Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 45 - 49)

Công ty cổ phần X20 đã tập trung xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình ra thị trường nước ngoài như: quần áo đua moto, áo Jacket, áo sơ mi, váy, quần các loại … và đã có những cải tiến nhất định để phù hợp với từng thị trường. Xuất khẩu sang thị trường “khó tính” như Nhật Bản thì Công ty càng phải chú trọng hơn nữa về những sản phẩm của mình, chuẩn bị từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất đến khâu kiểm duyệt chất lượng.

Số liệu về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật ở bảng 2.5 cho thấy mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật nhiều nhất không phải là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty như áo jacket, áo sơ mi mà là quần áo cảnh sát Nhật và đồng phục ngành. Tỷ trọng xuất khẩu hai mặt hàng này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Phía đối tác Nhật là bên đã chủ động tìm kiếm và đặt hàng Công ty mặt hàng quần áo cảnh sát Nhật. Ban đầu, sản phẩm của Công ty bị trả lại khá nhiều do mắc nhiều lỗi nhỏ khi sản xuất, nhưng khi quen dần với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như quen với các yêu cầu khác, nên Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với Nhật. Biểu hiện: năm 2006 giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 30,11% so với năm 2005, năm 2007 tăng chậm 7,9% so với năm 2006. Năm 2008, 2009 do sự biến động của thị trường nên kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này có giảm 5,6% và 13,15% so với 2007 và 2008 nhưng tỷ trọng của mặt hàng này vẫn đứng ở mức cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu.

Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Nhật Bản của Công ty (2005 – 2009)

2005 2006 2007 2008 2009

1. Quần áo cảnh sát Nhật Giá trị (USD) 462.640 601.970 650.090 613.480 532.775 Tỷ Trọng (%) 40,64 41,31 38,74 47,98 64,93 2. Đồng phục ngành Giá trị (USD) 283.500 336.445 387.780 266.755 147.687 Tỷ trọng(%) 24,9 23,09 23,11 20,86 18

3. Áo jacket Giá trị (USD) 131.532 185.702 232.478 161.620 56.337 Tỷ Trọng (%) 11,55 12,74 13,85 12,64 6,86

4. Áo sơ mi Giá trị (USD) 94.794 115.465 166.940 98.245 40,230

Tỷ Trọng (%) 8,33 7,92 9,95 7,68 4,9

5. Quần áo đua moto

Giá trị (USD) 145.920 175.903 198.626 104.226 36.970

Tỷ Trọng (%) 12,82 12,07 11,83 8,15 4,5

6. Các loại khác Giá trị (USD) 20.103 41.627 42.299 34.153 6,467

Tỷ Trọng (%) 1,76 2,87 2,52 2,67 0,81 Tổng 1.138.48 9 1.457.11 2 1.678.21 3 1.278.479 820.466

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

Nhận thấy lợi thế của Công ty về sản xuất sản phẩm hàng loạt, cũng có kinh nghiệm trong hoạt động may đồng phục cho Tòa án, viện kiểm soát, Tổng cục đường sắt, Tổng cục thuế, Hải quan …tại thị trường trong nước, nhiều đối tác đã tìm đến đặt hàng những sản phẩm đồng phục ngành của Công ty. Tiếp bước, khi có những hiểu biết nhất định về nhu cầu cũng như những tiêu chuẩn về đồng phục ngành, Công ty đã cải tiến các mẫu mã của mình, chào hàng với các đối tác bên Nhật và tiếp tục nhận được nhiều đơn hàng sản phẩm ngành. Tuy nhiên, hai mặt hàng này thường là đơn gia công xuất khẩu từ bên đối tác, Công

ty không chủ động được kế hoạch sản xuất từ trước, và lợi nhuận thì thường không cao bởi nguyên vật liệu thiết kế mẫu thường do phía đối tác cung cấp.

Nhờ những ưu thế và sự quen biết các đối tác cũ, Công ty cũng đã có những đơn hàng tiêu dùng như áo jacket, áo sơ mi, áo đua moto … Cơ cấu của những mặt hàng này thường chiếm từ 5% đến 15% tổng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty khi xuất khẩu sang thị trường này không thu được giá trị cao như tại các thị trường khác. Lý do là mẫu mã và chất lượng hàng dệt may còn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của thị trường; giá cả sản phẩm không cạnh tranh được với các hàng hóa mẫu mã đa dạng của Trung Quốc, Thái Lan. Nhưng, nguyên nhân lớn nhất đó là do hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm đối tác trên thị trường Nhật Bản của Công ty còn kém hiệu quả, việc phát triển tại thị trường này vẫn còn thụ động, trông chờ vào phía đối tác hơn là chủ động từ phía Công ty.

2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty

Công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng theo hai phương thức cơ bản: nhận đặt gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình. Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng cũng như tỷ trọng được thể hiện rõ tại Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản của Công ty

Đơn vị: USD

2005 2006 2007 2008 2009

Gia công xuất khẩu 926.904 1.163.484 1.209.988 1.052.740 719.662 Xuất khẩu trực tiếp 211.585 293.628 468.225 225.739 100.804 Tổng KNXK 1.138.489 1.457.112 1.678.213 1.278.479 820.466

Đơn vị: %

Hình 2.4. Tỷ trọng % các hình thức xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty (2005 – 2009)

Nguồn: Bảng 2.6

Số liệu về hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản được trình bày ở Bảng 2.7 và tỷ trọng % của hai hình thức gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp ở Hình 2.4 cho thấy gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu chính, nó chiếm trung bình khoảng hơn 80% tổng giá trị kim ngạch của Công ty. Năm 2005, giá trị gia công xuất khẩu đạt 0,926 triệu USD, đến năm 2006 đã tăng đột biến15,52% so với năm 2005; 2007 tăng 3,5% so với 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng gia công xuất khẩu lại giảm, tỷ trọng hàng xuất khẩu lại tăng lên, do Công ty đã đầu tư các máy móc thiết bị, thay đổi các mẫu mã thiết kế tiến hành xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng sang thị trường này. Kết quả đó làm cho giá trị hàng xuất khẩu tăng 38.77% và 59,46% so với năm 2005 và 2006, đưa kim ngạch xuất khẩu theo hình thức này đạt giá trị lớn nhất trong cả giai đoạn lên tới 468.225 USD.

Đến giai đoạn những năm 2008, 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng, các đơn hàng của Công ty giảm xuống cũng như việc tiến hành thực hiện các đơn hàng gặp khó khăn, Công ty đã phải chú trọng vào hoạt động gia công nhằm giữ

vững các bạn hàng quan trọng, nên tỷ trọng của giai đoạn này lại tăng trở lại, đạt 82,35% và 87,72% giá trị xuất khẩu của Công ty. Các mặt hàng xuất khẩu do nhu cầu giảm sút nên giá trị của nó giảm mạnh 51,78% tương ứng với giai đoạn 2007 – 2008 và 55,34% tương ứng với giai đoạn 2008 – 2009. Sự sụt giảm này đã cho thấy những điểm yếu của Công ty trong khả năng cung ứng các sản phẩm, các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên vật liệu …

2.2.4.Tình hình thực hiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty

Quy trình xuất khẩu thường bao gồm các giai đoạn: nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. Đối với Công ty cổ phần X20, hình thức xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là gia công xuất khẩu, phần còn lại là xuất khẩu gián tiếp theo phương thức FOB. Do đó, quy trình xuất khẩu của cũng có những điểm khác biệt, và việc thực hiện quy trình xuất khẩu của Công ty bước đầu cũng đang dần hoàn thiện nhằm tăng quy mô xuất khẩu, tương xứng với quy mô của thị trường.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w