Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 62)

Các biến động của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chênh lệch về tỷ giá, sự lên xuống của giá cả cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường giảm sút.

Nhật Bản là một thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi giá cả phải phù hợp … dẫn đến việc Công ty khó đáp ứng được đủ thị hiếu và yêu cầu của nó.

Hệ thống phân phối phức tạp, yêu cầu của các nhà nhập khẩu đối với Công ty cũng cao cũng là một rào cản lớn mà Công ty cần phải vượt qua nếu muốn tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt và những đối thủ có tiềm lực hơn, có kinh nghiệm hoạt động tại thị trường hơn, nên Công ty cần phải có thời gian để bắt nhịp với thị trường, tạo ra sự nhận diện thương hiệu rùi cuối cùng mới thâm nhập và xuất khẩu mạnh vào thị trường này.

Hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chưa được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước cung như Hiệp hội dệt may dẫn đến việc sản xuất không đồng bộ giữa ngành dệt và ngành may, nguyên phụ liệu không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cũng như không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết

Thủ tục hải quan về tạm nhập tái xuất nguyên liệu gia công cũng như các thủ tục thông quan hàng hóa phức tạp, rườm rà, thủ tục hành chính làm tăng chi phí giá thành sản phẩm của Công ty. Ví dụ như thông tư số 116 của Bộ Tài chính ban hành tháng 12/2008 quy định doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng gia công với hải quan trước khi nhập nguyên phụ liệu, doanh nghiệp phải kê khai chi tiết các loại nguyên phụ liệu, số lượng, tỷ lệ % … Quy định này làm khó cho các doanh nghiệp dệt may cũng như Công ty trong lúc nhập khẩu. Hay như quy định về các giấy tờ đưa nộp nhân viên hải quan …

Nhà nước chưa có các cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của cho các doanh nghiệp dệt may nói chung và Công ty nói riêng. Việc cắt điện luôn phiên của Chính phủ ảnh hưởng khá lớn tới kế hoạch sản xuất, hay như việc nhà nước tăng giá điện làm chi phí giá thành sản phẩm tăng lên hoặc như Các quy định ngặt nghèo về thời gian được phép hoạt động của các xe container chở hàng qua Hà Nội đều làm khó cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.

Vai trò cung cấp thông tin thị trường và thông tin về bạn hàng của Hiệp hội dệt may còn kém, cũng chưa có các hoạt động hỗ trợ thêm cho Công ty xúc tiến hoạt động thương mại của mình sang thị trường Nhật.

Chương 3 – GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

3.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang Nhật Bản đến năm 2020

3.1.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu nói chung của Công ty

Công ty cổ phần X20 nhận định thị trường xuất khẩu dệt may còn nhiều tiềm năng Công ty chưa khai thác được do đó Công ty đưa ra định hướng chiến lược đến năm 2020, và mục tiêu xuất khẩu đển năm 2015 để từng bước thực hiện chiến lược phát triển trên thị trường quốc tế của mình. Dựa trên định hướng chiến lược của ngành công nghiệp Dệt may và thực trạng xuất khẩu cũng như

năng lực xuất khẩu, Công ty đã đưa ra định hướng: tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; luôn tích cực đổi mới kỹ thuật công nghệ, tìm bạn hàng để mở rộng thị trường đưa sản xuất tiến lên một bước mới theo hướng mũi nhọn là xuất khẩu để cải thiện đời sống của người lao động.

Kim ngạch xuất khẩu lớn hơn giai đoạn trước. Khối lượng, mặt hàng và chất lượng hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên các thị trường. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, không ngừng cải tiến trang thiết bị công nghệ sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho hoạt động đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty tiếp tục giữ vững quan hệ với số khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng tiếp xúc tìm kiếm thêm khách hàng mới để có điều kiện lựa chọn các đơn hàng phù hợp với khả năng của Công ty, tập trung đáp ứng tốt các khách hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật sản phẩm, những đơn hàng xuất khẩu theo phương thức FOB.

Xây dựng và phát triển hệ thống các kênh tiệu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài nhằm đưa sản phẩm tới gần hơn với thị trường quốc tế. Mục tiêu đặt ra là thiết lập các chi nhánh và đại lý của Công ty trên các thị trường quốc tế, nhằm hiểu rõ hơn thị trường, phát triển thương hiệu trên các thị trường này.

Đổi mới và nâng cao chất lượng mô hình Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt thời trang, phấn đấu đến năm 2020 có những sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Công ty phù hợp với thị trường các nước, theo kịp xu hướng thời trang của thế giới.

Tổ chức thiết kế lại cơ cấu tổ chức Công ty sao cho phù hợp hơn với yêu cầu sản xuất phục vụ cho xuất khẩu cũng như đặc thù của ngành dệt may. Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ đặc biệt là cán bộ kỹ thuật cho ngành dệt may

cũng như cán bộ kinh doanh xuất khẩu nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Công ty cũng xây dựng chiến lược vùng nguyên liệu, kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất 5 năm tới, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm chủ động hơn trong quá trình sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Định hướng phát triển phát triển của Công ty hướng sản xuất tập trung vào những sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, giá trị gia tăng cao, tăng tính thời trang, tăng đẳng cấp chất lượng mặt hàng để Công ty vững bước tiến ra thị trường thế giới trong quá trình hội nhập, đồng thời đầu tư vào khâu quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tổ chức tốt hệ thống phân phối, hệ thống tiêu thụ.

3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản

Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn; chuyển đổi hình thức xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp là chính.

Tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm , đồng thời giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra Công ty đặt mục tiêu phát triển thêm các mặt hàng truyền thống như áo Kimono, áo dân tộc nhằm tạo ra sự khác biệt của thương hiệu Công ty với các đối thủ khác trên thị trường Nhật Bản.

Chủ động hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện các biện pháp marketing quốc tế đạt hiệu quả cao hơn nữa, nhằm quảng bá thương hiệu Công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản.

Chú trọng khai thác những đoạn thị trường còn trống trên cơ sở phát huy lợi thế của Công ty. Công ty hướng tới thị trường mục tiêu có mức thu nhập khá của Nhật Bản với những mặt hàng thiết kế hợp thời trang hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp dành riêng cho thị trường này.

Duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, chú trọng vào các khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các khách hàng mới, thiết lập cả về chiều rộng chiều sâu với các nhà phân phối tại thị trường này. Đặt mục tiêu đến năm 2020, thiết lập được đại lý bán hàng của Công ty tại thị trường Nhật.

3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020 X20 sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020

3.2.1. Giải pháp đối với Công ty

Thứ nhất, tạo lập mối quan hệ lâu dài với đối tác Nhật đồng thời tìm kiếm các nhà phân phối sản phẩm của Công ty.

Công ty cần phải giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, bởi đây chính là nguồn thu chính từ hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và tận dụng các mối quan hệ đó để mở rộng mối quan hệ với các đối tác mới có tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty sang thị trường này. Công ty cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho mặt hàng dệt may của mình bởi hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật có vai trò rất quan trọng. Doanh thu bán hàng xuất khẩu của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hệ thông này do đó, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động qua kênh phân phối cũ, mở rộng ngày càng nhiều hơn hệ thống phân phối mới thông qua việc tạo quan hệ làm ăn với các nhà phân phối Nhật Bản. Bên cạnh đó, Công ty có thể xem xét việc đặt hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, bán hàng qua mạng bởi thương mại điện tử là phương pháp bán hàng hấp dẫn cho các dn hiện nay tiếp cận với thị trường Nhật Bản ko phải qua các kênh phân phối truyền thống,

vừa giảm thiểu chi phí phân phối qua trung gian, vừa giảm giá thành sản phẩm mà Công ty thu được nhiều lợi ích hơn.

Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất của Công ty

Muốn đạt được giá trị kim ngạch lớn hơn, Công ty cần phải nâng cao năng lực sản xuất của mình cho tương xứng với tiềm năng thị trường Nhật. Công ty cần đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhất là những thiết bị chuyên dùng cho các mặt hàng khác nhau; tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế.

Công ty cần phải đầu tư các máy móc mới, một mặt tăng năng suất sản xuất sản phẩm xuất khẩu, một mặt tiến hành sản xuất những sản phẩm công phu hơn. Thêm vào đó, Công ty hoàn thiện dây chuyền sản xuất của mình đạt chuẩn quốc tế, chú trọng hơn nữa khâu kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Thứ ba, hoàn thiện khâu lập kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Bộ phận Kế hoạch của Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc lập kế hoạch về nguyên liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu: cần phải lập kế hoạch dự trữ nguyên phụ liệu, cũng như kế hoạch nhập định kỳ nguyên liệu, tránh xảy ra việc thiếu hay không có đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra, Công ty nên đưa ra việc sử dụng các nguồn lực sao cho tối đa nhất để có thể thực hiện các đơn hàng lớn từ phía thị trường Nhật.

Thứ tư, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu cũng như nâng cao chất lượng của hàng dệt may của Công ty

Nắm bắt thị hiếu ưa chuộng những sản phẩm đa dạng mẫu mã, Công ty cần tiến hành đa dạng hóa các danh mục sản phẩm của mình. Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng để người tiêu dùng lựa chọn: to nhỏ, nhiều chức năng, hình dáng… Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và

thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên thị trường này. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi khuynh hướng tiêu dùng của người tiêu dùng. Ngoài ra, nên sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, cũng để quản lý chất lượng và giảm giá thành.

Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, Công ty phải đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng hóa của sản phẩm, mở rộng các mặt hàng xuất khẩu cũng như kích thước, mẫu mã của từng mặt hàng cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác điểm mạnh tính độc đáo của thương hiệu. Hàng hóa của Công ty nên đăng ký chất lượng theo chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản như tiêu chuẩn chất lượng công nghiệp (JIS), đảm bảo hàng hóa sử dụng không gây hại môi trường (Ecomark) … để khẳng định hơn với người tiêu dùng về chất lượng.

Thứ năm, chủ động hơn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu

Mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm đầu ra của xí nghiệp dệt Nam Định bằng việc đầu tư các trang thiết bị mới, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất của người lao động; đồng thời có biện pháp huy động vốn thực hiện kế hoạch này.

Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may chất lượng cao, nhằm ổn định nguồn cung, cũng là đảm bảo về giá cả, tránh trường hợp Công ty bị ép giá và thiếu nguyên liệu cho sản xuất

Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, công tác xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật

nghiên cứu thị trường. Công ty cần nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hóa, sở thích, niềm tin, mức độ chi trả … để đưa ra quyết định phù hợp nhanh chóng với xu hướng của người tiêu dùng: nên xuất khẩu sản phẩm nào sang thị trường? Nên lựa chọn thị trường nào? Làm thế nào để hạn chế rủi ro trên thị trường … Công ty cần tăng cường chủ động khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Bên cạnh đó, phải bổ sung ngân sách cho hoạt động này, nhằm thực hiện có hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Công ty cần tiến hành các hoạt động khuyếch trương sản phẩm phẩm cũng như uy tín, thương hiệu của Công ty cho các đối tác Nhật Bản biết, cho người tiêu dùng biết và tin dùng. Tham gia chương trình xúc tiến thương mại như các hội chợ triển lãm ngành dệt may quốc tế, các hội chợ triển lãm tổ chức tại Nhật, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, internet … là những hoạt động Công ty nên xúc tiến trong thời gian tới. Mục tiêu khi tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu những sản phẩm mới, duy trì các mối quan hệ cới đối tác cũ và tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới. Tuy nhiên Công ty cũng cần chú ý lựa chọn tham gia hội chợ phù hợp với mục tiêu, giảm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Tại Nhât, thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống kênh truyền hình cable … được đánh giá là có hiệu quả quảng cao vì nhằm đúng đối tượng khách hàng. Lưu ý, chiến dịch quảng cáo cần có sự phối hợp với các chuyên gia đúng lĩnh vực kèm theo đó là một kế hoạch bán hàng

Muốn thực hiện tốt kế hoạch quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Công ty nên hợp tác với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hàng một cách hiệu quả nhất.

Thứ bảy. nâng cao trình độ của nhân viên và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo

Việc hoạt động được tiến hành nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc khá nhiều vào trình độ nhân viên cũng như ban lãnh đạo của Công ty.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w