Các yếu tố chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 28)

Về chính trị, Nhật Bản tồn tại sự đối đầu giữa hai đảng phái lớn là đảng DPJ và đảng Dân chủ Tự do tại Nhật bản, Chính phủ khó có được sự đồng thuận của Quốc hội khi hoạch định và ban hành các chính sách. Sự bất ổn về chính trị này cũng là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã nâng lên tầm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, hai nước đi đến ký kết hiệp định song phương đối tác kinh tế toàn diện (EPA) và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt – Nhật (VJEPA) ký ngày 25/12/2008 cùng với hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi phát triển quan hệ

thương mại hai nước, mở ra cơ hội cho Công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản giành cho hàng hóa Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), chế độ thuế nhập khẩu MFN, ko áp dụng các quy định về hạn ngạch đối với hàng may mặc Việt Nam. Thuế suất của hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật được cắt giảm xuống còn 0% thay vì 5% hay 10% như trước đây nếu như doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu xuất xứ từ Nhật Bản. Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải chịu bất kỳ một quy chế nào trừ hàng dệt may có sử dụng một phần da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công ước Washington. Đó là cơ sở cho hàng dệt may Việt Nam bước đầu cạnh tranh với các mặt hàng khác trên cùng thị trường, và là cơ hội tốt cho Công ty có thể khai thác hơn nữa quy mô của thị trường này mà không phải chịu tác động của thuế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may nói chung và Công ty nói riêng phải chú ý đến một số quy định khác khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật như quy định về nhãn mác, bao gói; quy định về việc xâm phạm bản quyền, mẫu mã …. Theo quy định của Nhật Bản về nhãn hiệu và chất lượng hàng hóa tiêu dùng, trên nhãn mác hàng may mặc phải có đủ thông tin về chất liệu, cách sử dụng (thành phần sợi vải, độ co giãn, khả năng chống cháy, hướng dẫn giặt …), tên nhà sản xuất, nước sản xuất. Người Nhật luôn có xu hướng chống lại những mặt hàng ăn cắp bản quyền, luật pháp về vấn đề bản quyền của Nhật cũng khá chặt chẽ và nghiêm khắc, do đó Công ty luôn phải chú ý tới vấn đề này khi xuất khẩu hàng hóa và cần phải chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần lưu tâm tới một số luật khác như: “Luật biểu thị chất lượng hàng gia dụng”, “Luật pháp liên quan đến những quy chế về hàng gia dụng có chứa chất độc hại” …. Bản thân việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này cũng gây ra những khoản chi phí không nhỏ tới doanh nghiệp xuất khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, là một thách thức mà doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua.

Những quy định của Việt Nam về việc thông quan hàng hóa, các thủ tục hải quan, rùi các quy định trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container của Việt Nam cũng đang làm một thách thức đè nặng lên giá thành sản phẩm của Công ty. Những thủ tục giấy tờ phức tạp, quy định không rõ ràng, đồng bộ dễ dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý cho Công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w