Thứ nhất, tạo lập mối quan hệ lâu dài với đối tác Nhật đồng thời tìm kiếm các nhà phân phối sản phẩm của Công ty.
Công ty cần phải giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, bởi đây chính là nguồn thu chính từ hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và tận dụng các mối quan hệ đó để mở rộng mối quan hệ với các đối tác mới có tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty sang thị trường này. Công ty cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho mặt hàng dệt may của mình bởi hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật có vai trò rất quan trọng. Doanh thu bán hàng xuất khẩu của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hệ thông này do đó, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động qua kênh phân phối cũ, mở rộng ngày càng nhiều hơn hệ thống phân phối mới thông qua việc tạo quan hệ làm ăn với các nhà phân phối Nhật Bản. Bên cạnh đó, Công ty có thể xem xét việc đặt hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, bán hàng qua mạng bởi thương mại điện tử là phương pháp bán hàng hấp dẫn cho các dn hiện nay tiếp cận với thị trường Nhật Bản ko phải qua các kênh phân phối truyền thống,
vừa giảm thiểu chi phí phân phối qua trung gian, vừa giảm giá thành sản phẩm mà Công ty thu được nhiều lợi ích hơn.
Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất của Công ty
Muốn đạt được giá trị kim ngạch lớn hơn, Công ty cần phải nâng cao năng lực sản xuất của mình cho tương xứng với tiềm năng thị trường Nhật. Công ty cần đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, nhất là những thiết bị chuyên dùng cho các mặt hàng khác nhau; tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
Công ty cần phải đầu tư các máy móc mới, một mặt tăng năng suất sản xuất sản phẩm xuất khẩu, một mặt tiến hành sản xuất những sản phẩm công phu hơn. Thêm vào đó, Công ty hoàn thiện dây chuyền sản xuất của mình đạt chuẩn quốc tế, chú trọng hơn nữa khâu kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu.
Thứ ba, hoàn thiện khâu lập kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Bộ phận Kế hoạch của Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc lập kế hoạch về nguyên liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu: cần phải lập kế hoạch dự trữ nguyên phụ liệu, cũng như kế hoạch nhập định kỳ nguyên liệu, tránh xảy ra việc thiếu hay không có đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra, Công ty nên đưa ra việc sử dụng các nguồn lực sao cho tối đa nhất để có thể thực hiện các đơn hàng lớn từ phía thị trường Nhật.
Thứ tư, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu cũng như nâng cao chất lượng của hàng dệt may của Công ty
Nắm bắt thị hiếu ưa chuộng những sản phẩm đa dạng mẫu mã, Công ty cần tiến hành đa dạng hóa các danh mục sản phẩm của mình. Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng để người tiêu dùng lựa chọn: to nhỏ, nhiều chức năng, hình dáng… Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và
thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên thị trường này. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi khuynh hướng tiêu dùng của người tiêu dùng. Ngoài ra, nên sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, cũng để quản lý chất lượng và giảm giá thành.
Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, Công ty phải đáp ứng được yêu cầu về sự đa dạng hóa của sản phẩm, mở rộng các mặt hàng xuất khẩu cũng như kích thước, mẫu mã của từng mặt hàng cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác điểm mạnh tính độc đáo của thương hiệu. Hàng hóa của Công ty nên đăng ký chất lượng theo chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản như tiêu chuẩn chất lượng công nghiệp (JIS), đảm bảo hàng hóa sử dụng không gây hại môi trường (Ecomark) … để khẳng định hơn với người tiêu dùng về chất lượng.
Thứ năm, chủ động hơn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu
Mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm đầu ra của xí nghiệp dệt Nam Định bằng việc đầu tư các trang thiết bị mới, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất của người lao động; đồng thời có biện pháp huy động vốn thực hiện kế hoạch này.
Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu ngành may chất lượng cao, nhằm ổn định nguồn cung, cũng là đảm bảo về giá cả, tránh trường hợp Công ty bị ép giá và thiếu nguyên liệu cho sản xuất
Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, công tác xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật
nghiên cứu thị trường. Công ty cần nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hóa, sở thích, niềm tin, mức độ chi trả … để đưa ra quyết định phù hợp nhanh chóng với xu hướng của người tiêu dùng: nên xuất khẩu sản phẩm nào sang thị trường? Nên lựa chọn thị trường nào? Làm thế nào để hạn chế rủi ro trên thị trường … Công ty cần tăng cường chủ động khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Bên cạnh đó, phải bổ sung ngân sách cho hoạt động này, nhằm thực hiện có hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Công ty cần tiến hành các hoạt động khuyếch trương sản phẩm phẩm cũng như uy tín, thương hiệu của Công ty cho các đối tác Nhật Bản biết, cho người tiêu dùng biết và tin dùng. Tham gia chương trình xúc tiến thương mại như các hội chợ triển lãm ngành dệt may quốc tế, các hội chợ triển lãm tổ chức tại Nhật, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, internet … là những hoạt động Công ty nên xúc tiến trong thời gian tới. Mục tiêu khi tham gia hội chợ triển lãm để giới thiệu những sản phẩm mới, duy trì các mối quan hệ cới đối tác cũ và tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các khách hàng mới. Tuy nhiên Công ty cũng cần chú ý lựa chọn tham gia hội chợ phù hợp với mục tiêu, giảm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Tại Nhât, thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống kênh truyền hình cable … được đánh giá là có hiệu quả quảng cao vì nhằm đúng đối tượng khách hàng. Lưu ý, chiến dịch quảng cáo cần có sự phối hợp với các chuyên gia đúng lĩnh vực kèm theo đó là một kế hoạch bán hàng
Muốn thực hiện tốt kế hoạch quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Công ty nên hợp tác với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hàng một cách hiệu quả nhất.
Thứ bảy. nâng cao trình độ của nhân viên và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo
Việc hoạt động được tiến hành nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc khá nhiều vào trình độ nhân viên cũng như ban lãnh đạo của Công ty.
Công ty cần lập ra các kế hoạch đào tạo lao động sản xuất, giúp họ thích ứng tốt với sự thay đổi của dây chuyền công nghệ, nâng cao tay nghề của người lao động cũng đồng nghĩa nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty cần hỗ trợ nhân viên phòng Kinh doanh – xuất nhập khẩu học tập và nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu của mình, đồng thời tăng cường số lượng nhân viên cho phòng nhằm tăng hiệu quả nghiên cứu cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
Các kế hoạch giám sát, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cần được thiết lập một cách chuyên nghiệp và đúng theo định hướng của Công ty.