Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 58 - 61)

Nhật Bản

Thứ nhất, quy mô kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm và không ổn định

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản chỉ mới dừng lại mức cao nhất là 1,678 triệu USD, trong khi sức tiêu thụ của thị trường vào khoảng 3000 tỷ yên tương ứng với 36 tỷ USD. Quy mô xuất khẩu của Công ty sang thị trường này còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như chưa tận dụng hết được những nguồn lực mà Công ty đang có.

Giá trị xuất khẩu qua các năm có những biến động mạnh, theo xu hướng giảm dần, nếu như năm 2007 là đỉnh điểm cao nhất thì đến 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã rơi xuống mức 0, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Chưa kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật vẫn còn thua kém so với các thị trường quốc tế khác của Công ty.

Thứ hai, hình thức xuất khẩu của Công ty chưa phù hợp

Công ty vẫn chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu, những hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB mới chiếm trung bình khoảng 20%. Các hoạt động gia công xuất khẩu sẽ không thể làm nổi bật lên thương hiệu của Công ty đối với các khách hàng Nhật, hơn nữa lợi nhuận thu được từ hoạt động này thấp

Hoạt động sản xuất của Công ty rất bị động, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng từ thị trường này về. Ngoài ra, thực hiện gia công xuất khẩu không tận dụng được những ưu đãi phổ cập của Nhật dành cho hàng may mặc của Việt Nam.

Thứ ba, việc thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác của Công ty còn nhiều hạn chế

Những hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu tại bàn nhiều hơn là các hoạt động khảo sát tại địa bàn. Những thông tin tìm kiếm thấy còn chưa được xử lý một cách tốt nhất, kết quả của các hoạt động nghiên cứu thực chất cũng lại quay về những kết quả mà thu thập được

thông qua các nguồn khác nhau, chưa có tính thực tiễn áp dụng vào trường hợp cụ thể của Công ty.

Chưa xúc tiến được nhiều hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản trực tiếp, Công ty chỉ mới tìm kiếm đối tác qua sự làm quen, giới thiệu của các đối tác truyển thống là chính. Qua các cuộc gặp gỡ đối tác ở hội chợ triển lãm cũng như các hoạt động giao lưu thì thấy công tác tìm kiếm bạn hàng còn kém: việc chuẩn bị các thông tin chào hàng còn thiếu đầy đủ, kinh nghiệm gặp gỡ cũng như duy trì các mối quan hệ bạn hàng của Công ty còn phải học hỏi nhiều.

Thứ tư, hiệu quả của các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp chưa cao

Thể hiện rõ nhất là kim ngạch xuất khẩu tăng không ổn định, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn nghiêng về các mặt hàng quần áo cảnh sát Nhật, đồng phục ngành – những mặt hàng gia công xuất khẩu. Công ty chưa xây dựng được các sản phẩm độc quyền mang đặc trưng thương hiệu của Công ty tại thị trường Nhật. Tính cạnh tranh của sản phẩm của Công ty còn hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng đơn điệu, chưa phong phú. Giá cả và chất lượng của sản phẩm chưa tương xứng, một số mặt hàng định giá cao, trong khi với chất lượng như vậy người tiêu dùng chỉ chấp nhận với mức giá thấp hơn.

Hoạt động Marketing sản phẩm nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu còn kém hiệu quả, mục tiêu đã được xác định rõ ràng nhưng cách thức thực hiện còn gặp nhiều trở ngại và không đồng bộ. Công ty chưa hình thành được một hệ thống phân phối có hiệu quả, các hoạt động xúc tiến chỉ mới được tiến hành trong giai đoạn gần đây.

Công ty chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, uy tín của Công ty chưa được khẳng định, bằng chứng là số lượng khách hàng, đối tác của Công ty đang có chiều hướng giảm.

Ngoài ra, Công ty còn chưa thực hiện các biện pháp như đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w