Quan điểm của cá nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 64 - 67)

Kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và tiết kiệm. Luật NSNN hiện hành quy định khi có nhu cầu chi, Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách gởi chứng từ thanh toán (đồng thời là lệnh chuẩn chi) tới KBNN cùng với hồ sơ thanh toán, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định của Luật theo phƣơng thức thanh toán trực tiếp. Cùng với việc triển khai hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của hệ thống KBNN huyện Lập Thạch, công tác quản lý chi ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực và quan trọng. Tuy nhiên để đạt tới mục tiêu minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Từ thực tế công tác, Em xin góp một vài ý kiến trong tổ chức công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN.

Thứ nhất, Bộ tài chính xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong cả nƣớc làm cơ sở để xác định các điều kiện cho một khoản chi NSNN. Bên cạnh đó, Bộ tài chính nhanh chóng ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn về nội dung, biện pháp, chế độ KS chi theo từng nội dung chi tiêu.

Cần tiến hành phƣơng thức cấp phát NSNN theo hƣớng sử dụng phổ biến hình thức cấp phát bằng dự toán, hạn chế đến mức thấp nhất hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để tránh tình trạng phân tán vốn NSNN.

Thứ hai, Hiện đại hóa công nghệ thông tin KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của KBNN nói chung và công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng tìm kiếm, sử dụng và phát huy nâng cao năng lực, phẩm chất trong m i cán bộ.

Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo hƣớng đơn giản gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian lao động, giảm bớt số lƣợng báo cáo, lƣợc b các chi tiêu trùng lặp, xá định công thức xây dựng báo cáo hợp lý. Tập trung xây dựng hệ thống kế toán nhà nƣớc lấy kế toán KBNN làm trung tâm.

Hệ thống chế độ định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và KS chi NSNN. Đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành quỹ NSNN của chính địa phƣơng.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, bổ sung lực lƣợng và điều kiện vật chất để từng bƣớc mở rộng thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nƣớc đối với tât cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của nhà nƣớc. Phấn đấu ở đâu có sử dụng ngân sách thì ở đó phải có thanh tra giám sát.

Thứ ba, Tạo mọi điều kiện thuận lợi, h trợ tối đa cho KBNN huyện Lập Thạch công tác chấp hành pháp luật chi NSNN và KS chi NSNN. Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch cần chỉ đạo các bộ phận, cơ quan tài chính, các sở ban ngành liên quan làm tốt khâu lập, phân bổ và thẩm định dự toán. Triển khai thực hiện các đề án tăng cƣờng thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN. Phối hợp với cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại.

Quy định mới về kiểm soát chi tại Thông tƣ 161 về trách nhiệm của Chủ sử dụng ngân sách trong lĩnh vực kiểm soát chi thƣờng xuyên đã rõ ràng hơn, hợp lý hơn tuy nhiên cần cụ thể hơn để giảm bớt hiện tƣợng tr ng trong kiểm soát chi thƣờng xuyên. Không chỉ các chứng từ có giá trị thấp mà cả một số yếu tố, nội dung thuộc các khoản chi có giá trị cao, hồ sơ phức tạp cũng nên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách kiểm soát và chịu trách nhiệm. Từng bƣớc nhất thể hoá quy trình, thủ tục, nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên và khoản chi mang tính chất không thƣờng xuyên trong chi thƣờng xuyên.

Nâng cao vai trò của Hợp đồng kinh tế trong kiểm soát chi thƣờng xuyên, làm rõ các trƣờng hợp phải sử dụng thanh lý hợp đồng, hoá đơn để phục vụ kiểm soát chi. Sớm cải tiến mẫu mã chứng từ để giảm bớt thủ tục lập Bảng kê thanh toán khi giao dịch chỉ có một chứng từ thanh toán. Đối với tiền gởi đơn vị sử dụng ngân sách nên tổ chức m i đơn vị một tài khoản để sử dụng vốn bằng tiền chủ động và tiết kiệm ngoại trừ các trƣờng hợp có yêu cầu quản lý riêng của ngƣời có thẩm quyền.

Cụ thể hoá quy định về thanh toán trực tiếp liên quan quản lý tiền mặt trong chi tiêu công theo đó các trƣờng hợp có thể thanh toán trực tiếp (ngƣời thụ hƣởng có tài khoản, có quy định trong hồ sơ yêu cầu ) thì giá trị bao nhiêu cũng phải chuyển và không đƣợc tạm ứng. ác định thời hạn thanh toán tạm ứng theo công việc, những khoản chi nh l tại đơn vị nên thanh toán trƣớc tạm ứng mới.

Thống nhất thực chi trong kiểm soát chi với quyết toán chi để giảm bớt công việc của kế toán đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính và KBNN.

Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, dễ hình thành các xung đột lợi ích vì vậy thủ tục và quy trình quản lý cần đƣợc thiết kế thật cụ thể cho từng yêu cầu quản lý. Nhƣng quan trọng hơn là tổ chức hoạt động kiểm soát chi thành một hệ thống bắt đầu từ đơn vị

sử dụng ngân sách trực tiếp chi tiêu, đơn vị sử dụng ngân sách có quan hệ với ngân sách và KBNN, có phân công, phân nhiệm một cách khoa học. Kiểm soát chi ngân sách nói chung và kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng tốt sẽ đảm bảo cho việc chi tiêu công tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)