B. Nội dung
3.3. Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác thương mạ
Việt Nam và các nước châu Phi có sự đoàn kết gắn bó lâu dài trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển sản xuất và tiêu dùng đã có những bước phát triển rất khả quan trong quan hệ về kinh tế, thương mại. Hiện tại, trong số 54 quốc gia ở châu Phi thì có hơn 40 nước đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán dỡ bỏ các rào cản thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường châu Phi là thị trường có nhiều triển vọng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, trong đề án xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2006 - 2010, bộ Thương mại đang đặt ra mức phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này là 23,3%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch đạt khoảng 2,8 tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đây là một mục tiêu không cao nhưng để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có các chính sách và giải pháp cả từ phía nhà nước và từ phía các doanh nghiệp. Để góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường các nước châu Phi và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, chúng tôi cho rằng cần tập trung vào một số chính sách và giải pháp sau đây:
3.3.1. Khai thác triệt để mối quan hệ tốt đẹp về ngoại giao và văn hoá làm nền tảng cho phát triển kinh tế - thương mại
Nhìn chung, để thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Phi, các nước có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận như sau:
1/ Lấy quan hệ ngoại giao và văn hoá làm nền tảng. 2/ Lấy viện trợ kinh tế làm cơ sở.
3/ Lấy sức cạnh tranh cao của hàng hoá và doanh nghiệp làm điều kiện.
Xét trên nhiều khía cạnh, chúng ta sẽ có lợi thế hơn một số quốc gia khác về quan hệ đối ngoại và văn hoá bởi nhiều nước ở châu Phi cùng thuộc cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp như Việt Nam, các nước châu Phi biết nhiều đến Việt Nam thông qua sự đoàn kết gắn bó trong suốt hai cuộc đấu tranh giành độc lập. Việt Nam còn là nước đang phát triển ở trình độ thấp do vậy không có điều kiện viện trợ phát triển cho các nước châu Phi. Một số hàng hoá Việt Nam tuy có sức cạnh tranh ở các thị trường khác nhưng do điều kiện địa lý và vận chuyển hàng hoá tới các nước châu Phi không thuận lợi và các chi phí dịch vụ cao nên nhiều mặt hàng khó có thể cạnh tranh được tại thị trường các nước châu Phi. Vì vậy, để phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi cần phát triển quan hệ ngoại giao và văn hoá lên một tầm cao mới. Cần tăng cường các cuộc viếng thăm chính thức cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đồng thời cần tận dụng các cơ hội gặp gỡ cấp cao tại diễn đàn các quốc gia nói tiếng Pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại. Tháng 11/2004 Thủ tướng Phan Văn Khải đã dự hội nghị cấp cao các nước sử dụng tiếng Pháp (gọi tắt là cộng đồng Pháp ngữ) tại Siera Leon, cần tiếp tục các cuộc gặp cấp cao khác. Sắp tới, cần nghiên cứu và xem xét để mở thêm các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc thương mại ở một số vị trí có tính chiến lược. Trước mắt cần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho cơ quan đại diện thương mại ở các nước trong khu vực như Cộng hoà Nam Phi (khu vực Nam Phi), Ai Cập (khu vực Bắc Phi), Tazania (khu vực Đông Phi), Nigieria (khu vực Tây Phi).
Thị trường châu Phi gồm nhiều nước khác nhau nên sẽ tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và có nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Marốc, Tanzania. Trong đó, Nam Phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu vực này để từ đó xâm nhập sang các thị trường khác thuộc châu Phi.
3.3.2. Xây dựng và thực thi các chính sách đặc thù nhằm phát triển quan hệ thương mại
Phần lớn các nước thuộc châu Phi là các nước nghèo, khả năng thanh toán có hạn và đồng tiền nội tệ của họ lại không có khả năng chuyển đổi. Để xâm nhập thị trường các nước châu Phi các nước phát triển và giàu có đều tiếp cận theo hướng tăng viện trợ không hoàn lại hoặc cấp tín dụng ưu đãi ODA sau đó đặt các điều kiện để các nước châu Phi phải mua lại hàng hoá của doanh nghiệp các nước viện trợ. Bên cạnh đó, các nước châu Âu và Hoa Kỳ còn có các chính sách thương mại rất thuận lợi cho hàng hoá của nhiều nước châu Phi thâm nhập (ưu đãi cho các nước đồng minh và các nước chậm phát triển nhất), chẳng hạn như không áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may, thuế suất bằng 0 đối với nhiều mặt hàng nông sản của các nước châu Phi...
Hiện nay, khó khăn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước châu Phi là ở khâu thanh toán. Trong điều kiện khả năng tài chính hạn chế, lãi suất tín dụng cao nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể giành cho bên mua hàng thanh toán trả chậm và càng không thể thanh toán bằng đồng tiền bản tệ của họ. Để thâm nhập vào thị trường này, một số doanh nghiệp phải tìm kiếm con đường thanh toán thông qua dịch vụ bảo lãnh qua ngân hàng của các nước phát triển - là các nước đang viện trợ cho châu Phi hoặc phải xuất khẩu qua trung gian là doanh nghiệp của các nước phát triển, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia. Điều đó đã làm tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sang thị trường châu Phi của doanh nghiệp. Do vậy, để đảm bảo về thanh toán, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển, cần xác định rõ trong văn bản pháp quy một cách cụ thể rằng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Phi được vay vốn ưu đãi. Đồng thời, cần mở rộng các
dịch vụ bảo lãnh thanh toán và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước châu Phi. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu hiện đang thực hiện chung ở các thị trường, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp của các nước ở châu Phi trong việc nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Việc thực hiện chính sách này cần giao cụ thể cho ngân hàng Eximbank thực hiện (cũng giống như các nước đang áp dụng khi xâm nhập và mở rộng thị trường châu Phi).
3.3.3. Mở rộng việc thực hiện phương thức hàng đổi hàng trong quan hệ thương mại với các nước châu Phi
Châu Phi là thị trường cung cấp nhiều loại hàng hoá mà Việt Nam có nhu cầu lớn như dầu mỏ, phân bón, hoá chất, gỗ nguyên liệu, hạt điều thô, nguyên liệu thuốc lá, kim loại màu... Châu Phi cũng là khu vực thị trường có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá của Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản, đồ nhựa, hàng điện tử và hàng cơ khí... Tuy nhiên, cả các doanh nghiệp của chúng ta và của các nước châu Phi đều gặp phải khó khăn về tài chính và thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Vì vậy, sẽ là có hiệu quả và có tính khả thi cao nếu hai bên cùng thực hiện phương thức đổi hàng lấy hàng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phương thức hàng đổi hàng phát triển một cách có hiệu quả và tránh được các rủi ro, nhà nước cần xúc tiến ký kết các hiệp định cấp chính phủ về hàng đổi hàng. Chẳng hạn như hiệp định về đổi dầu thô lấy lương thực, đổi lương thực lấy phân bón, đổi hàng điện tử lấy nguyên liệu... Trên cơ sở các hiệp định được ký kết, nhà nước có thể giao hoặc tổ chức đấu thầu để thực hiện hiệp định đổi hàng lấy hàng. Để tránh rủi ro trong khâu thanh toán bù trừ khi thực hiện hiệp định hàng đổi hàng cần lấy giá quy đổi theo một ngoại tệ mạnh làm cơ sở và cần phải có sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng đủ mạnh. Trong khi nhà nước còn chưa ký kết được các hiệp định này thì các doanh nghiệp vẫn có thể tiến
hành mua bán hàng hoá quốc tế với các nước châu Phi theo phương thức hàng đổi hàng và cần dựa vào các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, cũng cần phải lưu ý và chủ động đề phòng các rủi ro có thể xảy ra. Khi đó cần có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
3.3.4. Thực hiện liên doanh liên kết và mở rộng đầu tư sang thị trường châu Phi
Trừ một số nước có nền kinh tế phát triển như Nam Phi, Ai Cập, Angieria... còn hầu hết các nước châu Phi là nước nghèo, các doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu và khả năng tài chính rất hạn chế. Khả năng mua hàng với số lượng lớn là rất khó khăn (chẳng hạn mua gạo chỉ khoảng5 - 7 tấn), thường là nhìn hàng trực tiếp mới trả giá, bán được đến đâu thì mua đến đó và dùng tiền mặt để thanh toán. Với tập quán thương mại như trên nếu các doanh nghiệp Việt Nam cứ từng doanh nghiệp mang những loại hàng của mình sang bán thì hiệu quả rất thấp. Vì thế giải pháp tốt nhất là các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau, mỗi chuyến hàng đưa sang các nước châu Phi chỉ cần có một đại diện phải có mặt tại các nước châu Phi và họ sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp để giảm chi phí đi lại và các chi phí khác. Trong điều kiện Việt Nam chưa xây dựng được kho ngoại quan tại đây thì các doanh nghiệp có thể thuê kho ngoại quan để tập kết hàng hoá và có thể chủ động bán hàng cho các đối tác.
Nhìn chung, các nước châu Phi còn lạc hậu về trình độ công nghệ so với Việt Nam nhưng họ lại là nơi có nhiều tiềm năng về các loại nguyên liệu. Do đó, vấn đề đầu tư sang các nước châu Phi để sử dụng nguyên liệu của họ và công nghệ của ta trong việc sản xuất các loại hàng hoá rồi xuất khẩu trực tiếp vào thị trường này hoặc qua đó mà tạo vùng nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đi các nước khác. Nếu
chưa phát triển được phương thức hàng đổi hàng thì cần liên doanh góp vốn hoặc đầu tư trực tiếp sang các nước châu Phi để tận dụng nguồn nguyên vật liệu rất dồi dào như bông, hạt điều, gỗ, khoảng sản... Một số mặt hàng cần tập trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc động cơ điện, thủ công mỹ nghệ, hoá mỹ phẩm, nông sản, cà phê, hạt tiêu...
Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng liên doanh liên kết và đầu tư sang các nước châu Phi, nhà nước cần tiếp tục xúc tiến để ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước châu Phi còn lại. Cho đến hiện nay chúng ta mới chỉ ký kết được 19 hiệp định thương mại song phương và hiệp định bảo lãnh đầu tư với các nước châu Phi, sắp tới cần tiếp tục đàm phán để ký kết hiệp định thương mại song phương với một số nước ở khu vực Tây Phi và Đông Phi làm cơ sở pháp lý cho việc mở rộng thị trường đối với các phần còn lại của châu Phi.
3.3.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại
Xuất phát từ sự cách trở về địa lý và các khó khăn về đi lại bằng đường hàng không (vì Việt Nam chưa có đường bay nào trực tiếp tới các nước châu Phi) nên hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực này cũng có hình thức khác biệt. Phần lớn các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường này đều được khởi động từ các cơ quan của chính phủ Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã có cổng thương mại điện tử Việt Nam - châu Phi theo địa chỉ www.vinafrica.com với ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bước đầu trang web đang cung cấp thông tin về 9 nước châu Phi như Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Marốc, Angôla, Tanzania, Senegal, Benin và Libia. Trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, bộ thương mại cũng đã giành những ưu tiên nhất định cho công tác xúc tiến thương mại tại thị trường châu Phi như tổ chức cho các doanh nghiệp tham quan và khảo sát thị
trường châu Phi. Những hoạt động trên đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi.
Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường và tính cách của các doanh nghiệp ở khu vực này nên sự gặp gỡ tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp thuộc các nước châu Phi phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, họ khó có thể tổ chức làm việc với các đoàn lớn gồm nhiều doanh nghiệp, do đó nên tổ chức thành các đoàn nhỏ gồm 5 - 6 doanh nghiệp khảo sát thị trường ở đây mới có hiệu quả. Có thể tham gia các hội chợ quốc tế ở khu vực này, khi đó vừa có sự tiếp xúc với các doanh nghiệp lại vừa mang hàng hoá đến để giới thiệu. Hiện nay ở nhiều nước châu Phi chúng ta còn chưa có Đại Sứ Quán và cơ quan đại diện thương mại nên nếu cần khảo sát thị trường châu Phi thì phải thông báo cho sứ quán hoặc thương vụ của nước liền kề để có sự hướng dẫn và giúp đỡ.
Châu Phi là một thị trường lớn nhưng lại mang tính chất khu vực rất rõ rệt, các nước thuộc khu vực Bắc Phi thường giao định mua bán hàng hoá ở Dubai, còn các nước thuộc khu vực Nam Phi lại có xu hướng giao dịch mua bán hàng hoá tại Cộng hoà Nam Phi, khu vực Đông Phi và Tây Phi hoạt động thương mại chưa tập trung cao. Do đó, để phát triển quan hệ thương mại và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi kiến nghị Chính phủ và Bộ Thương mại sớm triển khai xây dựng kho ngoại quan hoặc xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Cộng hoà Nam Phi, mở rộng và nâng cấp trung tâm giới thiệu hàng hoá Việt Nam ở Dubai để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giới thiệu hàng hoá của mình.
3.3.6. Xúc tiến thành lập hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước châu Phi
Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, điều hoà thị trường, thoả thuận về giá cả, đưa ra các tiêu chuẩn về sản phẩm,
giải quyết các tranh chấp thương mại, bảo vệ quyền lợi cho hội viên là rất quan trọng. ở nước ta cũng đã có nhiều Hiệp hội ngành hàng được tổ chức, đang hoạt động và có một số Hiệp hội đã phát huy tốt được vai trò và sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, phần lớn các Hiệp hội do khả năng tài chính và tổ chức còn hạn chế nên họ chỉ có thể tập trung vào các thị trường trọng điểm, và trên thực tiễn chỉ có ngành hàng lớn mới có được Hiệp hội mạnh. Chính vì vậy thị trường các nước châu Phi vẫn là nơi bỏ ngõ của các Hiệp hội ngành hàng.
Xuất phát từ đặc thù của thị trường các nước châu Phi là nhỏ bé, phân tán và sức mua thấp; căn cứ vào kinh nghiệm của một số nước khi tổ chức và phát huy vai trò của hiệp hội, chúng tôi cho rằng cần xúc tiến thành lập hiệp