Quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước châu Phi khác

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 96 - 102)

B. Nội dung

2.3.7. Quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước châu Phi khác

a) Quan hệ thương mại Việt Nam - Madagasca

Madagasca là quốc gia nằm ở ấn Độ Dương, phía Đông Nam Châu Phi, có diện tích 587.000km2, dân số 16,5 triệu người, Việt Nam và Madagasca đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972 và từ đó đến nay, quan hệ hợp tác hai nước không ngừng được củng cố, đặc biệt với việc khánh thành tượng đài Bác Hồ tại thủ đô ăng-ta-na-na-ri-vô tháng 3/2003 và chuyến thăm Madagasca của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tháng 11/2003.

Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Giá trị xuất khẩu của ta sang Madagasca mấy năm gần đây mới chỉ đạt từ 2,7 đến 3 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo, bột nở, hoá chất, xà phòng, sản phẩm nhựa, hàng mây tre, hàng may mặc, giày dép, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp... Ta cũng nhập khẩu từ Madagasca một số máy móc với giá trị không lớn.

b) Quan hệ thương mại Việt Nam - Senegal

Senegal nằm ở khu vực Tây Phi. Với diện tích rộng 196.190km2, Senegal có dân số khoảng 11,9 triệu dân và ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Đây là một trong những nước ổn định nhất châu Phi phía Nam Sahara.

Senegal thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 29/12/1969. Về quan hệ kinh tế, hai nước đã hợp tác tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình ba bên do FAO tài trợ, trong đó Việt Nam cung cấp chuyên gia và công nhân để giúp Senegal phát triển canh tác lúa, chè, chăn nuôi gia súc và thuỷ sản. Về thương mại, Việt Nam xuất sang Senegal các sản phẩm như gạo, chè, hạt tiêu, máy nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may... và thông qua nước này xuất sang các nước châu Phi khác, đồng thời cũng nhập từ Senegal bông, nguyên liệu gỗ, hạt điều, hoá chất các loại, keo dán, vật liệu ảnh, xà phòng và chất tẩy rửa. Riêng về gạo, mỗi năm

Senegal phải nhập khoảng 50 triệu tấn trong đó phần lớn từ Thái Lan (gạo thơm các loại), Việt Nam, Ai Cập, Mỹ và ấn Độ. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Senegal đạt 5.478.836 USD và nhập khẩu đạt 283.720 USD. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Senegal đạt 42,6 triệu USD.

Cho đến nay, Việt Nam và Senegal vẫn chưa mở Đại sứ quán, văn phòng liên lạc cũng như thương vụ. Chính vì vậy mà quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Nhận thức được điều đó, hai bên hiện đang tích cực chuẩn bị để đi đến ký kết Hiệp định thương mại.

c) Quan hệ thương mại Việt Nam - Libya

Libya nằm ở Bắc Phi. Diện tích 1,75triệu km2, dân số 5,9 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 8.400 USD (PPP,2005), tăng trưởng kinh tế 8,5% năm 2005. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 15/3/1975, hai nước luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh của nhân dân mỗi nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước. Trong nhiều năm qua, giữa hai nước đã liên tục diễn ra các đoàn viếng thăm lẫn nhau và ký kết nhiều hiệp định nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó phải kể đến Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, lập Uỷ ban liên Chính phủ cấp Bộ trưởng, Hiệp định về trao đổi thường kỳ giữa hai Bộ ngoại giao, Thoả thuận về hợp tác giữa 2 hãng Thông tấn xã Việt Nam (VNA) và thông tấn xã Libya (JANA).

Tiềm năng tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước là rất to lớn song quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước chưa phát triển ngang tầm quan hệ chính trị và tiềm năng sẵn có của mỗi nước. Tổng giá trị trao đổi hàng hoá giữa hai nước trong những năm gần đây có thể coi là không đáng kể, quan hệ hợp tác đầu tư chưa được đánh thức.

đã gắn bó hai nước trong nhiều năm qua và trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, hai nước đều có nhu cầu khai thác những tiềm năng sẵn có để tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Việt Nam và Libya cùng là hai nước đang phát triển, là thành viên Phong trào không liên kết và có cùng mục tiêu đấu tranh vì hoà bình, hợp tác và phát triển, bởi vậy mà cơ hội hợp tác song phương rất to lớn. Gần đây, trong chuyến thăm Việt Nam của đoàn Uỷ ban đối ngoại hội nghị nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Libya do ông S.S.Shahumi, Chủ nhiệm Uỷ ban dẫn đầu, Libya đã đề nghị hai bên trao đổi để đi đến ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Đây là một đề nghị rất thiết thực vì việc tăng cường hợp tác đầu tư chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của thị trường hai nước mà cả thị trường hai khu vực và quốc tế.

d) Quan hệ thương mại Việt Nam - Zambia

Cộng hoà Zambia ở miền Nam châu Phi. Diện tích 752.614km2. Dân số 11,5 triệu người (ước tính 2006). GDP đầu người đạt 900USD (PPP, 2005). Việt Nam và Zambia thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 15/9/1972. Quan hệ thương mại giữa hai nước còn chưa phát triển và Zambia thường nhập siêu. Năm 2003, ta chỉ xuất khẩu sang Zambia khoảng 1 triệu USD gồm cà phê, hàng dệt may và một số hàng hoá khác, trong khi nhập khẩu từ thị trường này 4,5 triệu USD, chủ yếu là hoá chất và kim loại các loại.

Ngoài ra, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, khai khoáng.

Trước mắt, hai bên cần thoả thuận và ký kết một số hiệp định nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác lâu dài giữa hai nước như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật; Hiệp định bảo hộ đầu tư; Hiệp định thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

e) Quan hệ thương mại Việt Nam - Burkina Faso

Burkina Faso nằm ở khu vực Tây Phi, diện tích 273.800km2, dân số 13,9 triệu (ước tính 2006). GDP đầu người năm 2005 đạt 1200 USD (2005). Việt Nam và Burkina Faso lập quan hệ ngoại giao ngày 16/11/1973. Từ trước tới nay hai nước ít trao đổi đoàn thăm viếng lẫn nhau. Tháng 11/1996 Phó thủ tướng Nguyễn Khánh thăm chính thức Burkina Faso, nhân dịp này hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Bộ trưởng ngoại giao Burkina Faso thăm Việt Nam năm 1997, nhân dịp này hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ nông nghiệp Burkina Faso và Bộ nông nghiệp Việt Nam. Tháng 11/1997, Tổng thống Burkina Faso đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp. Tháng 10/2002, tại Hội nghị cấp cao 9 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Liban, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tiếp Tổng thống Burkina Faso, B.Compaoré.

Về kinh tế thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước còn rất hạn chế. Năm 2001, Việt Nam xuất sang Burkina Faso được 1,023 triệu USD, năm 2002, 98.000 USD và năm 2003, 318.342 USD, gồm giày dép, hàng dệt may, kim cương thành phẩm, nhang trừ muỗi, thuốc trừ sâu, màn rèm, sợi tổng hợp và nhập khẩu năm 2003, 493.871 USD gồm vải dệt thoi từ sợi bông, bông...

g) Quan hệ thương mại Việt Nam - Bờ Biển Ngà

Nằm ở khu vực Tây Phi. Diện tích 322.640 km2, dân số 17,6 triệu (2006). GDP/người 1500 USD (PPP, 2005). Việt Nam và Bờ Biển Ngà thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 6/10/1975 nhưng hai bên cũng chưa lập Đại sứ quán hay Lãnh sự quán. Mặc dù vậy nhưng Việt Nam và Bờ Biển Ngà có quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp. Cũng giống như các quốc gia châu Phi khác, Bờ Biển Ngà rất khâm phục nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Giờ đây, nước bạn lại rất ngưỡng mộ những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới và bày

tỏ mong muốn được tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Quan hệ kinh tế song phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Về thương mại, Bờ Biển Ngà nhập của Việt Nam các mặt hàng như gạo, chất dẻo nguyên liệu, giấy các loại, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả tươi và sấy khô, pho mát, săm cao su, tủ lạnh, tranh vẽ và các thiết bị khác... (trị giá 4,6 triệu USD vào năm 2003) và xuất sang Việt Nam chủ yếu là bông, hạt điều và phân bón các loại.

Về tiềm năng phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước, Bờ Biển Ngà là một thị trường có tiềm năng nhất khu vực Tây Phi bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Sở dĩ đây là một thị trường triển vọng vì không đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và mẫu mã quá cao như ở các khu vực khác. Ngoài ra, những mặt hàng mà nước bạn cần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng. Trong năm 2001, nhập khẩu của Bờ Biển Ngà đã tăng 3,6% trong đó hàng thực phẩm tăng 17,4% và hàng tiêu dùng 16,2%, riêng nhập khẩu gạo tăng tới 37,3%. Đây là những mặt hàng mà ta có thể khai thác. Mặt khác, Bờ Biển Ngà là một thành viên của Liên minh kinh tế tiền tệ châu Phi (UAMOA), áp dụng những quy định chung về xuất nhập khẩu của tổ chức này nên ta có thể sử dụng Bờ Biển Ngà như một cầu nối để thâm nhập những thị trường khác. Bên cạnh đó, ta có thể mua một số sản phẩm xuất khẩu của Bờ Biển Ngà như bông, phân bón, hoa quả... với giá rẻ để phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc chế biến xuất khẩu.

Tiểu kết chương 2:

Như vậy, sau khi các hiệp định, quy ước được kí kết giữa Việt Nam với các nước châu Phi, cơ sở pháp lý được hình thành trong quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi đã thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên ngày càng phát triển, nhất là từ thập kỷ 90. Kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên ngày càng tăng lên rõ rệt. Điều này có lợi cho sự phát triển kinh tế của cả hai bên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rõ là trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi được chọn khảo sát (trong đó phía Nam chiếm 65% tổng số doanh nghiệp và phía Bắc chiếm 35%), loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm số đông (33%); tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, song nhiều nhất là nhóm kinh doanh sản phẩm nội thất, mỹ nghệ và văn phòng phẩm (chiếm 19%). Ngoài ra là dệt may, hoá chất, nông sản, dược phẩm, giầy da, kim khí, điện tử, chế biến thực phẩm, dịch vụ. Thị trường Nam Phi được coi trọng nhất; Ai cập, Algeria và Nigêria là những thị trường được nhiều doanh nghiệp có ý định tiếp cận.

Có mặt hầu khắp các nước châu Phi, hàng hoá của các doanh nghiệp này trước hết là gạo, cà phê, tiếp đến là giầy da và may mặc. Đổi lại, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước châu Phi là tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là gỗ (nhiều nhất từ Nam Phi), quặng, sắt, thép, tân dược, một số nông sản khác như: hạt điều (nhập từ Nigêria, Tanzania, Bờ Biển Ngà...), bông (nhập từ Ai Cập, Nam Phi, Tanzania...), dịch vụ đưa đón khách du lịch sang Việt Nam.

Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, thặng dư thương mại của Việt Nam với các thị trường các nước châu Phi sẽ còn tiếp tục tăng.

Chương 3

Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam với các nước châu phi

(từ năm 1986 đến nay)

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)