƣ mới vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông thì không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp mới và làm thủ tục thực hiện dự án đầu tƣ đó, mà có thể làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc làm thủ tục điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tƣ đã có và trực tiếp làm thủ tục xin cấp giấy phép viễn thông.

Nhƣ vậy, cùng với sự ra đời của Luật viễn thông, hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh trong ngành đã trở nên chặt chẽ hơn, hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên từ đó cũng sinh ra một loạt vấn đề cấp thiết, trong đó có sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành khi mọi thành phần kinh tế cũng có thể tham gia.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018 (Trang 42 - 44)