Lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh cho từng ngành mục tiêu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018 (Trang 75 - 77)

Trong tình hình cạnh tranh đang trở nên khốc liệt nhƣ hiện nay, đặc biệt đối với một ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhƣ viễn thông, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Nhƣ tôi đã phân tích ở chƣơng 2, phần tổng hợp SWOT, để có thể phát triển mạnh mẽ, khẳng định đƣợc vị thế số 1 của mình cũng nhƣ xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh đa dạng hóa, Viễn thông Hà Tĩnh cần phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu của mình trên cơ sở môi trƣờng kinh doanh nhiều cơ hội nhƣng cũng đầy thách thức nhƣ hiện nay. Trƣớc hết, doanh nghiệp cần nắm bắt các cơ hội đầu tƣ để nâng cao thế mạnh về vốn, công nghệ, thị phần cũng nhƣ học hỏi những kinh nghiệm về quản lý, khai thác công nghệ. Thứ hai, doanh nghiệp cần có những phƣơng án linh hoạt trong cuộc „chiến tranh giá cả‟, tận dụng tốt thế mạnh

T hấp

68

của mình để là luôn là „ngƣời dẫn dắt cuộc chơi‟. Thứ ba, Viễn thông Hà Tĩnh cần nắm bắt công nghệ, tăng cƣờng đầu tƣ vào các dịch vụ gia tăng.

Trên cơ sở phân tích nhƣ trên, đối với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, tôi mạnh dạn đƣa ra các chiến lƣợc nhƣ sau :

3.2.1. Viễn thông Hà Tĩnh sẽ sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí:

Với lợi thế uy tín, rào cản gia nhập ngành cao, VNPT sẽ duy trì đƣợc vị trí độc quyền của mình do hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi chi phí đầu tƣ cơ sở hạ tầng công nghệ lớn, các doanh nghiệp khác khó có cơ hội tham gia vào hoạt động này cạnh tranh với VNPT. Đồng thời, Viễn thông Hà Tĩnh cần tận dụng các cơ hội để khắc phục điểm yếu theo chiến lƣợc WO trong mô hình SWOT, đó là tăng cƣờng liên doanh, liên kết các doanh nghiệp để tận dụng tối đa hiệu quả của tài sản cố định nhƣ cho thuê đƣờng truyền, cho thuê hạ tầng mạng.

3.2.2. Đối với lĩnh vực cung cấp mạng điện thoại:

Viễn thông Hà Tĩnh sẽ sử dụng chiến lƣợc khác biệt hóa đối với bốn dòng sản phẩm: Di động sử dụng thuê bao trả trƣớc, di động sử dụng thuê bao trả sau, cố định, cố định không dây để tạo ra dấu ấn của thƣơng hiệu bằng việc khẳng định chất lƣợng đƣờng truyền, các tính năng, tiện ích vƣợt trội của sản phẩm . Thực hiện giải pháp WT trong mô hình SWOT, VNPT Hà Tĩnh cần xây dựng „lực lƣợng khách hàng trung thành‟ để giảm thiểu số lƣợng khách hàng rời bỏ mạng. Cụ thể, Viễn thông Hà Tĩnh cần chú trọng hơn nữa chất lƣợng của dịch vụ, công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, ƣu tiên khách hàng lớn, khách hàng lâu năm bằng chính sách cƣớc dịch vụ.

3.2.3. Đối với lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ khác:

Viễn thông Hà Tĩnh sử dụng chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí đối với các sản phẩm thẻ điện thoại. Đơn vị sẽ dựa vào năng lực tài chính vững mạnh để tung ra các đợt khuyến mãi lớn nhằm thu hút khách hàng. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ MyTV công ty sẽ sử dụng chiến lƣợc tập trung hóa.

69

Bên cạnh đó VNPT cần mạnh dạn phát triển các kênh bán lẻ nhƣ xây dựng hệ thống các siêu thị điện tử viễn thông trên địa bàn, cung cấp ra thị trƣờng các sản phẩm chất lƣợng giá thành hợp lý. Để khắc phục điểm yếu của mình trong công tác bán hàng, viễn thông Hà Tĩnh cần đầu tƣ vào khâu đào tạo nhân lực, tuyển dụng những lao động có trình độ, có kỹ năng bán hàng, xây dựng đội ngũ bán hàng năng động, chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Viễn thông hà Tĩnh giai đoạn 2013-2018 (Trang 75 - 77)