Cấu trúc ngữ nghĩa của tiêu đề báo chí

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 53 - 60)

Khi tiếp xúc với tiêu đề có loại chỉ cần đọc tên là người ta biết ngay nội dung chính của văn bản nhưng không ít trường hợp tiêu đề chưa cung cấp thông tin gì ngoài ý nghĩa định danh, đôi khi, phải đọc hết văn bản, thậm chí, phải suy ngẫm mới nắm bắt được ý nghĩa đích thực và dụng ý của người viết. Đành rằng, kết cấu của tiêu đề có ảnh hưởng đến việc lĩnh hội nội dung nhưng có lẽ sâu xa hơn, việc đặt được tiêu đề kiểu này chứ không phải tiêu đề kiểu khác là do đặc điểm phong cách chức năng ngôn ngữ quy định. Nói khác đi, tương ứng với các phong cách có các kiểu loại tiêu đề khác nhau. Trong phong cách báo chí, tiêu đề văn bản vừa có loại đóng vừa có loại mở. Tiêu đề đóng có chức năng thâu tóm thông tin chính hay nêu một thông tin có giá trị chi phối toàn văn bản (chẳng hạn thể loại phỏng vấn, tin). Tiêu đề mở có giá trị gợi mở nhiều, suy tư rộng hơn những gì nói trong văn bản (tiểu phẩm, phóng sự…).

Tiếp xúc với tiêu đề, chúng ta lại phải quan tâm đến ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn và một hệ thuật ngữ liên quan như tiền giả định, hàm ngôn, ẩn ý…là những vấn đề khá hóc búa của ngôn ngữ học hiện đại. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết không có điều kiện để đi sâu vào những thuật ngữ trên, chúng tôi chỉ sử dụng

hai thuật ngữ hiển ngôn và hàm ẩn để khảo sát ngữ nghĩa của các tiêu đề trên 4 báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011). Tiêu đề các bài báo trên có 3 loại ý nghĩa: ý nghĩa hiển ngôn, ý nghĩa hàm ẩn và loại ý nghĩa vừa hiển ngôn vừa hàm ẩn. Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát từng loại ý nghĩa cụ thể.

2.1.3.1. Ý nghĩa hiển ngôn

Khi tách khỏi văn bản hay khi gắn với văn bản, tiêu đề đều có ý nghĩa hiển ngôn. Đó là loại ý nghĩa rõ ràng được thể hiện trên bề mặt hình thức - phát ngôn tiêu đề. Ý nghĩa hiển ngôn còn gọi là nghĩa tường minh.

Khảo sát 2000 tiêu đề các bài báo trên 4 báo Nhân dân (tháng 2/2011),

Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011), chúng tôi thấy có 1585 tiêu đề, chiếm 79.25% thể hiện ý nghĩa hiển ngôn. Đây là loại tiêu đề chiếm số lượng lớn nhất, tần số xuất hiện cao nhất trên hầu hết các chuyên mục, đặc biệt là mục tin tức. Các tiêu đề này có nội dung phong phú, đa dạng, sinh động. Chẳng hạn: Kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (Nhân Dân, 8/2/2011); Lễ hội kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Nhân Dân, 8/2/2011); Hải Dương sẵn sàng cho vụ đông xuân (Nhân Dân, 8/2/2011); Sau Tết, giá dịch vụ ăn uống và trông giữ xe tại Hà Nội tăng cao

(Nhân Dân, 8/2/2011); Xả súng ở Mỹ làm 1 người chết và 11 người bị thương

(Nhân Dân, 8/2/2011); Nhật Bản: lò phản ứng số 2 đã nóng chảy một phần

(Tuổi trẻ, 29/3/2011); Chợ Ea Tam cháy, thiêu rụi 5 căn nhà (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Cửa Lò: Triển khai tháng hành động vì trẻ em (Nghệ An, 11/5/2011); Thanh Chương: Phấn đấu xây 938 căn nhà cho hộ nghèo (Nghệ An, 11/5/2011); Amway Việt Nam khai trương chi nhánh tại Vinh (Nghệ An, 11/5/2011); Nghĩa Hòa trồng ngô nguyên liệu cho trang trại bò sữa (Nghệ An, 24/5/2011); Trường THPT chuyên ĐH Vinh: Trao thưởng cho 23 học sinh giỏi quốc gia (Nghệ An, 24/5/2011); Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề được miễn giảm học phí (Nghệ An, 24/5/2011). Bắc Giang thông báo nhanh kết quả Đại hội XI của Đảng (Nhân dân, 12/2/2011); Hải Phòng lo ngại tình trạng mất cân bằng giới tính (Nhân dân, 12/2/2011); Xe taxi lao xuống sông (Nhân dân, 12/2/2011); Giá cà phê nhân tại Đắc lắc tăng cao

(Nhân dân, 12/2/2011); Hà Nội cấm công chức đi lễ trong giờ làm việc (Nhân dân, 12/2/2011);…

Xem xét những tiêu đề trên, ta thấy mặc dù tách khỏi văn bản nhưng tiêu đề vẫn có ý nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh về nội dung. Qua tiêu đề, chúng ta nắm được thông tin một cách khá đầy đủ và trọn vẹn về hiện thực cuộc sống.

2.1.3.2. Ý nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn

Ý nghĩa hiển ngôn như đã trình bày ở trên là ý nghĩa bộc lộ trực tiếp trên bề mặt câu chữ của tiêu đề. Mặt khác, xét từ góc độ cách tri giác của người lập mã cũng như người giải mã và từ vị trí có tính chất cách biệt trên chuỗi hình tuyến văn tự giữa nó và phần còn lại của văn bản thì khả năng chứa đựng ý nghĩa hàm ẩn của tiêu đề là rất lớn. Ngoài ra, do quy luật hình thành của tiêu đề, do quy tắc cấu tạo ngắn gọn hàm súc của nó, khiến cho tiêu đề có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn.

Có thể nói rằng, tiêu đề văn bản là một tiểu vũ trụ mà do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân hành chức hết sức quan trọng khiến cho tổ chức bên trong của chúng trở nên khó giải mã hơn so với bất kì một phát ngôn nào trong văn bản. Thực tế tổ chức ngôn ngữ trong tiêu đề cho thấy, từ cách sử dụng từ, cách phân bố các thành phần ngữ pháp đến cách chọn kiểu cấu trúc câu, việc có hay không các dấu đi kèm với chuỗi lời, ngay cả việc bố trí các ngữ đoạn với màu sắc khác nhau, cỡ chữ lớn nhỏ khác nhau…tất cả những cái đó, dù chỉ là dấu hiệu hình thức sơ khởi cũng đã báo hiệu sự tồn tại của ý nghĩa hàm ẩn trong tiêu đề. Nhưng sâu xa, điều quyết định một tiêu đề văn bản có hay không có ý nghĩa hàm ẩn và nếu có thì thuộc loại hàm ẩn nào có lẽ thuộc vào cách cấu tạo phát ngôn tiêu đề và tổ chức văn bản.

Như vậy, ý nghĩa hàm ẩn thuộc loại ý nghĩa không hiển lộ trên bề mặt hình thức phát ngôn mà phải được suy ra từ ý nghĩa hiển ngôn, thường được diễn đạt theo cách lâu nay là ý tại ngôn ngoại nhưng trong các chỗ dựa để suy ra không thể thiếu ý nghĩa hiển ngôn. Trong các tiêu đề bài báo mà luận văn khảo sát nói riêng và tiêu đề báo chí nói chung, có loại tiêu đề chỉ có ý nghĩa hiển ngôn mà không có ý nghĩa hàm ẩn nhưng cũng có những tiêu đề có cả những ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn. Thống kê 2000 tiêu đề các bài báo mà luận văn sử dụng, chúng tôi thấy loại tiêu đề vừa có ý nghĩa hiển ngôn vừa có ý nghĩa hàm ẩn là 403 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 20.15%. Loại tiêu đề này được dùng ở nhiều chuyên mục. Ví dụ: trong mục phóng sự, tác giả Trần

Mạnh - Lê Sơn có bài viết với tiêu đề: Xuất khẩu đồ gỗ: ăn đong nguyên liệu

(Tuổi trẻ, 26/3/2011) nói về thực trạng ngành gỗ Việt Nam phát triển thiếu bền vững do phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, bởi nguồn gỗ tự nhiên đã cạn. Phải chăng, tác giả đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về nạn khai thác gỗ tự nhiên bừa bãi ở Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng tới ngành gỗ mà còn dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Trong chuyên mục thời sự và suy nghĩ, tác giả Nguyễn Vỹ Du có bài viết với tiêu đề Người tốt quanh ta (Tuổi trẻ, 1/3/2011) nói về anh thợ hồ nhảy xuống sông Sài Gòn cứu người chết đuối. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa ca ngợi tấm gương của người thanh niên dũng cảm thì tác giả cũng báo động sự xuống cấp về tình người trong xã hội hiện nay, bởi điều tưởng như rất đỗi bình thường là thấy người gặp nạn thì ra tay cứu giúp nhưng mọi người khi thấy cảnh chết đuối chỉ đứng nhìn cho tới khi chàng thanh niên xuất hiện và hành động. Trong chuyên mục chuyện nhỏ, tác giả Đức Toàn với bài viết Người nhạc trưởng và tiếng chuông điện thoại (Tuổi trẻ, 2/3/2011) phản ánh một câu chuyện trong nhà hát, khi người nhạc trưởng đang chỉ huy dàn nhạc giao hưởng thì có tiếng chuông điện thoại vang lên, ông ta tạm dừng buổi hòa nhạc, bỏ vào cánh gà, sau đó ông ta bước ra xin lỗi khán giả và tiếp tục. Câu chuyện chỉ đơn giản có vậy nhưng phải chăng, tác giả đang nói đến sự thiếu ý thức trong rất nhiều bộ phận người dân chúng ta hiện nay, kể cả tầng lớp “thượng lưu”. Trong mục chuyện thường ngày, Bút Bi có bài viết Lời xin lỗi dễ thương (Tuổi trẻ, 5/3/2011) nói về việc Việt Nam Airline xin lỗi hành khách về các chuyến bay trễ để sang các nước Bắc Phi giải cứu lao động về nước. Nghĩa hàm ẩn: ca ngợi tinh thần dân tộc, đùm bọc lẫn nhau khi đồng bào mình gặp hiểm nguy. Cũng trong chuyên mục chuyện thường ngày với bài viết Làm xấu mặt đàn ông (Tuổi trẻ, 6/3/2011), tác giả đề cập đến sự việc hành hung trọng tài nữ khi ngày 8-3 sắp đến gần của các cầu thủ. Nghĩa hàm ẩn: cảnh báo sự băng hoại đạo đức, lối sống của một số cầu thủ hiện nay. Chuyên mục thời sự và suy ngẫm, tác giả Ngô Minh Trí có bài viết Cần hơn một lời xin lỗi (Tuổi trẻ, 12/3/2011) nói về nhân vật Lượm trong câu chuyện “ Mối tình đầu của Lượm” trên chương trình người xây tổ ấm là bịa đặt. Phải chăng, tác giả muốn hướng đến ngoài Thùy Dương (nhân vật Lượm) xin lỗi khán giả thì cũng lên án sự tắc trách của chương trình ở khâu kiểm định thông tin và cần cẩn trọng hơn để không lặp lại chuyện này…

Loại tiêu đề có ý nghĩa vừa hiển ngôn vừa hàm ẩn này xuất hiện khá nhiều trên các tiêu đề báo chí nói chung chứ không chỉ riêng 4 báo làm tư liệu khảo sát. Nhiều khi, nó tạo được những hiệu quả thẩm mỹ quá lớn, tạo sự tác động bất ngờ. Ví dụ như tiêu đề Linh hồn của làng (Tuổi trẻ, 14/3/2011) nói về hai làng Siêu Quần (xã Phong Bình, Phong Điền, TT Huế) và Phú Thọ (xã An Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) với rừng cây lộc vừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Họ gìn giữ rừng cây như linh hồn của chính mình bởi họ đã có lời hứa với tổ tiên. Hay tiêu đề Kĩ nghệ tái chế đồ nhậu (Tuổi trẻ, 14/3/2011) khiến người đọc không khỏi rùng mình bởi sự xuống cấp về đạo đức của một số người vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người khác. Tiêu đề Thú rừng kêu cứu! (Tuổi trẻ, 26/3/2011), tác giả phản ánh tình trạng bày bán tràn lan thịt thú rừng tại xã Hương Thọ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế. Điều đáng nói là họ buôn bán rất ngang nhiên, phong phú các loại thịt thú rừng và không xa hạt kiểm lâm là bao xa. Tiêu đề Từ mộ gió đến bia chiêu hồn (Tuổi trẻ, 15/3/2011) qua bài viết của mình, tác giả đã “chạm” đến sâu thẳm tâm hồn người đọc. Những ngôi mộ gió của ngư dân Lý Sơn trong đất liền, xương cốt của họ trong lòng đại dương đã vẽ đậm thêm đường biên, chủ quyền của Việt Nam trên biển. Họ rất cần được nhớ đến, không chỉ bằng những ngôi mộ gió của gia đình. Tên tuổi của những ngư dân Lý Sơn nằm lại trong lòng biển khơi cần được đời sau nhớ đến và ngưỡng vọng. Vì vậy, việc xây dựng một tấm bia chiêu hồn ngư dân Lý Sơn sẽ thỏa niềm mong đợi không chỉ của hàng nghìn cư dân huyện đảo. Hay như tiêu đề Động đất ở Nhật và chuyện khó coi ở ta (Tuổi trẻ, 20/3/2011), tác giả đề cập đến tình hình đất nước Nhật sau động đất, dù cho cái đói, cái lạnh đe dọa nhưng khi nhận hàng cứu trợ hay mua hàng, họ vẫn trật tự, sẻ chia cho nhau. Còn ở Việt Nam, lễ hội Đền Trần, mọi thành phần, già trẻ, gái trai, nam thanh nữ tú vậy mà dẫm đạp lên nhau tranh giành cướp ấn. Ta thấy qua hai hiện tượng đẹp và không đẹp đã nêu là thái độ ngợi ca cái đẹp, lên án mạnh mẽ cái xấu, cái chưa được của tác giả. Tiêu đề: “Hung thần” về đêm (Tuổi trẻ, 15/3/2011) là những chiếc xe container đua nhau phóng bạt mạng trong đêm khuya vắng vẻ. Chúng chính là thủ phạm gây nên những vụ tai nạn thảm khốc kinh hoàng làm bao gia đình phải li tán. Chính vì vậy, tác giả ví von chúng chính là những hung thần - luôn mang điều xấu, điều ác đến khiến mọi người luôn sợ hãi. Tiêu đề Khi khâu phân phối bị méo mó (Tuổi trẻ, 9/3/2011) khiến cho người đọc không khỏi

băn khoăn tại sao lại gọi là méo mó. Tác giả nói đến sự bất cập mà người dân đang phải gánh chịu khi mà người nông dân Đà Lạt phải đổ rau cho bò hay nhổ rau bỏ đi nếu không thì phải bán rẻ mạt cho thương lái thì ở khâu tiêu thụ, người dân đang phải mua với giá đắt và ngày một tăng, chưa bao giờ thấy giảm. Phải chăng, tác giả thấy được nghịch lí này nên mới dùng từ méo mó. Tiêu đề Đất giàu mà chữ vẫn nghèo (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011), khiến người đọc khó hiểu. Hóa ra, tác giả đang nói đến một thực trạng đáng buồn đang diễn ra tại bản U ma tù không, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ở đó, cơ sở vật chất đảm bảo, người dân no đủ nhưng sự học chật vật, khó khăn. Con chữ chưa thể bám rễ, ăn sâu, sinh sôi như đất như người. Chỉ đọc tiêu đề, ta cũng cảm thấy được một sự chua xót, ngậm ngùi của tác giả khi chứng kiến thực trạng đáng buồn như vậy.

Từ sự phân tích một số tiêu đề trên, ta thấy, ý nghĩa hiển ngôn là cái nền cơ sở, cái mặt trước từ đó làm nảy sinh tầng nghĩa khúc xạ ở mặt sau. Ý nghĩa hiển ngôn, một mặt mở ra những khả năng hàm ẩn có thể có, nhưng mặt khác, trong một chừng mực nhất định, chính nó lại hạn định biên độ liên tưởng và đặc biệt dẫn dắt chúng ta nắm bắt ý nghĩa hàm ẩn.

2.1.3.3. Ý nghĩa hàm ẩn

Trong các tiêu đề bài báo, ngoài loại tiêu đề có ý nghĩa hiển ngôn và loại tiêu đề vừa có ý nghĩa hiển ngôn vừa có ý nghĩa hàm ẩn còn có loại tiêu đề có ý nghĩa hàm ẩn. Đó là những tiêu đề mà ý nghĩa của nó không được diễn đạt bằng lời trên bề mặt hình thức tiêu đề. Các tiêu đề này được cấu tạo từ những ẩn dụ. Chúng tôi coi đây là những tiêu đề có ý nghĩa hàm ẩn, không có ý nghĩa hiển ngôn làm cái mặt trước. Như chúng ta đã biết, ẩn dụ không phái là lối so sánh trực tiếp như so sánh tu từ, mà ở đây, đối tượng được so sánh bị giấu đi, chỉ lộ cái so sánh. Bởi vậy, muốn đạt được hiệu quả cao, các tác giả buộc phải đặt trong ba nhân tố là văn cảnh, lo gic và thói quen thẩm mỹ. Tính đại chúng và tính thời sự của thông tin báo chí cùng với một số đặc điểm của tiêu đề báo chí hiện đại đã không tạo nhiều điều kiện cho hình thức ẩn dụ tu từ xuất hiện và phát triển nhiều trên tiêu đề văn bản báo chí. Chính vì vậy, số lượng loại tiêu đề này trên báo chí nhìn chung xuất hiện với tần số thấp. Khảo sát 2000 tiêu đề bài báo tư liệu, chúng tôi nhận thấy chỉ có 12 tiêu đề loại này, chiếm 0.6%. Đó là những tiêu đề Như con buôn! (Tuổi trẻ, 12/3/2011) là nhận xét đánh giá của tác giả bài viết đến lời phát biểu của bác

sĩ Nam - BV Mắt Sài Gòn về mỗi lần thăm khám cho bệnh nhân một cách qua loa sơ sài của ông ta, nhưng lại lấy 500.000đồng một lượt của mỗt bệnh nhân. Thậm chí, có những người tận vùng sâu, vùng xa lặn lội vay mượn để có tiền về thăm khám bệnh nhưng đáp lại là sự tham khám qua loa, sơ sài, thiếu trách nhiệm, mục đích cuối cùng chỉ là tiền của bệnh nhân. Tác giả cũng phản ánh cho ta thấy rõ sự xuống cấp về y đức của không chỉ riêng bác sĩ Nam mà còn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w