Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 45)

Nhật Bản hiện nay đang trở thành xu hướng mới cho các mặt hàng dệt may Việt Nam. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 đã tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật. Đã có những doanh nghiệp đã khá thành công trong việc tạo dựng thương hiệu trên thị trường này như Tổng công ty may Việt Tiến - đơn vị đi đầu trong xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, Công ty cổ phần X20 lại chưa nắm bắt được thị trường này và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có xu hướng đi xuống.

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trườngNhật Bản của Công ty (2005-2009) Thị trường Nhật Bản Tỷ trọng Tổng KNXK 2005 Giá trị (USD) 1.138.489 7,07 16.103.437 2006 Giá trị (USD) 1.457.112 8,45 17.234.89 Tăng giảm 06/05 (%) +27,99 2007 Giá trị (USD) 1.678.213 9,18 18.278.456 Tăng giảm 07/06 (%) +15,17 2008 Giá trị (USD) 1.278.479 6,99 18.286.261 Tăng giảm 08/07 (%) -32,81 2009 Giá trị (USD) 820.466 4,47 18.356.134 Tăng giảm 09/08 (%) -35,82

Nguồn: Phòng Kinh doanh – xuất nhập khẩu

Bảng 2.4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đã tăng 27,9% đạt giá trị 1,45 triệu USD. Số lượng đơn hàng trong năm này của Công ty tăng: các đối tác truyền thống tiếp tục đặt hàng với giá trị lớn dần, ví dụ như hãng Kanematsu đặt hàng với tổng giá trị lên tới 425.500 USD tăng 12,1% so với năm trước. Một số đối tác mới chỉ đưa ra các đơn hàng nhỏ lẻ, giá trị không cao, với phương châm

muốn trở thành đối tác với họ, Công ty đã tiếp nhận và hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn.

Năm 2007, Công ty tiếp tục nhận được các đơn hàng mới từ thị trường này, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng 15,17% so với năm 2006, đạt 1,678 triệu USD, tỷ trọng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2009, chiếm 9,18% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty. Mục tiêu nâng cao tỷ trọng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật của Công ty bước đầu có những kết quả tốt. Cũng trong năm này, Công ty đã đổi mới một số mẫu mã mới, nhằm xuất thử sang thị trường Nhật Bản, đồng thời thay thế một số thiết bị may đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhằm phục vụ thị trường quốc tế nói chung trong đó có Nhật Bản. Các mặt hàng Công ty xuất khẩu thu được phản hồi tốt từ phía khách hàng, các sản phẩm bị lỗi đã giảm dần, và việc làm ăn với các đối tác cũng đã đi vào guồng.

Tuy nhiên, đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các đối tác Nhật Bản, nhu cầu thị trường thấp, giá trị xuất khẩu lúc này gần 1,28 triệu USD giảm 32,81% so với năm 2007. Một yếu tố khác có tác động trực tiếp tới việc làm giảm kim ngạch xuất khẩu là do yếu tố của nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong năm này, vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất xảy ra thiên tai, Công ty không đủ yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất; thêm vào đó giá nguyên phụ liệu ngành may tăng cao, khan hiếm hàng dẫn đến một số đơn hàng đã bị hủy, còn một số đơn hàng giao chậm. Uy tín của Công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đến năm 2009, khi nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn giảm mạnh 35,82%, giá trị chỉ còn 0,82 triệu USD. Ảnh hưởng từ việc Công ty không thực hiện đúng hợp đồng, gây mất lòng tin với đối tác, nên chỉ còn có một số ít đơn hàng đối tác lâu năm; còn những khách hàng mới đã không còn có đơn đặt hàng nữa. Và tính đến tháng 6

năm 2010 vẫn chưa có đơn hàng nào xuất sang đất nước này. Nhưng dự báo thì đơn hàng sẽ tập trung vào cuối năm nhiều hơn bởi lúc đó nhu cầu của thị trường tăng lên, Công ty phải có các biện pháp tập trung nguồn lực cho những đơn hàng này nếu muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn với thị trường Nhật.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w