0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quan điểm cá nhân trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 (Trang 76 -80 )

KBNN là một trong những công cụ quan trọng thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hƣớng công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, chất lƣợng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia phục vụ chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tiền của Nhà nƣớc, phân định rõ phẩm quyền và quyền hạn các cơ quan, đơn vị trong việc tham gia quản lý, quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho ngƣời kiểm soát.

Trong tƣơng lai chiến lƣợc phát triển KBNN huyện Lập Thạch giai đoạn 2015-2020 là: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, các

quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử, phải đồng bộ với chiến lƣợc phát triển và chƣơng trình hiện đại hóa của các ngành liên quan nhƣ: Ngân hàng, Viễn thông, Công nghệ thông tin,...

Chiến lƣợc phát triển KBNN huyện Lập Thạch phải đƣợc triển khai trên cơ sở đổi mới triệt để, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực nhƣ: Thể chế chính sách và quy trình nghiệp vụ; tổ chức bộ máy; nguồn nhân lực; công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Hoạt động của KBNN huyện Lập Thạch phải tiến tới các chuẩn mực, thông lệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực kho bạc, đáp ứng yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cải cách tài chính công.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, NSNN đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm cho NSNN thực hiện chức năng và nhiệm vụ duy trì quyền lực nhà nƣớc là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Do vậy, việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nƣớc đúng đối tƣợng đúng mục đích và có hiệu quả không chỉ trách nhiệm riêng cơ quan tài chính hay KBNN mà là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan đơn vị QLNN các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đính. Đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng. Vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại huyện Lập Thạch là một nội dung hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với KBNN huyện Lập Thạch và công tác quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn huyện Lập Thạch.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã nêu và phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại huyện Lập Thạch và những kết quả đạt đƣợc trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, đồng thời chỉ ra các yếu tố gây khó khăn chất lƣợng, hiệu quả của kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN và những nguyên nhân gây nên việc khó khăn đó. Đề tài đã đƣa ra những biện pháp và một số ý kiến đề xuất để nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN.

Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN vẫn là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đòi h i cần có sự đầu tƣ nghiên cứu công phu, toàn diện. Các biện pháp phải có tính hệ thống xuyên suốt, cần có sự sửa đổi, bổ sung từ các cơ chế chính sách phù hợp từ luật đến các văn bản hƣớng dẫn.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới toàn thể các Thầy cô trong khoa Tài chính – Tiền tệ đã tạo điều kiện cho em đƣợc đƣợc tiếp xúc với thực tế là hành trang bổ ích cho công việc sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới Thầy giáo TS. Phùng Thế Tính, Thầy đã hƣớng dẫn tận tình cho em để hoàn thành bài luận văn.

Mặc d đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song kết quả nghiên cứu không tránh kh i những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến bổ sung của các Thầy cô giáo để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 210/2003/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN huyện trực thuộc KBNN, ngày 16/12/2003.

2. Bộ tài chính (2012), Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc.

3. Học viện tài chính (2009), giáo trình quản lý tài chính công , Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Trang web: WWW.mof.gov.vn; www.tapchitaichinh.vn; www.nhandan.com.vn;

5. Kho bạc nhà nƣớc huyện Lập Thạch (2012), Báo cáo chi ngân sách nhà nƣớc và kiểm soát chi năm 2011.

6. Kho bạc nhà nƣớc huyện Lập Thạch (2013), Báo cáo chi ngân sách nhà nƣớc và kiểm soát chi năm 2012.

7. Kho bạc nhà nƣớc huyện Lập Thạch (2014), Báo cáo chi ngân sách nhà nƣớc và kiểm soát chi năm 2013.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LẬP THẠCH – TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 (Trang 76 -80 )

×