Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 61 - 62)

Thứ nhất, Công ty chủ yếu nhận các đơn đặt hàng gia công xuất khẩu, mà nguyên vật liệu thường do phía đối tác cung cấp, mẫu mã do bên đối tác quyết định. Thực chất, giá trị của những đơn hàng đó là giá nhân công, do đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty không cao.

Thứ hai, mối quan hệ với các bạn hàng cũng như nhà phân phối của Công ty còn ít, mạng lưới không rộng, do đó các đơn đặt hàng đến Công ty không ổn định, vừa ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong năm, vừa ảnh hưởng tới việc nhận hay không nhận, thực hiện như thế nào với đơn hàng đó.

Thứ ba, năng lực sản xuất của Công ty vẫn còn tập trung ưu tiên trước hết cho các sản phẩm trong nước và quốc phòng, tiếp đó là đến hoạt động cung cấp hàng cho các khách hàng lớn Hàn Quốc. Do vậy, Công ty vẫn chưa nhận những đơn hàng lớn từ thị trường Nhật Bản, cũng không đủ khả năng đáp ứng những đơn hàng đó.

Thứ tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất còn chưa đồng bộ. Dây chuyền sản xuất thường xảy ra lỗi, gặp trục trặc trong sản xuất. Đội ngũ kỹ sư sửa chữa làm việc không hiệu quả thường dẫn tới sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng, quy cách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

Thứ năm, các kế hoạch xuất khẩu của Công ty còn nhiều thiết sót trong tính toán các vấn đề nguyên vật liệu đầu vào, tính toán năng lực sản xuất cũng như thời gian giao hàng làm cho việc giao hàng hay bị chậm trễ, sản phẩm không đáp ứng yêu cầu.

Thứ sáu, sản phẩm của Công ty trên thị trường này không đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại. Sự thay đổi của sản phẩm phù hợp với thị trường và xu hướng thời trang còn kém, không được đánh giá cao.

Thứ bảy, cơ sở phục vụ cho nguyên liệu sản xuất có nhưng còn yếu và không đáp ứng được yêu cầu phục vụ xuất khẩu. Nguyên phụ liệu cho sản xuất gần như phải nhập 100%, phần lớn phải nhập qua trung gian nên bị đội giá và phụ thuộc rất nhiều. Chi phí sản xuất vừa tăng cao, Công ty lại không thể chủ động được trong hoạt động sản xuất.

Thứ tám, nguồn vốn của Công ty còn tập trung chủ yếu cho sản xuất các mặt hàng phục vụ quốc phòng và hàng phục vụ trong nước, chưa có sự phân bố đồng đều và chú trọng hơn nữa vào hoạt động xuất khẩu. Không có ngân sách, không thể thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường này.

Thứ chín, công ty chưa chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc thành lập bộ phận chức năng riêng về nghiên cứu thị trường. Trình độ của các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn kém, năng lực còn yếu, chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất hàng, xúc tiến xuất khẩu. Các cán bộ cấp cao đưa ra các chiến lược chưa cụ thể rõ ràng, các biện pháp thực hiện còn chung chung, chưa đi sâu vào giám sát việc thực hiện.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w