Quan hệ thương mại Việt Na m Ai Cập

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 83 - 86)

B. Nội dung

2.3.2. Quan hệ thương mại Việt Na m Ai Cập

Ai Cập là một nước Bắc Phi, có thủ đô là Cairo. Diện tích 995.450 km2, dân số 78,5 triệu người (tháng 4/2006). Thu nhập GDP bình quân đầu người 4.282 USD (năm 2005), tăng trưởng kinh tế là 4,8% (2005). Ai Cập là một trong những nước châu Phi đầu tiên mà nước ta sớm thiết lập quan hệ ngoại giao (1963) và là một trong 5 quốc gia châu Phi mà ta đã có đại diện thương mại. Các nhà lãnh đạo hai nước đã có nhiều chuyến thăm chính thức, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Hơn 40 năm qua hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng mối quan hệ thương mại.

Tháng 5/1994 hai nước đã ký Hiệp định thương mại mới (Hiệp định cũ ký tháng 2/1964), đồng thời thoả thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Ai Cập. Tháng 9/1997, kỳ họp thứ nhất của Uỷ ban đã được tiến hành tại Hà Nội. Trong kỳ họp này, hai bên đã ký một loạt các hiệp định và thoả thuận như Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (ký tắt), Hiệp định hợp tác du lịch (ký tắt), Nghị định thư về hợp tác ngoại giao, Biên bản ghi nhớ giữa phòng thương mại và công nghiệp hai nước...

Thập kỷ 90 đánh dấu bước phát triển tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập. Giai đoạn 1991 - 1995 hầu như không có buôn bán song phương, trừ năm 1991 nước ta nhập từ Ai Cập khoảng 2,2 triệu USD. Năm 1995, nước ta bắt đầu xuất khẩu sang Ai Cập. Sau đó xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn 1995 - 2001. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai nước

đạt 64,2 triệu USD.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ai Cập là gạo, hạt tiêu, cà phê, đồ điện, điện tử, thiết bị cơ khí, hàng dệt may, giày dép, nguyên liệu thuốc lá, lưới đánh cá, chè, đồ gỗ... Nước ta nhập khẩu từ Ai Cập với khối lượng nhỏ các mặt hàng thảm, đồng, gạch xây dựng, chà là... Riêng năm 2000, mặt hàng xăng dầu được nhập khẩu với giá trị 2,2 triệu USD. Ngoài các mặt hàng nhập khẩu chính nêu trên, thương nhân Ai Cập còn quan tâm đến kinh doanh chuyển khẩu và nhập khẩu để tái xuất sang các nước khác trong khu vực Trung Đông và châu Phi.

Đáng lưu ý là trong những năm gần đây, các mặt hàng tạm nhập từ Việt Nam vào Khu thương mại tự do (free zones) của Ai Cập, sau đó tái xuất sang các nước khác (chủ yếu ở Tây Phi), chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2001, trong tổng xuất khẩu 28,6 triệu USD, xuất khẩu trực tiếp vào Ai Cập chỉ chiếm 7,6 triệu USD, còn 21 triệu USD là tạm nhập tái xuất (trong đó có toàn bộ khối lượng gạo xuất khẩu là 14,7 triệu USD). Một phần các giao dịch tạm nhập tái xuất này được thực hiện với các thương nhân người Liban có trụ sở tại Ai Cập. Ông Đặng Ngọc Quang - Tham tán Thương mại tại Ai Cập cho biết: Ai Cập năm 2007 đó nhập khẩu thủy sản Việt Nam trị giỏ tới hơn 20 triệu USD (gấp 5 lần so với năm 2006). Thêm vào đó, cà phê, cơm dừa... của Việt Nam cũng được thị trường Ai Cập ưa chuộng.

Ngoài trao đổi hàng hoá, thương mại dịch vụ cũng như hoạt động đầu tư giữa hai nước chưa phát triển. Hợp tác song phương giữa hai nước về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Nước ta và Ai Cập đều là thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Thoả ước Madrid liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế.

phát triển nhờ những thuận lợi chính là:

- Môi trường chính trị - xã hội của Ai Cập về cơ bản là ổn định. Kinh tế thương mại tiếp tục phát triển, mối quan hệ buôn bán của Ai Cập được mở rộng ra khắp các châu lục. Chính phủ Ai Cập ngày càng quan tâm thúc đẩy việc hợp tác kinh tế thương mại với khu vực châu á. Đây là những yếu tố tác động tích cực đến mối quan hệ thương mại giữa Ai Cập với Việt Nam.

- Giữa Việt Nam và Ai Cập luôn duy trì được mối quan hệ hữu nghị. Với việc tăng cường trao đổi các chuyến thăm của chính phủ và các Bộ ngành, các đoàn doanh nghiệp, lập thương vụ ở mỗi nước, ký kết Hiệp định thương mại và nhiều hiệp định khác, hai bên đã tạo được nền tảng cho trao đổi thương mại song phương.

- Thị trường Ai Cập về cơ bản không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập rất đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm một tỷ trọng lớn. Vì vậy, hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xâm nhập thị trường Ai Cập, đặc biệt là hướng đến những đối tượng bình dân. Bước đầu một số nông sản như hạt tiêu, cà phê, một số hàng điện, điện tử... đã tạo được chỗ đứng tại thị trường này.

- Thị trường Ai Cập giữ một vị trí chiến lược ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Đây có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập sang các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, thời gian qua Chính phủ Ai Cập đã thành lập một số khu thương mại tự do với nhiều điều kiện đầu tư và thương mại ưu đãi. Những khu thương mại tự do này đang buôn bán trực tiếp với gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hàng trực tiếp hoặc đầu tư sản xuất tại các khu thương mại này, sau đó xuất khẩu vào Ai Cập và sang các nước khác.

- Thâm nhập thị trường Ai Cập, doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các lợi thế do Ai Cập là thành viên của nhiều khu thương mại tự do như Khối

Comesa (thị trường chung Đông và Nam Phi với tổng số 300 triệu dân), các Khối liên minh các nước ả - Rập, Ai Cập có Hiệp định miễn thuế với EU đang dần thành lập Liên minh thuế quan với EU.

Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập đang nổi lên một số những khó khăn, đó là:

- Việt Nam và Ai Cập đã ký Hiệp định thương mại nhưng vẫn chưa giành cho nhau quy chế MFN. Do đó, ngoài mức thuế nhập khẩu thông thường, hàng hoá Việt Nam vẫn phải chịu thêm một khoản thuế nhập khẩu bổ sung không dưới 25% trị giá hàng hoá. Điều này làm giảm nhiều khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hơn nữa, đa số hàng hoá Việt Nam vẫn còn mới lạ đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Ai Cập. Các doanh nghiệp Ai Cập, trong khi hướng đến châu á, cũng chưa thật sự quan tâm đến thị trường Việt Nam.

- Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa có chiến lược xâm nhập thị trường Ai Cập một cách lâu dài, chỉ làm ăn mang tính thời vụ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Ai Cập do chất lượng chưa cao và các doanh nghiệp cũng chưa nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu thương phẩm, mẫu mã, bao bì đóng gói. Các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo sản phẩm, tham dự hội chợ, triễn lãm... chưa được đẩy mạnh tại thị trường Ai Cập. Các chuyến thăm và khảo sát thị trường Ai Cập của các đoàn Chính phủ và doanh nghiệp chưa thật sự phát huy được hiệu quả mong muốn.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)