Hệ thống phân phối tại Nhật được đánh giá là phức tạp hơn so với các thị trường khác, hàng hóa vào thị trường Nhật Bản phải trải qua rất nhiều nhà trung
gian, nhà phân phối mới đến tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối hàng dệt may của Nhật Bản được thể hiện rất rõ ở Hình 1.2
Hình 1.2. Sơ đồ phân phối hàng dệt may tại Nhật Bản
Nguồn: Cẩm nang xuất khẩu cho doanh nghiệp
Hàng may mặc nhập khẩu từ nước ngoài luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ các công ty thương mại tổng hợp hoặc công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, những người bán lẻ, cuối cùng là người tiêu dùng. Hoặc, khâu nhập khẩu sẽ do chi nhánh các công ty thương mại tại nước xuất xứ tiến
Nhà sản xuất nước xuất khẩu
Công ty thương mại Công ty thương mại tổng hợp Công ty thương mại chuyên môn Công ty thương mại nước xuất khẩu Pháp nhân công ty thương
mại Nhật Bản tại nước xuất
khẩu
Nhà sản xuất may mặc trong nước
Cửa hàng bán buôn
Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bách
hóa Cửa hàng chuyên môn
Người tiêu dùng
Cửa hàng bán lương lớn
Cửa hàng bán lẻ
hành, sau đó hàng sẽ được chuyển qua công ty mẹ tại Nhật Bản hoặc giao cho các hãng may hoặc cửa hàng bán lẻ.
Hệ thống phân phối tương đối phức tạp dẫn đến giá hàng hóa cũng tăng cao hơn làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đối với hàng hóa nội địa của Nhật Bản, hoặc hàng dệt may giá rẻ từ các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Đôi khi, hệ thống phân phối này cũng là hàng rào khó vượt qua đối với các hàng hóa nhập khẩu. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực để thiết lập mối quan hệ làm ăn với các nhà phân phối tại thị trường này. Do đó, Công ty phải chú ý phát triển hơn nữa các quan hệ làm ăn với đối tác Nhật Bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường này.