Các biện pháp Công ty áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 54)

may sang thị trường Nhật Bản

2.2.5.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một trong những yêu cầu về hàng dệt may được đặt lên hàng đầu của thị trường Nhật Bản là yêu cầu về chất lượng. Do đó, Công ty đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường này.

Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã đầu tư các trang thiết bị máy móc chuyên dùng như: máy ép … cũng như cải tiến hoặc thay mới các loại máy móc cũ lạc hậu, nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm của quá trình sản xuất, giảm thiểu các lỗi mắc phải do sơ suất từ máy móc. Thêm vào đó, Công ty đã và đang cố gắng hoàn thành quy trình sản xuất khép kín của mình, chú trọng tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, cách thức đóng gói sản phẩm. Quan tâm tới những vấn đề đó là hoàn toàn cần thiết, vừa tăng được uy tín của Công ty với khách hàng Nhật, vừa tránh được tình trạng làm nhiều mà không hưởng được là bao nhiêu, do hàng bị trả lại, phải đền bù thiệt hại, hoặc phải làm lại … Tuy nhiên, chất lượng của các nguồn nguyên liệu đầu vào hiện tại còn kém, nguồn

nguyên liệu không ổn định ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này.

Chất lượng của sản phẩm cũng đã được khẳng định khi Công ty được trao tặng 5 cúp chất lượng kỹ thuật của hội đồng khoa học chất lượng công nghệ châu Âu, 1 cúp chất lượng quốc tế dành cho những sản phẩm của Công ty như: quần áo đua moto, quần áo cảnh sát Nhật, áo jacket. Trong giai đoạn này, Công ty cũng cần hướng tới việc xây dựng một quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế, và đặt mục tiêu đăng ký chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Nhật Bản.

2.2.5.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing để khuyếch trương quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu Công ty

Dựa vào năng lực của Công ty về tài chính, nhân lực, về tổ chức …, Công ty đã thực hiện marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường quốc tế nói chung và cho thị trường Nhật nói riêng.

Sản phẩm của Công ty hướng tới hai phân khúc thị trường chính là sản phẩm chuyên ngành và sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho khách hàng thu nhập trung bình. Theo đánh giá chủ quan, sản phẩm của Công ty chưa có sự nổi trội so với các sản phẩm đồng giá, về mẫu mã kiểu dáng màu sắc thua kém các đối thủ cạnh tranh, do đó Công ty phải chú trọng hoàn thiện những vấn đề liên quan đến sản phẩm hơn nữa.

Với hệ thống phân phối phức tạp làm đội giá thành sản phẩm lên rất nhiều như ở Nhật Bản, Công ty đã có cách tính toán tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm đưa ra giá chào hàng hợp lý nhất và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó có chính sách ưu tiên giá dành cho những khách hàng truyền thống, khách hàng mua với số lượng lớn.

Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phải đi đôi với hoạt động quảng bá thương hiệu của hàng hóa, nhất là đối với một thị trường luôn coi trọng hàng

hiệu, hàng của những nhãn hiệu nổi tiếng như Nhật Bản. Công ty đã tích cực tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức tại Nhật như: triển lãm thời trang quốc tế JFW diễn ra tại Tokyo vào tháng 7 hàng năm; hội chợ Monster Viva về các loại hàng hóa tổng hợp diễn ra ở Osaka tháng 5 hàng năm … Đây được đánh giá là kênh xúc tiến xuất khẩu khá có hiệu quả và Công ty thường tìm kiếm bạn hàng theo hình thức này. Ngoài ra Công ty có tham gia các hội chợ triển lãm chất lượng cũng như hội chợ hàng dệt may do Hiệp hội dệt may tổ chức, là nơi doanh nghiệp tiếp xúc với bạn hàng bên Nhật, tuy nhiên, hiệu quả của hợp tác sau hội chợ của Công ty còn thấp, chưa xác lập được nhiều mối quan hệ lâu dài.

Để đưa được sản phẩm vào thị trường Nhật, Công ty cần phải xác lập nhiều hơn nữa mạng lưới kênh phân phối tại đây. Công ty đã bước đầu chú trọng phát triển hệ thống kênh phân phối nhiều cấp: Công ty cổ phần X20 – Công ty thương mại tại Nhật – hệ thống cửa hàng bán lẻ – người tiêu dùng nhằm xuất khẩu ngày càng nhiều hơn những sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Hạn chế ở chỗ, mối quan hệ với các nhà phân phối còn ít và thiếu hiệu quả, đòi hỏi Công ty cần phải khắc phục nhanh nếu muốn tiếp tục phát triển trên thị trường tiềm năng này.

Ngoài hai biện pháp chính ở trên, Công ty cũng đã và đang lưu tâm hơn đến việc nâng cao và hoàn thiện đội ngũ quản trị cũng như đào tạo phát triển đội ngũ lao động lành nghề của Công ty. Công ty chuyển sang một loại hình doanh nghiệp mới, định hướng phát triển của Công ty đang chuyển hướng tập trung sang phát triển hàng xuất khẩu. Việc cải tiến bộ máy cũng nhằm mục đích tạo ra cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, thực hiện tốt và hiệu quả hơn các mục tiêu kinh doanh đặt ra, tuyển mộ thêm các những lao động tay nghề cao, các nhân viên có nghiệp vụ nhằm tăng cường cho hoạt động xuất khẩu của Công ty nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng.

Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng nâng cao và cải tiến dây chuyền sản xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Hiểu được đây là một thị

trường đòi hỏi tính “hoàn hảo” trong sản phẩm, vậy muốn đáp ứng được không cách nào khác là tự hoàn thiện bản thân mình, đưa vào sử dụng những dây chuyền công nghệ hiện đại, chuyên dụng nhằm đáp ứng được ngày càng tốt các yêu cầu đó.

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản

2.3.1. Những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản Nhật Bản

Thứ nhất, Công ty cũng đã có được mối quan hệ tốt và ổn định với một số nhà nhập khẩu tại Nhật.

Hàng năm, Công ty vẫn thường nhận được các đơn hàng từ những đối tác này, tuy có sự thay đổi về số lượng nhưng đơn hàng từ những khách hàng truyền thống này luôn được Công ty quan tâm ưu tiên thực hiện trước, được chú trọng tới chất lượng thành phẩm và khâu vận chuyển.

Hai bên Việt Nam – Nhật Bản cũng đã có những cuộc trao đổi với nhau nhiều hơn, vừa giúp cho phía Công ty hoàn thiện hơn sản phẩm cũng như kinh nghiệm làm việc quốc tế, vừa làm tăng thêm mối quan hệ hợp tác.

Thứ hai, Công ty đã biết tận dụng lợi thế của mình phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Với lợi thế trong sản xuất các mặt hàng quốc phòng và sản xuất các sản phẩm đồng loạt, Công ty đã không ngần ngại nhận các đơn hàng gia công xuất khẩu mặt hàng quần áo cảnh sát Nhật và đồng phục ngành; góp phần thu thêm được lợi nhuận từ thị trường này

Số lượng những đơn hàng bị trả lại do những lỗi cơ bản đã giảm xuống, chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao, và nhận được phản hồi tốt. Đồng thời, Công ty đã đầu tư Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt nhằm phát triển sản phẩm xuất khẩu cũng như cải tiến sản phẩm để thích nghi hơn với thị trường này với mục tiêu giá trị thời trang lớn hơn giá trị nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm.

Công ty đã bước đầu hoàn thiện được quy trình công nghệ, hàng năm đã chú trọng đầu tư các dây chuyền thiết bị mới để có được cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp đáp ứng đúng yêu cầu chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Thứ tư, Công ty đã chủ động hơn trong quá trình tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Thay vì như trước đây, kế hoạch thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu đều có sau khi hợp đồng đến tay, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của toàn Công ty cho các sản phẩm trong nước và sản phẩm quốc phòng. Do điều kiện mới, Công ty đã đặt ra kế hoạch thực hiện những đơn hàng xuất khẩu qua từng năm, tuy không thể chính xác và phải điều chỉnh sau khi có những đơn hàng thật, nhưng những nguồn lực của Công ty được tận dụng tối đa vào quá trình sản xuất.

Công tác giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra đã được chú trọng hơn nữa, việc thực hiện các thủ tục hành chính nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa cũng đã trở nên chuyên nghiệp hơn trước.

2.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản Nhật Bản

Thứ nhất, quy mô kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm và không ổn định

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản chỉ mới dừng lại mức cao nhất là 1,678 triệu USD, trong khi sức tiêu thụ của thị trường vào khoảng 3000 tỷ yên tương ứng với 36 tỷ USD. Quy mô xuất khẩu của Công ty sang thị trường này còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như chưa tận dụng hết được những nguồn lực mà Công ty đang có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị xuất khẩu qua các năm có những biến động mạnh, theo xu hướng giảm dần, nếu như năm 2007 là đỉnh điểm cao nhất thì đến 6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã rơi xuống mức 0, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Chưa kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật vẫn còn thua kém so với các thị trường quốc tế khác của Công ty.

Thứ hai, hình thức xuất khẩu của Công ty chưa phù hợp

Công ty vẫn chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu, những hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB mới chiếm trung bình khoảng 20%. Các hoạt động gia công xuất khẩu sẽ không thể làm nổi bật lên thương hiệu của Công ty đối với các khách hàng Nhật, hơn nữa lợi nhuận thu được từ hoạt động này thấp

Hoạt động sản xuất của Công ty rất bị động, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng từ thị trường này về. Ngoài ra, thực hiện gia công xuất khẩu không tận dụng được những ưu đãi phổ cập của Nhật dành cho hàng may mặc của Việt Nam.

Thứ ba, việc thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các đối tác của Công ty còn nhiều hạn chế

Những hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu tại bàn nhiều hơn là các hoạt động khảo sát tại địa bàn. Những thông tin tìm kiếm thấy còn chưa được xử lý một cách tốt nhất, kết quả của các hoạt động nghiên cứu thực chất cũng lại quay về những kết quả mà thu thập được

thông qua các nguồn khác nhau, chưa có tính thực tiễn áp dụng vào trường hợp cụ thể của Công ty.

Chưa xúc tiến được nhiều hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản trực tiếp, Công ty chỉ mới tìm kiếm đối tác qua sự làm quen, giới thiệu của các đối tác truyển thống là chính. Qua các cuộc gặp gỡ đối tác ở hội chợ triển lãm cũng như các hoạt động giao lưu thì thấy công tác tìm kiếm bạn hàng còn kém: việc chuẩn bị các thông tin chào hàng còn thiếu đầy đủ, kinh nghiệm gặp gỡ cũng như duy trì các mối quan hệ bạn hàng của Công ty còn phải học hỏi nhiều.

Thứ tư, hiệu quả của các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp chưa cao

Thể hiện rõ nhất là kim ngạch xuất khẩu tăng không ổn định, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn nghiêng về các mặt hàng quần áo cảnh sát Nhật, đồng phục ngành – những mặt hàng gia công xuất khẩu. Công ty chưa xây dựng được các sản phẩm độc quyền mang đặc trưng thương hiệu của Công ty tại thị trường Nhật. Tính cạnh tranh của sản phẩm của Công ty còn hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng đơn điệu, chưa phong phú. Giá cả và chất lượng của sản phẩm chưa tương xứng, một số mặt hàng định giá cao, trong khi với chất lượng như vậy người tiêu dùng chỉ chấp nhận với mức giá thấp hơn.

Hoạt động Marketing sản phẩm nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu còn kém hiệu quả, mục tiêu đã được xác định rõ ràng nhưng cách thức thực hiện còn gặp nhiều trở ngại và không đồng bộ. Công ty chưa hình thành được một hệ thống phân phối có hiệu quả, các hoạt động xúc tiến chỉ mới được tiến hành trong giai đoạn gần đây.

Công ty chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, uy tín của Công ty chưa được khẳng định, bằng chứng là số lượng khách hàng, đối tác của Công ty đang có chiều hướng giảm.

Ngoài ra, Công ty còn chưa thực hiện các biện pháp như đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Công ty chủ yếu nhận các đơn đặt hàng gia công xuất khẩu, mà nguyên vật liệu thường do phía đối tác cung cấp, mẫu mã do bên đối tác quyết định. Thực chất, giá trị của những đơn hàng đó là giá nhân công, do đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty không cao.

Thứ hai, mối quan hệ với các bạn hàng cũng như nhà phân phối của Công ty còn ít, mạng lưới không rộng, do đó các đơn đặt hàng đến Công ty không ổn định, vừa ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong năm, vừa ảnh hưởng tới việc nhận hay không nhận, thực hiện như thế nào với đơn hàng đó.

Thứ ba, năng lực sản xuất của Công ty vẫn còn tập trung ưu tiên trước hết cho các sản phẩm trong nước và quốc phòng, tiếp đó là đến hoạt động cung cấp hàng cho các khách hàng lớn Hàn Quốc. Do vậy, Công ty vẫn chưa nhận những đơn hàng lớn từ thị trường Nhật Bản, cũng không đủ khả năng đáp ứng những đơn hàng đó.

Thứ tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất còn chưa đồng bộ. Dây chuyền sản xuất thường xảy ra lỗi, gặp trục trặc trong sản xuất. Đội ngũ kỹ sư sửa chữa làm việc không hiệu quả thường dẫn tới sản phẩm sản xuất ra không đạt chất lượng, quy cách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

Thứ năm, các kế hoạch xuất khẩu của Công ty còn nhiều thiết sót trong tính toán các vấn đề nguyên vật liệu đầu vào, tính toán năng lực sản xuất cũng như thời gian giao hàng làm cho việc giao hàng hay bị chậm trễ, sản phẩm không đáp ứng yêu cầu.

Thứ sáu, sản phẩm của Công ty trên thị trường này không đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại. Sự thay đổi của sản phẩm phù hợp với thị trường và xu hướng thời trang còn kém, không được đánh giá cao.

Thứ bảy, cơ sở phục vụ cho nguyên liệu sản xuất có nhưng còn yếu và không đáp ứng được yêu cầu phục vụ xuất khẩu. Nguyên phụ liệu cho sản xuất gần như phải nhập 100%, phần lớn phải nhập qua trung gian nên bị đội giá và phụ thuộc rất nhiều. Chi phí sản xuất vừa tăng cao, Công ty lại không thể chủ động được trong hoạt động sản xuất.

Thứ tám, nguồn vốn của Công ty còn tập trung chủ yếu cho sản xuất các mặt hàng phục vụ quốc phòng và hàng phục vụ trong nước, chưa có sự phân bố đồng đều và chú trọng hơn nữa vào hoạt động xuất khẩu. Không có ngân sách, không thể thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường này.

Thứ chín, công ty chưa chú trọng và quan tâm đúng mức tới việc thành lập bộ phận chức năng riêng về nghiên cứu thị trường. Trình độ của các cán bộ kinh

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần X20 sang thị trường Nhật Bản (Trang 54)