Cách tổ chức các thành tố của tiêu đề báo chí

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 35 - 46)

2.1.1.1. Tiểu dẫn

Khi tiếp xúc với tiêu đề, nhận diện ban đầu về giá trị thông báo cũng như cả mặt kết cấu, tự thân tiêu đề văn bản là một thông điệp (message), có khả năng được người thụ ngôn như một đơn vị riêng và tự thân chúng có một cấu trúc riêng nên có thể tách ra khỏi ngữ cảnh (văn bản) để xem xét các yếu tố cấu tạo nên tiêu đề. Vì vậy, ta có thể xem xét các tiêu đề như một hệ thống độc lập, tức là xem xét mặt cấu trúc nội tại của nó. Khảo sát từ bình diện này phải khám phá ra mặt cấu trúc của tiêu đề. Như vậy, khi nói cấu trúc của tiêu đề là nói đến cấu trúc hướng nội. Nói rõ hơn, đó là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung giữa các thành tố làm nên chỉnh thể tiêu đề. Mối quan hệ về hình thức trong nội bộ một tiêu đề văn bản rất phức tạp, có thể đó là hình thức cấu tạo, hình thức ngữ pháp, hình thức trình bày. Tiêu đề văn bản thường được trình bày bằng từ ngữ tiếng Việt nhưng thỉnh thoảng có xuất hiện yếu tố từ ngữ nước ngoài. Về hình thức trình bày, trước hết, tiêu đề có hay không việc khai thác các thủ pháp văn tự. Tuy nhiên, hình thức trình bày của tiêu đề văn bản lại nằm ngoài ngôn ngữ học nên chúng tôi không quan tâm trong phạm vi này. Còn hình thức ngữ pháp của tiêu đề là một điều hết sức quan trọng. Về nguyên tắc, tiêu đề văn bản có thể do một đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm. Nhưng việc sử dụng đến mức độ nào và sử dụng như thế nào thì lại là điều quyết định đặc điểm riêng của mỗi tiêu đề. Ngoài ra, hình thức ngữ pháp có thể bình thường, có thể bất bình thường, thể hiện nét độc đáo sáng tạo của tiêu đề. Nội dung của tiêu đề có thể bao gồm hai lớp ý nghĩa: ý nghĩa hiểu hiện trên bề mặt và ý nghĩa hàm ẩn. Khảo sát từ bình diện cấu trúc nội tại của tiêu đề bao gồm cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc lô gic ngữ nghĩa.

2.1.1.2. Số liệu thống kê

Vô-skô-bôi-nhi-cốp trong cuốn Nhà báo, bí quyết kỹ năng nghề nghiệp

(Nxb Lao động, H.1998, trang 118) đã từng đặt ra yêu cầu khắt khe đối với tiêu đề xét thuần túy về số lượng “tối đa ý nghĩa phải được thể hiện bằng tối thiểu từ ngữ” hay nói cách khác là một số lượng tối thiểu những từ mà chứa đựng một lượng thông tin tối đa. Có lẽ đồng tình với quan điểm ấy nên hầu hết các nhà báo đều cố gắng làm sao để tiêu đề bài báo của mình có số từ ngữ

ít nhất mà truyền tải được hết số lượng cần thiết. Qua khảo sát Nhân dân

(tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011), chúng tôi nhận thấy phần nhiều các tác giả đã lựa chọn các cách đặt tiêu đề mang tính ngắn gọn, cô đúc nhất. Theo thống kê của chúng tôi, nếu lấy từ làm đơn vị đo lường thì tính trung bình mỗi tiêu đề bài báo trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An

(tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011) có 4 từ. Nếu lấy tiếng (âm tiết) làm đơn vị đo lường thì trung bình mỗi tiêu đề chỉ hơn 6 tiếng.

Cụ thể tiêu đề 1 từ: 24, chiếm 1.2%

Chẳng hạn: Lần cuối (Tuổi trẻ, 10/3/2011); Lời hứa (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Thẹn (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Đánh bạc (Nhân Dân, 27/2/2011);

Mất trộm (Nhân Dân, 27/2/2011); Cờ bạc (Nhân Dân, 26/2/2011); Tham ô

(Nhân Dân,18/2/2011); Cướp giật (Nhân Dân, 17/2/2011); Ngộ độc (Nhân Dân, 8/2/2011); Chết đuối (Nhân Dân, 8/2/2011); Pháo lậu (Nhân dân, 1/2/2011);…

Tiêu đề 2 từ: 204, chiếm 10.2%

Ví dụ: Tai nạn giao thông (Nhân Dân, 27/2/2011); Tai nạn lao động

(Nhân Dân, 27/2/2011); Bắt cóc tống tiền (Nhân dân, 8/2/2012); Tội phạm ma túy (Nhân dân, 1/2/2012); Trộm cắp tài sản (Nhân dân, 13/2/2012); Mua bán người (Nhân dân, 14/2/2012); Tàng trữ gỗ lậu (Nhân dân, 20/2/2012); Cướp giật túi xách (Nhân dân, 20/2/2012); Vận động đầu thú (Nhân dân, 23/2/2012); Xuất cảnh trái phép (Nhân dân, 24/2/2012); Giao nộp vũ khí

(Nhân dân, 26/2/2012); Buôn bán phụ nữ (Nhân dân, 16/2/2011); Xâu xé Libya (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Bệnh viện thi đua (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Trộm tài sản (Nhân dân, 1/2/2011); Lễ hội mùa xuân (Nhân dân, 5/2/2011); Tai nạn đường sắt (Nhân dân, 9/2/2011);…

Tiêu đề 3 từ: 323, chiếm 16.15%

Chẳng hạn: Biểu tình ở Mỹ (Nhân dân, 24/2/2012); Ai Cập tổ chức chính phủ (Nhân dân, 24/2/2012); Gây rối trật tự công cộng (Nhân dân, 21/2/2012); Đang truy xét vụ cướp (Nhân dân, 26/2/2012); Buôn bán, tàng trữ ma túy (Nhân dân, 26/2/2012); Quan hệ Nga - EU (Nhân dân, 26/2/2012);

Khởi công xây dựng cầu Thia (Nhân dân, 27/2/2012); Quan tham và bồ nhí

Chủ động sản xuất lúa xuân (Nhân dân, 5/2/2011); Bắt tội phạm cướp giật

(Nhân dân, 5/2/2011); Cướp giật 42 hộ chiếu (Nhân dân, 10/2/2011); … Tiêu đề 4 từ 413, chiếm 20.65%

Chẳng hạn: Vì đó là Mẹ (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Một đô một tô (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Hoàn thành trùng tu di tích giếng Vua (Tuổi trẻ, 4/3/2011); Ôn thi theo tài liệu nào? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Đua nhau nuôi yến (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Tái chế dầu ăn từ rác (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Tiết kiệm một cách thoải mái (Tuổi trẻ, 26/3/2011); Quan hệ hữu nghị Việt Nam -Pháp (Nhân dân, 1/2/2011); Síp công nhận nhà nước Pa-let-xtin (Nhân dân, 1/2/2011); Về quan hệ Thái Lan -Cam-pu-chia (Nhân dân, 1/2/2011); Cùng giữ gìn môi trường ngày Xuân (Nhân dân, 1/2/2011); Hạt giống làm nên “mùa vàng”

(Nhân dân, 5/2/2011);…

Tiêu đề 5 từ: 371, chiếm 18.55%

Chẳng hạn: Khốn đốn vì cúp nước nhiều ngày (Tuổi trẻ, 4/3/2011); vấn du học miễn phí cho sinh viên (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Một nữ công nhân bị đâm chết (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Cháy nhà sàn cổ ở Kon Tum (Nhân dân, 1/2/2011); Chuẩn bị cướp thì bị bắt (Nhân dân, 1/2/2011); Người chết do tai nạn giao thông (Nhân dân, 1/2/2011); Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm (Nhân dân, 5/2/2011);…

Tiêu đề 6 từ: 257, chiếm 12.85%

Ví dụ: Nokia xây dựng các nhà máy ở Việt Nam (Tuổi trẻ, 3/3/2011);

Xây nhiều cao ốc, giao thông khó cải thiện (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Thiệt mạng vì bị cuốn vào xe nghiền đá (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Nước từ bãi rác gây ô nhiễm nước ngầm (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Bắt giữ hơn 130 “quái xế” tham gia “bão đêm” (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Các tỉnh miền Bắc tiếp tục rét đậm, rét hại (Nhân dân, 1/2/2011); Vững bước tiến lên dưới cờ Đảng quang vinh (Nhân dân, 1/2/2011); Buôn ma túy, hối lộ 20 triệu đồng (Nhân dân, 5/2/2011);…

Tiêu đề 7 từ: 194, chiếm 9.7%

Chẳng hạn: Bác sĩ Việt Nam đã ghép được tim người (Tuổi trẻ, 3/3/2011); Hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị ô tô đâm tử vong (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Người lao động Việt Nam trở về từ Libya: cuộc vượt thoát nghiệt ngã (Tuổi trẻ, 5/3/2011); Hưng Yên và Quảng Ngãi ra quân sản xuất đầu năm (Nhân dân, 5/2/2011); Tàu hỏa húc 6 xe ô tô trên cầu Ghềnh (Nhân dân, 5/2/2011); Sáu vụ tai nạn giao thông, 7 người chết (Nhân dân, 5/2/2011);…

Tiêu đề 8 từ: 91, chiếm 4.55%

Ví dụ: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Cầu Bãi Cháy sau khi hoàn vốn sẽ tiếp tục được thu phí (Tuổi trẻ, 18/3/2011);

Gần 44 nghìn con trâu, bò bị chết (Nhân dân, 1/2/2011); Ngư dân Phú Yên có lãi sau chuyến ra khơi đầu năm (Nhân dân, 1/2/2011); Kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm dự giải mời danh giá ở châu Âu (Nhân dân, 10/2/2011); Nhiều siêu thị ở TP Hồ Chí Minh khuyến mãi kích cầu đầu xuân (Nhân dân, 9/2/2011);…

Tiêu đề 9 từ: 51, chiếm 2.55%

Chẳng hạn: Vụ “Mối tình đầu của Lượm”: một mình Thùy Dương có làm nên chuyện? (Tuổi trẻ, 23/3/2011); Mỹ tuyên bố trùm khủng bố Binladen đã bị tiêu diệt (Nghệ An, 3/5/2011); Kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định - Chợ lớn (Nhân dân, 8/2/2011);…

Tiêu đề gồm 10 từ trở lên: 72, chiếm 3.6 %

Ví dụ: Trung tâm y tế tuyến huyện: cần có giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn (Nghệ An, 26/5/2011); Công đoàn giáo dục Kiên Giang tham gia phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011); Một vài kinh nghiệm của công đoàn trường Đại học Huế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011); Quảng Ngãi hơn 80 người nghèo, đối tượng chính sách được tặng quà Tết (Nhân dân, 1/2/2011);…

Nếu lấy tiếng (âm tiết) làm đơn vị đo lường thì trung bình mỗi tiêu đề chỉ có 6 tiếng (âm tiết). Cụ thể:

Tiêu đề 1 tiếng (âm tiết) gồm: 1, chiếm 0.05% Ví dụ: Thẹn (Tuổi trẻ, 28/3/2012)

Tiêu đề 2 tiếng (âm tiết) gồm: 23, chiếm 1.15%

Ví dụ: Cắm…đời (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt cuối tháng 7/2011);

Chờ 2012…(Tuổi trẻ, 4/3/2011); Lần cuối (Tuổi trẻ, 11/3/2011); Lời hứa

(Tuổi trẻ, 14/3/2011)…

Tiêu đề 3 tiếng (âm tiết) gồm: 16, chiếm 0.8%

Ví dụ: Lòng nhân ái (Nghệ An, 3/5/2011); Trộm tài sản (Nhân dân, 21/2/2011); Mua, bán người (Nhân dân, 14/2/2011); Cướp tài sản (Nhân dân, 13/2/2011); Như con buôn (Tuổi trẻ, 12/3/2011); Lại càng lo (Tuổi trẻ, 14/3/2011);…

Tiêu đề 4 tiếng (âm tiết) gồm: 49, chiếm 2.45%

Ví dụ: Cướp tiền giữa chợ (Nghệ An, 4/5/2011); Tai nạn giao thông

(Nhân dân, 10/2/2011); Mua bán ma túy (Nhân dân, 11/2/2011); Trộm cắp tài sản (Nhân dân, 13/2/2011); Buôn bán phụ nữ (Nhân dân, 16/2/2011);…

Tiêu đề 5 tiếng (âm tiết) gồm: 120, chiếm 6 %

Ví dụ: Cảnh báo nạn cướp giật (Nghệ An, 4/5/2011); Trả tiền gửi xe ngay (Nghệ An, 4/5/2011); Tan tành một di tích (Giáo dục và Thời đại, 14/7/2011); Như thảm họa sóng thần (Tuổi trẻ, 31/3/2011); …

Tiêu đề 6 tiếng (âm tiết) gồm: 195, chiếm 9.75%

Ví dụ: Bắt 2 đối tượng buôn người (Nghệ An, 4/5/2011); Khởi động của một mùa thi (Giáo dục và Thời đại, 7/7/2011); Mua ngoại tệ phải trả phí?

(Tuổi trẻ, 25/3/2011); Từ quốc hoa…tới quốc nạn (Tuổi trẻ, 7/3/2011);… Tiêu đề 7 tiếng (âm tiết) gồm: 219, chiếm 10.95%

Ví dụ: Lại sập hầm lò ở Trung Quốc (Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011);

Để bằng giả không còn đất sống (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); Sống lay lắt trên …đê chắn sóng (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011);…

Tiêu đề 8 tiếng (âm tiết) gồm: 274, chiếm 13.7%

Ví dụ: Xe 7 chỗ gây tai nạn liên hoàn (Nghệ An, 4/5/2011); Núi lửa Soputan, Inđônêsia, hoạt động trở lại (Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011); Băn khoăn nhà vệ sinh trường học (Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); 3 ngày, 3 vụ cháy ở Bảo Lộc (Tuổi trẻ, 6/3/2011);…

Tiêu đề 9 tiếng (âm tiết) gồm: 332, chiếm 16.6%

Ví dụ: Chết không rõ nguyên nhân tại nhà người khác (Nghệ An, 4/5/2011); Hơn 200 công nhân Trung Quốc nhiễm độc chì (Giáo dục và Thời đại, 7/7/2011); Phát động ngày quốc tế Nelson Madela tại Việt Nam (Giáo dục và Thời đại, 7/7/2011);…

Tiêu đề 10 tiếng (âm tiết) trở lên gồm: 771, chiếm 38.55%

Ví dụ: UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành kế hoạch tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Xung quanh khiếu nại mua CP ưu đãi tại công ty CP xây lắp điện Nghệ An (Nghệ An, 3/5/2011); Mỹ tuyên bố trùm khủng bố Binladen vừa bị tiêu diệt (Nghệ An, 3/5/2011); Ra mắt công ty TNHH một thành viên tổng công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 (Nghệ An, 3/5/2011); Vấn nạn khai thác vàng trái phép ở Tương Dương: trách nhiệm

của cơ quan quản lí ở đâu? (Nghệ An, 5/5/2011); Thanh Chương: Quý I/2011 hơn 250 đoàn viên ưu tú được bồi dưỡng kết nạp Đảng (Nghệ An, 5/5/2011);…

Như vậy, nếu tính tiêu đề từ 1 từ đến 5 từ có 1335 tiêu đề, chiếm 66.75%. Còn nếu tính số tiếng (âm tiết) từ 1 đến 8 tiếng thì có 623 tiêu đề, chiếm 44.85%.

Xét về độ dài thì tiêu đề bài bình luận (142 tiêu đề), tiểu phẩm (35 tiêu đề) khá ngắn gọn. Tiêu đề bài phóng sự (312 tiêu đề) có độ dài trung bình từ 4 đến 9 tiếng, còn tiêu đề thể loại tin ( 1511 tiêu đề ) thì lại khá dài từ 8 đến 15 tiếng. Nguyên nhân là do mỗi thể loại có một đặc trưng riêng, vì vậy, tiêu đề cũng có sự khác nhau về số lượng tiếng. Ví dụ, ở tiêu đề bài phóng sự yêu cầu phải có độ nén thông tin lớn mới tạo được sự hấp dẫn và gây sự chú ý cho độc giả. Tiêu đề bài phóng sự có độ nén càng lớn càng tốt, nó chỉ gợi mở vấn đề còn thông tin cụ thể sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung của bài viết. Riêng tiêu đề thể loại tin tức có độ dài lớn nhất là do thể loại tin phải thông tin một cách rõ ràng, chính xác về các sự kiện đã, đang, sắp xảy ra nên tiêu đề phải trả lời được phần lớn các yếu tố 5Wh và 1 H để công chúng khi đọc tiêu đề là có thể nắm bắt được nội dung thông tin cốt lõi nhất vì hằng ngày có vô vàn sự kiện xảy ra trên tất cả mọi lĩnh vực mà công chúng muốn biết.

Dù độ dài tiêu đề của mỗi thể loại có sự khác nhau nhưng phần lớn các tiêu đề trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011) đã đáp ứng được yêu cầu của một tiêu đề nói chung là tiêu đề ngắn và năng động; rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và chứa nhiều thông tin.

2.1.1.3. Các phương thức đặt tiêu đề

Trước khi trừu xuất tiêu đề ra để phân tách các thành phần về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa, qua khảo sát và xem xét, chúng tôi muốn khái quát lên một số phương thức đặt tiêu đề trên các báo Nghệ An, Tuổi trẻ, Nhân dân, Giáo dục và Thời đại nói riêng để cùng với số liệu thống kê trên cho ta cái nhìn khái quát về cách tổ chức các thành tố của tiêu đề trên các báo trên. Đồng thời cũng sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn về tiêu đề văn bản báo chí nói chung.

Theo Vũ Quang Hào, tính đến thời điểm năm 2001, Bộ Thông tin truyền thông đã thống kê được: ở Việt Nam chúng ta đã có 606 ấn phẩm báo

chí (của 153 tờ báo và 333 tạp chí ). Với số lượng đó, hàng ngày sẽ có một số lượng khổng lồ các tiêu đề bài báo được hình thành. Điều đó cũng có nghĩa là tiêu đề các bài báo sẽ vô cùng phong phú và đa dạng, hay nói cách khác có vô vàn cách đặt tiêu đề khác nhau. Mỗi tác giả, mỗi bài viết lại có một cách kiến tạo tiêu đề khác nhau, tùy thuộc vào trình độ và phong cách của người viết, làm sao vừa thu hút được tò mò ở độc giả (tức là vừa nhìn vào tiêu đề người ta muốn đọc bài báo đó) vừa phù hợp với nội dung và dung lượng vấn đề đặt ra trong bài báo. Tuy nhiên, khi đứng trước vô vàn những tiêu đề đó, việc quy lại các phương thức, các thủ pháp tiêu đề là vấn đề nan giải. Trên cơ sở khảo sát nguồn tư liệu trên các báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Giáo dục và Thời đại, Nghệ An, chúng tôi đã tìm hiểu, xem xét và quy về một số phương thức đặt tiêu đề nhất định. Có thể khái quát thành một số phương thức cơ bản sau:

a.Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng với người đọc

Đây là một phương thức khá bắt mắt người đọc, bởi thế, nó được tận dụng để thu hút độc giả với bài báo. Những tiêu đề được tạo lập từ phương thức này như: 92.000 hồ sơ thi ĐH, CĐ tại cụm thi Vinh (Nghệ An, 3/5/2011); Sập hầm vàng, 5 người chết (Nghệ An, 3/5/2011); 43 nghìn hộ dân ở Diễn Châu đăng kí mua điện áp dung cho hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp

(Nghệ An, 12/5/2011); Lốc đánh chìm tàu, 6 ngư dân được cứu sống (Nghệ An, 19/5/2011); Xử lí 43 vụ vi phạm về môi trường (Nghệ An, 19/5/2011); 3 ngày, 3 vụ cháy ở Bảo Lộc (Tuổi trẻ, 6/3/2011); Vi rút máy tính gây thiệt hại 5.900 tỉ đồng/năm (Tuổi trẻ, 6/3/2011); Bắt giữ hơn 130 “quái xế” tham gia “bão đêm” (Tuổi trẻ, 6/3/2011); 12 ngư dân bị nạn trên biển Đông (Tuổi trẻ, 9/3/2011); Tháo gỡ quả bom nặng hơn 500kg (Tuổi trẻ, 9/3/2011); Hơn 200 công nhân ngộ độc thực phẩm (Tuổi trẻ, 13/3/2011); 2000 lít hóa chất đổ ra quốc lộ 51 (Tuổi trẻ, 13/3/2011); Hơn 9 tỉ đồng xây tặng hơn 560 nhà tình nghĩa (Tuổi trẻ, 13/3/2011); 4 ô tô đâm nhau, 2 người chết, 2 người bị thương

(Tuổi trẻ, 13/3/2011);…

Nhìn vào các tiêu đề trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sức níu đối với người đọc; không phải ngẫu nhiên mà phương thức này xuất hiện dày đặc trên cùng một số báo. Không chỉ riêng những tờ báo chúng tôi khảo sát mà cả trên các tờ báo khác như: “Công an nhân dân”, “Thanh niên”, “Tiền phong”, “Pháp luật Việt Nam”…cũng thấy các tác giả sử dụng phương thức này khá nhiều.

b. Đặt tiêu đề bằng cách dùng câu hỏi

Kiểu tiêu đề này được tạo ra vừa thể hiện được thông tin mà bài báo phản ánh vừa như thể hiện thái độ của tác giả đối với vấn đề đặt ra. Ví dụ:

Bao giờ thú rừng biến mất? (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt cuối tháng 7);

Đâu rồi vỉa hè ?(Nghệ An, 5/5/2011); Vòng bảng AFC cup (4-5) TW Pegasis (Hồng K ông) - SLNA: trả được nợ không, SLNA? (Nghệ An, 4/5/2011); sao chỉ số phát hành báo Đảng ở Thái Hòa và Nghĩa Đàn đạt thấp? (Nghệ An,6/5/2011); Nghịch lí thị trường bất động sản? (Nghệ An, 20/5/2011);

Trách nhiệm hay năng lực? (Nghệ An, 27/5/2011);…

Loại tiêu đề này được sử dụng rất nhiều và nó nhấn mạnh được vấn đề mà người viết quan tâm, đó cũng là trọng tâm bài báo đặt ra.

c. Dùng cấu trúc bỏ lửng

Cấu trúc bỏ lửng này có hai kiểu:

+ Kiểu dấu chấm lửng được đặt giữa tiêu đề.

Ví dụ: “Cắm”…đời (Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt cuối tháng 7);

Muôn nẻo …mát xa ký (Giáo dục và Thời đại, 22/7/2011); Làm giàu nhờ … rau má (Giáo dục và Thời đại, 14/7/2011); Sống lay lắt…trên đê chắn sóng

(Giáo dục và Thời đại, 9/7/2011); Khi bệnh viện thành …doanh nghiệp (Tuổi trẻ, 25/3/2011); Bệnh viện giao chỉ tiêu …số người phải cấp cứu (Tuổi trẻ, 24/3/2011); Nữ sinh bị …rạch quần (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Từ quốc hoa …tới

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí (Trang 35 - 46)