Quan hệ thương mại Việt Na m Nam Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 80 - 83)

B. Nội dung

2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Na m Nam Phi

Nam Phi nằm ở cực Nam châu Phi, diện tích 1.219 triệu km2. GDP đầu người đạt 12.100 USD (PPP, 2005). Việt Nam và Nam Phi đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở Đại sứ quán thường trú tại Pretoria (2000) và Hà Nội (2002). Hơn 10 năm qua Việt Nam và Nam Phi đã có bước xuất phát đáng khích lệ, tạo đà cho việc mở rộng mối quan hệ thương mại song phương ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp. Các chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), Thủ tướng Phan Văn Khải (11/2005) nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác không những trên lĩnh vực thương mại mà còn trên các lĩnh vực khác như văn hoá, đào tạo, trao

đổi chuyên gia. Một số văn bản quan trọng đã được ký trong đó có việc thành lập Uỷ ban Hỗn hợp thương mại, tạo cơ sở pháp lý ngày càng thuận lợi cho môi trường kinh doanh giữa hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước, đẩy quan hệ tốt đẹp song phương vốn có về mọi mặt lên một tầm cao mới.

Tháng 10/1999, cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được thành lập. Tháng 4/2000, hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương trong đó có cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN). Kể từ khi có sự hiện diện của các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nam Phi quan hệ buôn bán thương mại đã phát triển nhanh chóng, ngày càng thuận lợi. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định mặc dù tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động trong những năm qua. Theo số liệu của Bộ Công thương Nam Phi, kim ngạch của hai nước đã tăng gấp 8 lần trong 10 năm 1994 - 2003. Từ con số nhỏ bé 1,215 triệu USD năm 1992, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã liên tục nhảy vọt lên 143,463 triệu USD năm 2004 và gần 300 triệu USD năm 2005. Đặc biệt, xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh, đến năm 2007 đạt 119,5 triệu USD chiếm 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cuộc triển lãm quốc tế Nam Phi, nhất là triển lãm Saitex. Ngoài ra, nhiều đoàn doanh nghiệp cũng đã sang khảo sát thị trường này.

Tuy nhiên, tiềm năng thương mại giữa hai nước vẫn chưa được phát huy hết do có một số nguyên nhân làm cản trở sự tăng trưởng nhanh quan hệ thương mại giữa hai nước: (1) Tỷ giá đồng Rand và Đô la Mỹ luôn biến động gây tâm lý bất ổn đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) Thị trường nội địa phát triển mạnh tạo nên xu thế hướng nội thay vì hướng ngoại của các nhà sản xuất của nước sở tại; (3) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt

Nam chưa phù hợp với cơ cấu hội nhập của Nam Phi; (4) Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nước như Trung Quốc, ấn Độ... có cơ cấu xuất khẩu tương đối gần với Việt Nam và là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với lợi thế sở hữu một nguồn kiều bào đông đảo sinh sống ở Nam Phi.

Đối với xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nam Phi là da giày, may mặc, rau, than đá, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, cao su và hải sản...Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng giày dép, cà phê, than đá, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ...Mặc dự kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi cũn thấp, nhưng với mức tăng trưởng 400% so cùng kỳ năm 2006 trong 10 tháng đầu năm 2007, người ta tin rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nam Phi sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Đối với nhập khẩu, gần như 100% các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi đều là các nhóm hàng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất như sắt, thép, gỗ tròn, gỗ xé, hoá chất... Sản phẩm nhập chính của Việt Nam là gỗ, hoá chất, sắt thép... Từ năm 2003 thị trường Nam Phi đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Kim ngạch đồ gỗ của Việt Nam năm 2004, 2005 đã đạt sự tăng trưởng nhanh nhất và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Có thể nói rằng, Nam Phi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vì hàng hoá khi xuất khẩu vào Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung sẽ không gặp khó khăn nhiều như khi xâm nhập và mở rộng vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật... yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng vừa phải phù hợp với trình độ và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Nam Phi, với 43,7 triệu dân, là một trung tâm kinh tế đầu tàu của châu Phi, có nền công nghệ và khoa học tiên tiến, là cửa ngõ chiến

lược vào các nước Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và thị trường châu Phi rộng lớn với hơn 800 triệu dân. Không chỉ về thương mại, Việt Nam còn có khả năng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác như văn hoá, đào tạo, trao đổi chuyên gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)