Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 38 - 44)

B. Nội dung

1.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước châu Phi

Bước vào thập kỷ 80, Việt Nam “ đang ở trong tình trạng trầm trọng

của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội” [10,12]. Cũng trong giai đoạn này,

tình hình thế giới có những biến động mạnh mẽ, xuất hiện những xu thế mới và những đặc điểm mới.

Những xu thế đó vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam. Chúng ta muốn tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng cũng như bảo vệ những thành quả mà chúng ta đã đạt được, thì yêu cầu đặt ra là phải đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, dần đi vào thế ổn định và phát triển, đồng thời phải phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch và thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, đổi mới là giải pháp Việt Nam phải tính đến.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986) được tiến hành đã mở đầu cho công cuộc đổi mới.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế trong thời gian qua, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu cho chặng đường tiếp theo, trong đó, đổi mới công tác đối ngoại là một nội dung quan trọng đề ra đường

lối đối ngoại rộng mở, xác định nhiệm vụ hàng đầu là “ tranh thủ điều kiện

quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” [8, 99]. Đặc biệt, một trong những phương hướng chính sách về đối

ngoại được thông qua tại Đại hội VI là “mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình” [8, 99 - 100].

Mục tiêu của công tác đối ngoại của nước ta là “Phải củng cố và giữ

vững hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế’’.

Phương thức đấu tranh mới là “chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ

trạng thái đối đầu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình với tất cả các đối tác chính”.

Có thể nói, chính sách này của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ bạn bè quốc tế trong đó có nhân dân các nước châu Phi.

Cùng với việc triển khai chính sách láng giềng và khu vực thân thiện, Việt Nam đã nâng cao quan hệ với các nước châu Phi lên một giai đoạn mới, sôi động và phong phú hơn. Nhất là từ sau khi chính thức tái thiết lập quan hệ kinh tế những năm 90 của thế kỷ XX. Từ đây, Việt Nam coi các nước châu Phi là đối tác rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, là nhân tố giúp cho Việt Nam có được uy tín quốc tế cao hơn và là một bạn hàng quan trọng giúp Việt Nam thu được những nguồn lợi kinh tế to lớn. Chính vì vậy, Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở cả song phương và đa phương trên nhiều phương diện với các nước châu Phi, bằng cách tăng cường đối thoại chính trị và thúc đẩy hợp tác kinh tế trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đặc biệt từ năm 1995 khi Việt Nam chính thức trở

thành thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) thì quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi lại càng có cơ hội để phát triển.

Chính sách thương mại của Việt Nam đối với châu Phi được thể hiện rõ tại các kỳ Đại hội Đảng VII, VIII và IX. Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, các nước châu Phi được xác định là thị trường mới, bạn hàng mới cần tập trung phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển quan hệ thương mại với các nước châu Phi như khó khăn về địa lý, thiếu thông tin thị trường, bạn hàng, tập quán buôn bán và khả năng thanh toán có hạn của các doanh nghiệp châu Phi, nhưng Chính phủ vẫn thể hiện sự quan tâm tới phát triển quan hệ thương mại với châu lục này thông qua bốn hướng ưu tiên quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam và các nước châu Phi mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã đề ra tại Hội thảo Việt Nam - châu Phi năm 2003.

Bước vào thập kỷ 90, trong bối cảnh cục diện thế giới có nhiều thay đổi, tại Đại hội Đảng lần thứ VII vào tháng 7/1991, Đảng ta đã xác định chủ

trương “Mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại

trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong”. Cùng với chủ trương đó, quan hệ thương mại giữa nước ta và các

nước châu Phi, sau nhiều thập kỷ ở mức độ không đáng kể, đã thật sự bắt đầu được “khởi động” trong giai đoạn 1991 - 1995. Chỉ trong bốn năm từ năm 1991 đến năm 1995, kim ngạch thương mại giữa nước ta và các nước châu Phi tăng gấp ba lần, từ 15,5 triệu USD lên 45,9 triệu USD, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền thương mại của cả nước.

Đại hội Đảng lần thứ VIII vào tháng 6/1996 tiếp tục xác định những

nhiệm vụ đặt ra cho công tác phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta là: “Củng

cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị

trường”. Giai đoạn 1996 - 2000. Việt Nam tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế

với tinh thần sẵn sàng là bạn và mong muốn hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thời gian này, cơ cấu bạn hàng của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn. Thay thế cho Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, những bạn hàng chủ yếu của nước ta là các nước châu á - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu, ASEAN và gần đây nhất là Mỹ. Bên cạnh đó, nước ta đẩy mạnh khai phá và mở rộng buôn bán với mọi khu vực thị trường khác trên thế giới, trong đó có các nước châu Phi. Buôn bán hai chiều Việt Nam - châu Phi tiếp tục tăng hơn bốn lần, từ 45,9 triệu USD năm 1995 lên 190,1 triệu USD năm 2000. Có thể nói bước vào thời kỳ 2001 - 2010, mối quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi đã thực sự có được nền tảng cơ bản cho những bước phát triển tiếp theo.

Đại hội Đảng lần thứ IX tháng 4/2001 một lần nữa khẳng định chủ

trương “Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế ” theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Đảng

chủ trương duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Châu Phi nằm trong số những thị trường

được quan tâm chú trọng phát triển: “Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước

bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh, các nước trong Phong trào Không liên kết”. Thương mại hai chiều Việt Nam - châu Phi có bước tăng

trưởng mạnh, đạt 911,4 triệu USD năm 2005, tăng gấp 5 lần so với mức 190,1 triệu USD năm 2000 [55,45].

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xuất nhập khẩu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta những năm đầu thế kỷ 21, tháng 9/2000, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu

thời kỳ 2001 - 2010”. Chiến lược này đã chỉ rõ mục tiêu chung của hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cần bằng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”. Về thị trường xuất nhập khẩu, một trong những quan điểm chủ đạo đã được chiến lược khẳng định là. “Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Mỹ La tinh, châu Phi”.

Nghị quyết TW07 của Bộ Chính trị ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã xác định một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế của nước ta, trong đó nêu rõ: “Cũng như trong lĩnh vực chính

trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế ”.

Một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam với các nước châu Phi, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thị trường châu Phi và đặt ra định hướng phát triển và tạo tiền đề cho giai đoạn sắp tới trong quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi là việc Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo “Việt Nam - châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” diễn ra từ ngày 28 - 30/03/2003. Hội thảo thực sự là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan

hệ Việt Nam - các nước châu Phi đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức về lợi ích, khả năng và triển vọng hợp tác của cả hai bên.

Phát biểu tại Hội thảo, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Trong khi coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước lớn, Việt Nam chủ trương phát huy mối quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống trong hoàn cảnh mới, theo phương châm cùng nhau tạo dựng cơ hội và cùng nhau chia sẻ lợi ích hợp tác, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với các nước bạn bè châu Phi”. Tại hội thảo, Thủ tướng cũng đã đề xuất 4 hướng ưu tiên quan trọng để đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Việt Nam và châu Phi là:

- Tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi về mọi lĩnh vực cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

- Ưu tiên thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế và hợp tác song phương, đa phương, trước hết về các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động, chuyên gia, thông tin... tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

- Tăng cường trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng đất nước, xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, phòng chống bệnh tật, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, khai thác có hiệu quả tài nguyên.

- Kết hợp giữa quan hệ song phương và đa phương, tăng cường phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các tổ chức tương ứng ở hai châu lục, phấn đấu cho hoà bình, hợp tác phát triển, cho mối quan hệ chính trị vì kinh tế quốc tế bình đẳng.

Bốn định hướng này có thể xem là trụ cột trong chính sách phát triển quan hệ Việt Nam - châu Phi, cụ thể hoá quan điểm của Đảng đề ra tại các kỳ Đại hội và chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 đã được

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)