Quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 44 - 48)

B. Nội dung

1.4. Quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và

Tóm lại, bước vào thập kỷ này, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là hết sức rõ ràng và nhất quán: Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong quá trình đó, châu Phi là một khu vực thị trường tiềm năng nhất thiết phải được khai phá và phát triển đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Việt Nam và đầu vào của nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, duy trì sự tăng trưởng bền vững cho nền thương mại cũng như nền kinh tế đất nước.

1.4. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nước châu Phi nước châu Phi

Nhiều thập niên qua, quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi đã in đậm những dấu son tươi thắm về tình hữu nghị tốt đẹp trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, hợp tác quân sự v.v... Vị trí và uy tín của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân các nước châu Phi.

Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước châu Phi là quan hệ giữa những người anh em cùng cảnh ngộ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng từ những năm 1920, khi người hoạt động tại Pari cùng các đồng chí châu Phi trong Hiệp hội các dân tộc bị áp bức ở á - Phi. Những điểm tương đồng về lịch sử và nguyện vọng cháy bỏng về độc lập dân tộc đã làm cho nhân dân ta và nhân dân các nước châu Phi thêm gắn bó. Gần 50 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã khích lệ nhân dân các dân tộc châu Phi đứng lên đấu tranh chống ách đô hộ

của thực dân, làm cho thập kỷ 60 của thế kỷ 20 trở thành thập kỷ châu Phi với hơn 20 nước châu Phi giành được độc lập. Trong suốt hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhân dân châu Phi luôn đứng bên cạnh Việt Nam cùng với các thành viên của “Phong trào Không liên kết” nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế. Do đó, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với các nước châu Phi vượt lên trên các mối quan hệ đơn thuần dựa trên lợi ích. Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước châu Phi và phát huy tối đa ấy trong hoàn cảnh mới, còn là nghĩa vụ tình cảm, là trách nhiệm với quá khứ và thể hiện truyền thống thuỷ chung, trước sau như một của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 1964, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước châu Phi mới chính thức được thiết lập với 7 nước ban đầu.

như vậy, trước năm 1986 quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước châu Phi chủ yếu là trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, nhưng nó là cơ sở nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực sau này nhất là từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay).

Đại đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối đối ngoại đổi mới đã trở thành động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nếu như năm 1964 quan hệ ngoại giao Việt Nam - các nước châu Phi chính thức thiết lập chỉ

được với 7 nước ban đầu thì đến nay đã tăng lên 48 nước trong tổng số 54

nước, trừ 6 nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao là Botswana, Comoros, Malawi, Trung Phi, Liberia và Swaziland.

Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Phi trong nhiều lĩnh vực khác thông qua kí kết các hiệp định khung và hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật.... Việt Nam và các nước châu Phi

cũng đã tích cực phối hợp trên các diễn đàn quốc tế như Phong trào Không liên kết, cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc và các diễn đàn quốc tế khác trong cuộc chiến tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. Trước những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, các nước châu Phi đã tỏ thái độ khâm phục, muốn trao đổi và học tập về đường lối xây dựng, phát triển đất nước của nước ta. Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ, đáp ứng những nhu cầu hợp tác vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của phía bạn. Những năm qua các nước châu Phi đã đón nhận hàng nghìn lượt chuyên gia Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, ngân hàng, nông nghiệp sang hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm. Hiện nay, nước ta có các chuyên gia nông nghiệp, thuỷ sản làm việc tại Xênêgan, Côngô, Mađa gaxca, Bênanh... trong khuôn khổ hợp tác ba bên với sự trợ giúp tài chính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO)... trong các quan hệ này, kinh tế được coi là lĩnh vực quan trọng nhất, ngày càng được mở rộng và mang lại kết quả thiết thực.

Năm 2009 được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ về lĩnh vực kinh tế - thương mại với chõu Phi. Chương trỡnh hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2006 - 2010 đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, ngày 05/03/2009, Bộ Công Thương đó ban hành Chương trỡnh hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008 - 2010

Như thế, quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và các nước châu Phi ngày càng phát triển, nó cũng chính là cơ sở quan trọng để phát triển các mối quan hệ khác, trong đó quan hệ kinh tế thương mại là quan hệ hợp tác đạt nhiều kết quả nhất.

Như vậy, từ năm 1986 với đường lối đổi mới của Đảng, quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước châu Phi được khởi sắc, đặc biệt là từ năm 1990 đánh dấu một thời kỳ phát triển quan hệ kinh tế thương mại mới của Việt Nam với các nước châu Phi. Tạo điều kiện cho nền kinh tế đi lên của cả hai bên cũng như sự mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Đạt được điều đó là nhờ vào mối quan hệ truyền thống của nhân dân Việt Nam và nhân dân châu Phi từ trước.

Chúng ta biết rằng, quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Phi ngày càng phát triển như vậy là do chính bản thân nó chịu nhiều tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó mỗi nhân tố đều có vai trò, vị trí riêng tác động ở những mức độ khác nhau, góp phần vào việc quyết định quá trình vận động và chiều hướng phát triển của mối quan hệ.

Có thể thấy, chính những thay đổi cơ bản về chính trị, xã hội, kinh tế ở các nước châu Phi là nhân tố đóng vai trò quyết định trực tiếp đến sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Sự đổi mới đường lối đối ngoại của Việt Nam từ 1986 với những chính sách thiết thực là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mối quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Bên cạnh đó, sự chi phối mạnh mẽ của tình hình quốc tế, của khu vực là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến chiều hướng phát triển mối quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi. Việc tìm hiểu những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi chính là cơ sở quan trọng để chúng ta tìm hiểu và lý giải những chủ trương, giải pháp của Việt Nam đưa ra nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi phát triển hơn nữa.

Chương 2

Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi

(từ năm 1986 đến nay)

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)