Tác động nhận thức, tình cảm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 64 - 68)

Trong các tiêu đề bài báo, nội dung thông tin luôn gắn bó chặt chẽ với nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng, hướng độc giả tới chân - thiện - mỹ, làm phong phú và giàu có đời sống tinh thần của họ. Qua những tiêu đề bài báo phản ánh mặt tích cực của cuộc sống, biểu dương những người tốt việc tốt xung quanh chúng ta, những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi đã có tác dụng nhân rộng hơn nữa những nhân tố điển hình đó ra cả xã hội. Ví dụ như: Mở lối cho bạn trẻ nghèo (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Làm giàu nhờ …rau má (Giáo dục và Thời đại, 14/7/2011); Bình Định khen thưởng học sinh đạt huy chương đồng quốc tế về môn hóa học (Giáo dục và Thời đại, 26/7/2011); Đồng thuận hiến đất làm đường ở Châu Hạnh (Nghệ An, 10/5/2011); Chuyện về người cháu của Bác Hồ và phong trào hiến đất ở Nam Đàn (Nghệ An, 18/5/2011). Chẳng hạn tiêu đề Từ giỏ đựng bao thuốc trừ sâu

(Nghệ An, 16/5/2011) là bài học về ý thức giữ gìn môi trường từ những việc nhỏ nhặt nhất của người dân tại huyện Thanh Chương. Tiêu đề Người tốt quanh ta

(Tuổi trẻ, 1/3/2011) là tấm gương về anh phụ hồ tốt bụng dũng cảm nhảy xuống dòng sông Sài Gòn cứu người chết đuối. Tiêu đề Hiệp sĩ trên biển (Tuổi trẻ, 10/3/2011) là hành động dũng cảm cứu ngư dân của những tàu cá gặp nạn trên biển của một ngư dân ở Quảng Ngãi, là tấm gương nghị lực vượt khó vươn lên, khắc phục hoàn cảnh nghiệt ngã đã tiếp thêm nghị lực cho không ít độc giả cũng như xây dựng được niềm tin vào cuộc sống về tình cảm giữa người với người trong xã hội phức tạp hiện nay. Tiêu đề Một ngày không có “áo giáp” (Tuổi trẻ, 1/3/2011) là tấm gương vượt khó vươn lên của em Nguyện bị liệt mềm tứ chi luôn phải mặc áo giáp đặc biệt nâng đỡ cơ thể, nhờ vào tấm lòng của các nhà hảo tâm đã giúp em có được cuộc sống tốt đẹp. Tiêu đề Lời xin lỗi dễ thương (Tuổi trẻ, 5/3/2011) là tấm lòng đùm bọc san sẻ khó khăn với đồng bào đang bị nạn tại Lybia, là Ngôi nhà bình yên của những người phụ nữ bất hạnh (Nhân dân, 13/2/2011); …

Báo chí đang từng ngày từng giờ truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần củng cố và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, khơi gợi tinh thần yêu mến, trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó trong lòng độc giả. Các nội dung thông tin từ các tiêu đề báo chí

giúp cho mỗi thành viên trong cộng đồng không ngừng bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú đời sống tinh thần. Xây dựng con người có tri thức, sức khỏe, văn hóa, lối sống lành mạnh làm người công dân có ích cho xã hội. Chẳng hạn: Khai hội chùa Hương (Nhân dân, 9/2/2011); Khai hội đền Mẫu Âu cơ (Nhân dân, 10/2/2011); Khai mạc hội Xuân Yên Tử 2011 (Nhân dân, 13/2/2011); Cấp chứng chỉ cho người học tiếng dân tộc thiểu số (Nhân dân, 12/2/2011); Thi kéo song, nét đẹp cổ truyền (Nhân dân, 13/2/2011)…

Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh phản ánh mặt tích cực của cuộc sống thì còn rất nhiều nhưng thông tin phản ánh những mặt đã và chưa được gây bức xúc của đời sống xã hội để phân tích và phản ánh kịp thời đến công chúng. Đề cập tới những vấn đề bất cập thì không chỉ nêu thuận lợi, khó khăn phê phán mà còn đưa ra sáng kiến giải pháp khắc phục những khó khăn đó. Những thông tin về an ninh trật tự là bài học cho người dân cảnh giác, tác động đến độc giả biết căm gét và chung tay diệt trừ mầm mống của cái ác, đồng thời có tác dụng răn đe làm gương cho kẻ xấu khác thấy hậu quả. Đó là: Giả danh nhà báo để mua hàng khuyến mãi (Tuổi trẻ, 16/3/2011); Bể hụi hơn 8 tỉ đồng (Tuổi trẻ, 23/3/2011); Cưỡng chế 9 doanh nghiệp gây ô nhiễm (Giáo dục và Thời đại, 23/7/2011); Bắt giữ 47 xe của”quái xế” (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Thi công ẩu, sắt rơi xuống nhà dân (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Bắt băng cướp trên núi Thiên Ấn (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Bắt ba đối tượng buôn xăng dầu (Tuổi trẻ, 16/3/2011); Tử hình hung thủ giết vợ và hai con (Tuổi trẻ, 22/3/2011)…Bằng các địa chỉ, tên người, số liệu cụ thể, xác thực, bài báo đã nêu công khai trên công luận những vụ việc tiêu cực để dân chúng biết, lên án, giúp cơ quan điều tra, xử lí, giúp các tổ chức, cá nhân tự sửa chữa sai phạm của mình củng cố niềm tin của nhân dân vào một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ. Tiêu đề Giao chồng ranh đất đã có sổ đỏ (Tuổi trẻ, 12/3/2011); Nhà máy nước 1000 tỉ trùm mền (Tuổi trẻ, 12/3/2011); Bất cập trong quản lí xe cứu thương (Nghệ An, 12/5/2011); Công ty cổ phần Sabeco Sông Lam cần thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường (Nghệ An, 11/5/2011); Khuất tất trong khai thác rừng trồng ở Diễn Lợi: Giả mạo chữ kí để lập hồ sơ khống (Nghệ An, 10/5/2011)…Những thông tin về làm ăn kinh tế ồ ạt, đi chưa đúng con đường làm giàu mà đang chạy theo tâm lí số đông nên thất bại nhằm cảnh báo những người dân lấy đó làm bài học cho mình không dẫm lại vết xe đổ. Ví dụ: Ngăn chặn đốt mía ở Gia lai (Nhân dân,

17/2/2011); Ngịch cảnh nghề nuôi heo (Tuổi trẻ, 28/3/2011); Nuôi động vật hoang dã: nhiều rủi ro nhưng khó quản lí (Tuổi trẻ, 26/3/2011); Xuất khẩu trái cây tươi gặp khó (Tuổi trẻ, 21/3/2011); Phá rừng tràm trồng lúa (Tuổi trẻ, 19/3/2011); Thực phẩm: ở ruộng giá bèo, ra chợ ngất ngưởng (Tuổi trẻ, 8/3/2011); Đua nhau nuôi yến (Tuổi trẻ, 5/3/2011).

Nhìn chung, trong các tiêu đề báo chí nói chung việc cung cấp thông tin giúp người đọc lựa chọn bao giờ cũng quan trọng. Chính vì vậy, ở nhiều bài viết, nhiều tác giả chú trọng đến vai trò cung cấp thông tin. Nhưng bên cạnh việc cung cấp thông tin thì nhiều tác giả đã lôi kéo, hấp dẫn người đọc của mình đọc bài viết thì họ còn sử dụng từ ngữ sao cho có tính biểu cảm mạnh mẽ. Không phải tất cả, nhưng nhìn chung, các tiêu đề bài báo, bên cạnh việc cung cấp thông tin còn thể hiện được tình cảm thái độ của chính tác giả đối với vấn đề mình phản ánh trong bài. Thông qua thông tin cụ thể, thông qua thái độ của chính bản thân người viết mà tác động tới tình cảm của độc giả.

2.3. Tiểu kết chương 2

Từ việc khảo sát 2000 tiêu đề các bài báo, bằng thủ pháp phân tích miêu tả, luận văn đã xác lập cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa trong các tiêu đề bài báo trên Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011);

Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011). Về phương thức đặt tiêu đề, mỗi tác giả lại có phương thức đặt tiêu đề riêng của mình, nhưng nhìn chung trên các tư liệu mà chúng tôi khảo sát có đầy đủ các phương thức đặt tiêu đề, làm cho các tiêu đề bài báo trở nên hết sức phong phú sinh động.

Về cấu trúc hình thức, do các tác giả bài báo đều ý thức được rằng số phận một bài báo của mình tùy thuộc rất nhiều vào tiêu đề và để tăng sức hấp dẫn cho tiêu đề nên biểu hiện cấu trúc ngữ pháp trong các tiêu đề trên tư liệu chúng tôi khảo sát là rất sinh động và linh hoạt. Mỗi tác giả lại có cách lựa chọn riêng cho tiêu đề bài viết của mình, làm sao cho bài viết được độc giả lựa chọn. Tính đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp trước hết là nhằm mục đích cung cấp nội dung phong phú và lượng thông tin cao cho độc giả. Về mặt cấu trúc ngữ nghĩa, có những tiêu đề chỉ có ý nghĩa hiển ngôn, có những tiêu đề vừa có ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn, nhưng cũng có, dù là vô cùng hạn hữu, tiêu đề chỉ có ý

nghĩa hàm ẩn. Việc lựa chọn tiêu đề có cấu trúc kiểu nào là tùy thuộc vào khả năng, phong cách của tác giả cũng như nội dung bài báo.

Về mặt chức năng của tiêu đề bài báo, qua khảo sát và phân tích tư liệu chúng tôi nhận thấy rằng ngoài chức năng chung của báo chí, tiêu đề bài báo còn có những chức năng riêng, đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo diện mạo tác phẩm và biểu đạt nội dung. Tiêu đề bài báo không chỉ hấp dẫn người đọc, giúp cho độc giả lựa chọn mà còn tác động tâm lí xã hội rất lớn đến người đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w