Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 38 - 40)

Sản phẩm của Công ty có mặt ở 27 nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ trong đó có những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt như Tây Âu, Nhật Bản, Canada.

Bảng 2.2. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường quốc tế của Công ty cổ phần X20 (2005 – 2009)

Đơn vị: triệu USD

Thị trường 2005 2006 2007 2008 2009 1.Hàn Quốc 5,286 5,530 5,991 6,245 6,621 2. EU 3,879 3,530 3,122 2,469 2,847 3. Mỹ 2,554 2,673 2,452 2,189 2,255 4. Nhật Bản 1,138 1,457 1,678 1,278 1,020 5. Đài Loan 1,768 1,705 2,067 2,598 2,889 6. Các thị trường khác 1,476 2,338 2,965 3,504 2,721 Tổng 16,103 17,234 18,278 18,286 18,356

Nguồn: Phòng Kinh doanh – xuất nhập khẩu

Bảng 2.2 cho thấy thị trường Hàn Quốc là thị trường truyền thống của Công ty, đơn đặt hàng từ thị trường này thường chiếm 1/3 tổng giá trị các đơn đặt hàng từ thị trường quốc tế. Giá trị các đơn hàng đều tăng qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 5%, riêng có giai đoạn năm 2007 tăng mạnh 8,34% so với năm 2006. Năm 2008, 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, giá trị xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng nhẹ, bởi Công ty đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu theo các kênh truyền thống, xây dựng được

mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với công ty lớn như Poongshin, Enter B, Shortcut, Singwoo … Hàn Quốc được biết đến là một trong những thị trường hàng thời trang nhạy cảm và đặc biệt trên thế giới, với những nét tương đồng về văn hóa, sản phẩm của Công ty phù hợp với khách hàng, cũng như thuận lợi về mặt vị trí địa lý phù hợp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Công ty thường lựa chọn thị trường này để thử nghiệm các mặt hàng mới trước khi đưa sản phẩm sang các thị trường khác.

Số liệu được trình bảy ở Bảng 2.2 chỉ rõ thị trường Mỹ và thị trường EU đứng thứ hai và thứ ba về giá trị xuất khẩu sang thị trường quốc tế của Công ty. Đây là hai thị trường được đánh giá là khó thâm nhập, khó tính trong yêu cầu về sản phẩm xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu phải đạt các yêu cầu về tính an toàn, tính thân thiện với môi trường, mức độ độc hại từ sản phẩm quy định một số chất liệu không được sử dụng trong sản phẩm … Bên cạnh đó, mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu cũng lớn, rào cản gia nhập ngành cũng cao là một thách thức lớn đối với việc đưa hàng hóa sang hai thị trường này. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong giai đoạn này biến động mạnh. Giá trị xuất khẩu sang thị trường EU giảm mạnh từ năm 2005 đến năm 2008, chỉ có dấu hiệu phục hồi năm 2009, tăng 15,3% so với năm 2008, nhưng vẫn giảm 26,59% so với năm 2005. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng tăng giảm thất thường do cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại đất nước này, đã làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm xuống, đơn hàng giảm cả về số lượng và chất lượng. Nhưng đến năm 2009, số lượng đã tăng nhẹ 3% thể hiện dấu hiệu phục hồi của các đơn hàng các năm về sau. Mỹ và EU là hai thị trường lớn đang có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu của thị trường tăng, kim ngạch xuất khẩu của Công ty còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này. Công ty cần tận dụng những thế mạnh của mình và nắm bắt tìm hiểu kỹ hơn về thị trường để có những bước đi đúng đắn, đưa ra những giải pháp tiếp cận chúng.

Thị trường Nhật là thị trường Công ty mới thâm nhập từ năm 2000 nên giá trị còn chưa cao, và thấp hơn so với thị trường Hàn Quốc, Mỹ, EU, chỉ chiếm khoảng 7 -8% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty, chưa kể năm 2009 có dấu hiệu sụt giảm về đơn hàng.

Ngoài các thị trường trên, Công ty vẫn luôn chú trọng khai thác tiếp cận các thị trường mới nổi như Đài Loan, tìm kiếm các thị trường có nhu cầu cao hơn nhằm thu được lợi ích cao từ việc xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w