Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 53)

B. Nội dung

2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi

2.2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi

Việt Nam đã có những hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang các quốc gia châu Phi từ năm 1991. Cùng với nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, cộng đồng người Việt ở các nước châu Phi cũng giúp đỡ một cách có hiệu quả cho sự thâm nhập hàng hoá của nước ta vào khu vực này. Bằng sự nỗ lực từ nhiều phía, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi tăng lên mạnh mẽ. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi là 13,3 triệu USD; năm 1995 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 38,1 triệu USD, tăng so với năm 1991 là 286,4%; năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi là 142,7 triệu USD, tăng gấp 10,7 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1991; năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi đạt tới 650 triệu USD, gấp 48,9 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1991. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam châu Phi ở mức rất cao. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi tăng nhanh hơn tốc độ tăng bình quân xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi thời kỳ 1991 - 1995, tăng trung bình là 49,9%; thời kỳ 1996 - 2000, tăng bình quân là 23,7%; thời kỳ 2001 - 2005, tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 42,7% và tốc độ tăng trung bình tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 41,54%. Trong đó, từ năm 2000 đến nay, có năm đạt mức tăng kim ngạch xuất khẩu rất cao như năm 2003 tăng 64,6%; năm 2004 tăng 92,7%; năm 2005 tăng 57,6%. Dù có mức tăng trưởng nhanh, nhưng thực tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi còn chiếm tỷ

trọng quá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi chiếm tỷ trọng 0,64% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 1995 là 0,70%; năm 2000 tăng lên 0,91%; năm 2001 là 1,15%; năm 2002 là 0,78%; năm 2003 là 1,06%; năm 2004 là 1,56% và năm 2005 đạt tỷ trọng 2,01%. Hiện tại, kim ngạch buụn bỏn Việt Nam - châu Phi tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007. Như vậy, châu Phi vẫn còn là thị trường tiềm năng của Việt Nam.

2.2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi

Trong thập kỷ 1990, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo. Điều đó xuất phát từ thực tế là nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn. Các mặt hàng xuất khẩu khác vào châu Phi là hàng dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su... Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, đồ nhựa, bột gia vị, tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao. Bảng dưới đây cho thấy 11 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường châu Phi đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 - 2004. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo vẫn chiếm tới 63% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào châu Phi năm 2000, 67% năm 2001, 40% năm 2002, 64% năm 2003 và năm 2004. Năm 2005, hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi bao gồm: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hàng may mặc, điện tử, đồ nhựa..., trong đó hàng gạo xuất khẩu được 1,8 - 2 triệu tấn/năm. Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 60%/năm, hàng giày dép tăng trên 30%/năm.

Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang châu Phi

Tên hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Gạo 83,343 106,349 41,673 128,210 249,5 400,7 Giày dép 9,643 7,742 9,015 8,360 17,0 23,7 Điện tử, linh kiện 12,151 10,954 18,997 15,914 29,7 37,5 Hàng dệt may 8,492 12,624 13,940 15,203 26,9 47,3 Rau quả 0,094 0,076 0,431 1,112 2,2 6,3 Thủ công mỹ nghệ 0,634 0,999 0,899 1,214 2,1 4,9 Hạt tiêu 6,007 6,635 4,807 8,710 10,8 13,5 Cao su 4,272 5,468 6,384 9,458 Nhựa 2,241 2,334 1,458 0,895 2,8 4,6 Than đá 1,122 2,265 1,134 2,294 2,7 5,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005

Do trình độ còn thấp, các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại máy móc phục vụ sản xuất, sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, may mặc. Năm 2001, nhóm hàng này chiếm tới 70% giá trị nhập khẩu của các nước châu Phi. Nhóm hàng nông sản chủ yếu là lương thực và thực phẩm chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Phi. Châu Phi chủ yếu nhập khẩu hàng hoá từ các nước Tây Âu (chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2001), châu á đứng thứ hai, chiếm 18,8%, Bắc Mỹ đứng thứ ba chiếm 10,5%.

Dựa vào nhu cầu nhập khẩu của châu Phi, có thể thấy những sản phẩm thuộc thế mạnh của Việt Nam còn khá trống trên thị trường châu Phi, đó là: nông sản, cà phê, hạt tiêu, hàng thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...Những mặt hàng này đều có khả năng cạnh tranh hơn các hàng hoá cùng chủng loại của các nước khác. Chẳng hạn, tại Nam Phi - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, mặc dù nước này xuất khẩu nhiều gỗ nguyên liệu nhưng lại có nhu cầu rất lớn về hàng gỗ chế biến, nhất là sản phẩm nội thất, như hàng của Việt Nam. Trong 16 thị trường đứng đầu châu Phi năm 2005, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể

về chủng loại, số lượng. Bảng sau cho thấy, chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi năm 2005 lên tới trên 20 loại mặt hàng, chủ yếu là lương thực thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày.

Bảng 3: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một số nước châu Phi năm 2005 (triệu USD)

STT Nước Các mặt hàng xuất khẩu Giá trị

1 Nam Phi

Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, vali, mũ, càphê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác.

111.778.157

2 Bờ Biển Ngà

Gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, hàng rau quả, sản phẩm chất dẻo, hàng hoá khác.

81.130.846

3 ăngôla

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác

76.189.282

4 Sênêgal

Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre,cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác

41.893.558

5 Môzambich

Thực phẩm, chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may, hàng hoá khác

32.556.571

6 Angiêri

Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, hải sản, rau quả, hạt tiêu, sản phẩm mây tre, cói và thảm, hàng hoá khác

7 Kênia

Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác.

24.606.963

8 Ghana

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác

23.356.639

9 Tanzania

Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hoá khác.

22.485.200

10 Libêria

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, dệt may, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm mêy, tre, cói và thảm, hàng hoá khác.

21.238.072

11 Nigiêria

Cà phê, gạo, giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hoá khác.

17.773.839

12 Côngô

Gạo, đồ chơi trẻ em, túi xách, ví, mũ và ô dù, sữa và sản phẩm sữa, dệt may, hàng hoá khác.

16.865.861

13 Marốc

Chè, thực phẩm, lương thực, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ, cà phê, đồ chơi trẻ em, hàng hoá khác.

10.859.516

14 Ai cập

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách, ví, va li, mũ và ô dù, cà phê, đồ chơi trẻ

em, hàng hoá khác

15 Nigiê

Cà phê, gạo, sản phẩm gỗ, giày dép các loại, hàng dệt may, hải sản, rau quả, hạt tiêu, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, hàng hoá khác

8.372.036

16 Gabông Gạo, hải sản, sản phẩm chất dẻo, hàng

hoá khác 8.367.671

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu 1,66 triệu tấn gạo tới thị trường châu Phi, trị giá 398,7 triệu USD, tăng 42% về lượng và 60% về trị giá so với năm 2004. So với tổng lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu trong năm 2005 (5,25 triệu tấn) xuất khẩu gạo tới thị trường châu Phi đã chiếm 31,7% về lượng và 28,3% trong tổng kim ngạch (1,4 tỷ USD). Có thể nói, mặt hàng gạo của Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người dân châu Phi. Trong năm 2005, các nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại thị trường châu Phi là Bờ Biển Ngà (336 nghìn tấn, trị giá gần 79 triệu USD), Nam Phi (252 nghìn tấn, trị giá hơn 57 triệu USD), Angola (248 nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD) và Sênêgal (gần 180 nghìn tấn, trị giá hơn 39 triệu USD). Ngoài ra, các nước khác cũng đang nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam là: Môzambich, Tanzania, Kênia, Angiêri, Ghana và Cônggô.

Về chủng loại gạo, hiện nay châu Phi chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các loại gạo trắng 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Năm 2005, có tới gần 50% gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Phi là loại 5% tấm, 20% là gạo 15% tấm và có 15% là 25% tấm (tổng 3 loại này đã chiếm tới 85% trong tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu tới châu Phi). Còn lại 15% là các loại gạo

tham gia xuất khẩu gạo tới thị trường châu Phi, trong đó Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất (gần 70 triệu USD).

Bảng 4: Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang chõu Phi năm 2007

Đơn vị: triệu USD

TT Mặt hàng Kim ngạch Tỷ trọng (%) Thị trường chính 1 Gạo 201,3 30 Cốt-đi-voa (45,6), Ghana (39,7), Ăng-gụ-la (36,2), Congo (16,1), Tan-da-ni-a (15,6), Nam Phi (15,2), Mụ-dăm-bớch (9,3), Ca-mơ-run (7,5)..

2 Sản phẩm

dệt may 93,2 14

Nam Phi (13,0), Ethiopia (9,8), Ăng-gụ-la (7,8), Ni-giờ-ri-a (6,2) Benan (5,9), Ma-đa-gỏt-xca (5,9), Mali (5,1)...

3 Cà phờ 78,2 11

An-giờ-ri (29,6), Ai Cập (16,5), Ma-rốc (14,0), Nam Phi (12,3), Tuy-ni-di (3,2)

4 Giày dộp

cỏc loại 43,5 6 Nam Phi (37,9), Xu-đăng (2,6)

5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử 33,7 5 Ai Cập (10,6), Ni-giờ-ri-a (6,7), Ma-rốc (5,6), Nam Phi (4,2)

6 Hải sản 30,0 4 Ai Cập (20,5), Ni-giờ-ri-a (1,6)

7 Hạt tiờu 29,4 4 Ai Cập (16,2), An-giờ-ri (3,2), Nam Phi (3,0)

8 Thuốc lỏ

phụ liệu

9 Than đá 11,2 2 Ai Cập (9,0), Nam Phi (2,2) 10 Sản phẩm

chất dẻo 8,1 1 Gambia (2,0)

Nguồn: Tổng cục Hải quan a) Gạo

Nhỡn vào tỷ trọng của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 (bảng 4), ta cú thể thấy gạo hiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào chõu Phi (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu), trong khoảng 5 năm tới thỡ gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của châu Phi.

b) Hàng dệt may

Mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam ở chõu Phi là dệt may. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tới thị trường châu Phi đã đạt trên 47 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2004. Tương tự như với các sản phẩm điện tử, kim ngạch xuất khẩu dệt may tới thị trường châu Phi còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (chỉ chiếm gần 1%). Đáng chú ý, hiện nay một mặt hàng thị trường có nhu cầu cao và đang được xuất khẩu khá mạnh tới châu Phi là màn tuyn chống muỗi, kim ngạch đạt hơn 30 triệu USD, chiếm 64,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may tới châu Phi.

Về thị trường, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất tới Ăngôla (8,5 triệu USD), Etiopia (4,66 triệu USD), Kênia (4,51

triệu USD) và Nigiêria (4,2 triệu USD). Có tất cả 158 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng dệt may tới châu Phi trong năm 2005, trong đó có Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đạt kim ngạch cao nhất (gần 31 triệu USD), với sản phẩm chủ lực là màn tuyn.

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu khoảng 93 triệu USD hàng dệt may, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Nam Phi, Ăng-gụ-la, Ni- giờ-ri-a, E-ti-ụ-pi-a, Bờ-nanh, Ma-đa-gỏt-xca... Trong khi đó, các nước nhập khẩu mặt hàng này lớn ở châu Phi như Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ai Cập thỡ ta xuất cũn khiờm tốn. Riờng 4 nước Nam Phi, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ai Cập năm 2006 nhập khẩu 7,6 tỷ USD chiếm 50% nhập khẩu mặt hàng này của châu Phi. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý khai thỏc cỏc thị trường giàu tiềm năng này.

Sau hàng dệt may là cà phê, cà phê Việt Nam xuất chủ yếu sang các nước Bắc Phi như: An-giờ-ri, Ma-rốc, Ai Cập, Tuy-ni-di... Cần lưu ý rằng cà phờ cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn của chõu Phi.

c) Sản phẩm điện tử và máy tính

Năm 2005, hàng điện tử, máy tính và linh kiện là nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 tới thị trường châu Phi, (khoảng 54 triệu USD), tăng mạnh so với với năm 2004 (tăng 48,8%). Tuy nhiên, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam, thị trường châu Phi còn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt gần 4%. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của khu vực thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này tới thị trường châu Phi sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tới.

Ai Cập là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam. Riêng kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đã đạt gần 32 triệu USD, chiếm tới 59,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

điện tử của Việt Nam tới châu Phi. Hàng điện tử của Việt Nam cũng đang được xuất khẩu tới các nước Marốc, Nigiêria, Nam Phi và Suđăng, nhưng kim ngạch đạt thấp hơn nhiều so với Ai Cập.

Về chủng loại sản phẩm, trong năm 2005 các sản phẩm đèn hình tivi màu và tivi màu thành phẩm được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu đèn hình màu trong năm 2005 đạt trên 30,5 triệu USD, chiếm 56,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử tới thị trường này. Tiếp sau là tivi màu thành phẩm (18,5 triệu USD). Ngoài ra, một số sản phẩm khác đang được xuất khẩu nhưng với kim ngạch chưa cao gồm: máy in và phụ kiện (3,66 triệu USD), bóng đèn (766 nghìn USD), tụ điện,

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)