Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 56 - 59)

Có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khác quan chủ yếu g m

Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi NSNN còn thiếu đồng bộ chƣa chặt chẽ.

Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thƣờng xuyên mặc d đã đƣợc bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhƣng vẫn chƣa đầy đủ, không bắt kịp những thay đổi trong thực tế.

Cơ chế chính sách của nhà nƣớc trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên còn l ng l o, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thƣờng xuyên còn chồng ch o, đôi khi mâu thuẫn, nội dung quy định chƣa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chƣa bao quát hết nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng.

Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn còn chậm. Sau khi luật đƣợc ban hành phải chờ khá lâu nghị định thông tƣ hƣớng dẫn. Với những văn bản đòi h i phải có hƣớng dẫn của địa phƣơng thì thực hiện chậm hơn rất nhiều và còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lung túng trong thực hiện.

Thứ hai, hệ thống định mức chi tiêu nhà nƣớc vừa thiếu vừa lạc hậu.

Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu trong thời gian qua đã đƣợc các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, định mức vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, thiếu căn cứ để đơn vị sử dụng NSNN xây dựng dự toán, không đủ để cơ sở để Kho bạc kiểm soát chi và khó khăn cho các thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn của các khoản chi.

Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật chƣa cao. Trong xây dựng dự toán

chi, luôn có khuynh hƣớng xây dựng cao hơn so với nhu cầu thực tế, dẫn tới chất lƣợng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phƣơng trong công

tác kiểm soát chi NSNN còn nhiều hạn chế. Việc phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý còn chƣa rõ ràng.

Thứ năm thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN

còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của các đơn vị để tọa chi còn khá phổ biến điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tƣợng cung cấp hàng hóa, dịch vụ làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ sáu, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng

ngân sách còn hạn chế. Cán bộ kế toán xã, phƣờng còn yếu về nghiệp vụ, cán bộ kế toán các đơn vị trƣơng học thƣờng do giáo viên làm kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức chuyên môn về công tác kế toán. Do vậy, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này rất hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Kho

bạc còn hạn chế. Còn có tình trạng cán bộ kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, b qua những việc làm sai chế độ của đơn vị sử dụng ngân sách.

Thứ hai, việc tổ chức sắp xếp bộ máy kiểm soát chi còn chƣa ph hợp

với cơ chế cải cách hành chính hiện nay.

Thứ ba, việc tin học hóa trong công tác quản lý ngân sách nói chung và

kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng còn chƣa theo kịp yêu cầu và Luật NSNN sửa đổi. Vì vậy chƣa đáp ứng đƣợc việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LẬP THẠCH

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)