B. Nội dung
3.1.1. Thành tựu
Quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi được khởi động từ năm 1986 nhưng thực sự phát triển từ những năm 1990. Từ năm 1986 đến nay qua quỏ trỡnh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - các nước châu Phi, chúng tôi đưa ra một số đánh giá tổng quát về những thành tựu đạt được như sau.
3.1.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - các nước châu Phi tăng trưởng với mức độ nhanh
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với các quốc gia châu Phi từ năm 1990. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi cũng giúp đỡ một cách có hiệu quả cho sự thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào khu vực. Bằng sự nỗ lực từ nhiều phía kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Phi đã tăng lên mạnh mẽ. Năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi là 15,50 triệu USD trong đó xuất khẩu là 13,3 triệu USD nhập khẩu là 2,2 triệu USD. Năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu là 45,9 triệu USD tăng so với năm 1991 là 296,1%; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 38,1 triệu USD tăng so với năm 1991 là 286,4%, kim ngạch nhập khẩu là 7,8 triệu USD tăng 354,5% so với năm 1991. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 190,1 triệu USD, nếu so với năm 1991 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gấp 12,26 lần năm1991, kim ngạch xuất khẩu gấp 10,7 lần và kim ngạch nhập
khẩu gấp 21,55 lần năm 1991. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi từ năm 2000 đến nay tăng với tốc độ cao: năm 2001 tăng so với năm 2000 là 14,52%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 84,06%; năm 2004 so với năm 2003 tăng 70,88%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 54,12%.
Trong đó tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu một số năm nhanh hơn tăng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2001 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2000 là 3,63%, tăng kim ngạch nhập khẩu là 21,54%; năm 2002 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2001 là 21,51%, trong khi tăng kim ngạch nhập khẩu là 6,54%; năm 2004 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2003 là 92,67%, tăng kim ngạch nhập khẩu là 36,52%; năm 2005 tăng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2004 là 57,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng 39,97%. Như vậy, tính chung giai đoạn năm 2000 đến 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi tăng trung bình 36,08%, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình là 35,78%, nhập khẩu tăng trung bình là 42,21%.
Bảng 13: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - các nước châu Phi thời kỳ năm 1991 đến 2005
Đơn vị tính: Triệu USD
Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Năm Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) 1991 15.5 - 13.3 - 2.2 - 1992 29.6 190.9 24.4 183.5 5.2 236.4 1993 6.71 - 87.4 6.7 - 72.6 0.01 - 99 1994 23.0 342.8 19.9 297.0 3.1 310.0 1995 45.9 199.6 38.1 191.5 7.8 251.6 1996 39.6 - 13.8 26.7 - 30.0 12.9 165.4 1997 73.2 184.8 19.5 185.4 23.7 183.7 1998 71.7 - 2.1 55.8 112.7 15.9 - 33.0 1999 176.7 246.4 137.7 246.8 39.0 245.3 2000 190.1 107.6 142.7 103.6 47.4 121.5 2001 217.7 114.5 173.4 121.5 44.3 - 6.5 2002 190.1 - 12.7 130.1 - 24.9 60.0 135.4 2003 349.9 184.0 214.1 164.6 135.8 226.3 2004 597.9 170.9 412.5 192.7 185.4 226.3 2005 909.5 152.1 650.0 157.6 259.5 139.9
Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - châu Phi là 832 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 610 triệu USD và nhập khẩu 222 triệu USD. Năm 2007 tổng kim ngạch là 1007,8 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 683,5 triệu USD và nhập khẩu 324,3 triệu USD.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi luôn ở trạng thái xuất siêu. Giai đoạn năm 1992 - 1995 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi ở mức 239,8%; giai đoạn 1996 - 2000 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 184,14%; giai đoạn 2001 - 2005 Việt Nam xuất siêu sang châu Phi trung bình là 147,78%.
Hiện tại, kim ngạch buụn bỏn Việt Nam - châu Phi tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu của ta sang lục địa đen vượt mốc 1 tỷ USD. Tổng giá trị trao đổi thương mại với châu Phi trong năm 2009 phấn đấu đạt 2,5 tỷ USD và đạt 3 tỷ USD vào năm 2010, trong đó, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% mỗi năm tăng trưởng kim ngạch xuất nhập hàng hoá giữa Việt Nam và châu Phi tăng nhanh trong thời gian qua do xuất phát điểm ở mức thấp của cả hai bên.
3.1.1.2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi được mở rộng
Giai đoạn 1991 - 1995 là thời gian hàng hoá nước ta bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Phi. Những năm tiếp, theo thị trường châu Phi đã mở rộng mạnh mẽ. Nếu như năm 1991, hàng Việt Nam mới chỉ được xuất sang 3 nước châu Phi là Ai Cập, Angiêri và Libi thì đến nay con số này đã lên đến 53 nước. Thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam là Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Angola, Bờ Biển Ngà, Ghana... Về nhập khẩu, số lượng bạn hàng cũng tăng dần qua từng năm. Năm 1991, nước ta chỉ nhập khẩu duy nhất từ Ai Cập. Đến năm 2001, con số này được nâng lên gần 20 nước, năm
2005 là 42 nước. Đến nay, nước ta nhập khẩu hầu hết các nước châu Phi. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Nam Phi (sắt thép, hoá chất, gỗ nguyên liệu, thức ăn gia súc, nguyên liệu thuốc lá,...), Swaziland (vàng nguyên liệu, sắt thép, kim loại, bông,...), Nigiêria (hạt điều, bông, sắt thép,...), Ai Cập (sắt thép, mật chiết xuất hoặc tinh đường, dâu tây, máy móc thiết bị, apatit, bông,...), Bờ Biển Ngà (hạt điều thô, gỗ nguyên liệu, bông,...), Mali (bông, gỗ nguyên liệu,...), Tôgô (gỗ nguyên liệu, bông,...).
3.1.1.3. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi có thay đổi nhiều trong những năm gần đây
Châu Phi là lục địa có nhiều quốc gia luôn ở tình trạng thiếu lương thực. Do đó mặt hàng gạo được ưu tiên nhập khẩu nhiều nước ở châu Phi. Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu gạo sang châu Phi và đây là mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi. Mặt hàng gạo trung bình chiếm từ 50 - 60% kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi của Việt Nam. Hiện nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào châu Phi là hàng dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su... Từ năm 2000 Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm công nghiệp như điện - điện tử, máy móc, hàng cơ khí, đồ nhựa, than đá...
Các mặt hàng truyền thống Việt Nam nhập từ châu Phi có kim ngạch lớn là hạt điều thô, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá, hoá chất..Năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu xi măng sang Mozambique. Trong thời gian tới Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang Nam Phi.
Tuy nhiên, những mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và châu Phi chưa phong phú. Tính ổn định của các mặt hàng xuất nhập khẩu không cao.
Trên đây là những thành tựu cơ bản bản đạt được trong quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam với các nước châu Phi từ 1986 đến nay. Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực có của
hai bên. Trong tương lai, sự hợp tác này chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng hơn.