Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 68 - 72)

soát chi thƣờng xuyên

Hiện nay, khoa học – công nghệ đã xâm nhập vào tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, ngành KBNN không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Để phát triển cùng toàn nền kinh tế và đáp ứng đƣợc sự đòi h i của ngành, KBNN Lập Thạch cần đƣợc tăng cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật phục vụ cho việc tính toán, thanh toán, lƣu giữ số liệu, lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát, mở rộng nối mạng truyền tin đáp ứng yêu cầu quản lý quỹ NSNN trong giai đoạn hiện nay.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN nhƣ: chƣơng trình h trợ công tác hạch toán kế toán ngân sách trên máy tính và cũng trên cơ sở đó đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác

3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN huyện Lập Thạch

Thứ nhất, tổ chức bộ máy kiểm soát chi phải gọn nhẹ theo hƣớng cải

cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hóa quy trình và thủ thục hành chính, phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách. Mặt khác tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lấn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong quá trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN.

Thứ hai, hạn chế chi bằng tiền mặt. Điều này đảm bảo tránh rủi ro trong quá trình sử dụng quỹ công. Đơn vị thụ hƣởng ngân sách sau khi tiếp nhận hàng hóa dịch vụ mới làm thủ tục kèm chứng từ gốc chứng minh việc chi tiêu đã đƣợc thực hiện và gửi chứng từ đến KBNN để KBNN làm thủ tục trả tiền cho ngƣời cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Thanh toán trực tiếp cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cá nhân thụ hƣởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa giảm đƣợc các chi phí liên quan đến quản lý tiền mặt nhƣ in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản đồng thời góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trongg chi tiêu ngân sách nhà nƣớc.

Thứ ba, hạn chế sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền. kho bạc

chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập mà không kiểm tra dự toán và điều kiện các khoản chi nhƣ hình thức câp phát theo dự toán. Vì vậy hình thức này chỉ nên áp dụng đối với các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các doanh nghiệp. Hạn chế tối đa việc sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thƣờng xuyên cho các đơn vị dự toán.

Đối với quản lý chi thƣờng xuyên Ngân sách xã, phƣờng, thị trấn (gọi là Ngân sách xã) thì hiện nay KBNN đang thực hiện cấp phát theo lệnh chi

tiền của cơ quan tài chính. Nhƣ vậy, thực chất Kho bạc chỉ làm nhiệm vụ chuyển vốn Ngân sách cho các đơn vị thụ hƣởng. Do vậy, KBNN mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát trên lệnh chi tiền, vấn đề này làm tăng khối lƣợng công việc mà lại không đạt hiệu quả trong công tác kiểm soát chi của KBNN. Việc kiểm soát chi chủ yếu thuộc về ban tài chính phƣờng (xã) mà trƣởng ban lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch UBND phƣờng (xã) nên không có sự độc lập cần thiết để thực hiện việc kiểm soát chi mà chủ tịch UBND phƣờng đã ra lệnh chuẩn chi. Vậy nên chăng các cơ quan tài chính sớm hạn chế tới mức có thể cấp tiền cho đơn vị thụ hƣởng Ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền, đặc biệt xem xét cải tiến hình thức cấp phát Ngân sách phƣờng xã theo hình thức “hạn mức kinh phí” để chủ động điều chỉnh quỹ Ngân sách của cơ quan tài chính địa phƣơng, giảm đƣợc thao tác kế toán và nâng cao đƣợc hiệu quả kiểm soát chi.

Thứ tư hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi.

Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thƣờng xuyên một khi đã đƣợc ghi vào dự toán chi và đã đƣợc cơ quan quyền lực Nhà nƣớc xét duyệt đƣợc coi là chỉ tiêu pháp lệnh. t trên giác độ quản lý, số chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nƣớc với các đơn vị thụ hƣởng NSNN. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc lập và giao dự toán chi ngân sách sát đúng, ph hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và những điều kiện đặc thù của địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện tiết kiệm chi và chi có hiệu quả cho các hoạt động của địa phƣơng, đơn vị.

Chất lƣợng dự toán chi NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thƣờng xuyên. Tất cả các cơ quan đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc về thời gian, trình, lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Để quá trình kiểm soát chi đƣợc thuận lợi thì việc lập, duyệt và

phân bổ dự toán phải đƣợc thực hiện đầy đủ một cách kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm.

Dự toán phải đƣợc xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà nhà nƣớc đã giao cho đơn vị sử dụng ngân sách. Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dungchi để Kho bạc có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán đƣợc giao hay không. Kiểm tra việc bảo đảm thực hiện tuân thủ các nguyên tắc lập dự toán: Cần lƣu ý đến tốc độ tăng chi thƣờng xuyên phải phù hợp với các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của UBND cấp trên hƣớng dẫn hàng năm. Tốc độ tăng chi thƣờng xuyên thông thƣờng phải cao hơn so với thực hiện năm trƣớc, song phải thấp hơn tốc độ tăng chi đầu tƣ phát triển; các nhóm tăng chi theo thứ tự ƣu tiên khác nhau, trong đó lƣu ý chi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ - môi trƣờng phải bằng hoặc cao hơn mức Thủ tƣớng Chính phủ giao; chi hành chính phải tiết kiệm và có mức tăng hợp lý song không đồng đều giữa các cơ quan; bảo đảm thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cấp có thẩm quyền ban hành, kể cả chế độ chi tiêu đặc thù theo nghị quyết của HĐND ở địa phƣơng; bảo đảm thực hiện các định mức phân bổ ngân sách theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Khi kiểm tra dự toán chi thƣờng xuyên cần làm rõ các quan hệ tỷ lệ: tổng chi thƣờng xuyên trong mối quan hệ cân đối với tổng số chi và chi thƣờng xuyên với chi đầu tƣ phát triển. Kiểm tra tốc độ chi thƣờng xuyên so với cùng kỳ năm trƣớc và so với tốc độ tăng chi chung; sau đó đến kiểm tra chi tiết các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên chủ yếu...

Việc kiểm tra dự toán chi tiết các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên của ngân sách địa phƣơng tập trung chính vào một số khoản chi chủ yếu nhƣ dự toán chi Giáo dục - Đào tạo, y tế, chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế,

cần thiết nhằm duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền và sự phát triển của xã hội trong phạm vi ngân sách nhà nƣớc phải đài thọ. Song khi kiểm tra dự toán chi từng lĩnh vực cần phải dựa vào nguyên tắc, căn cứ, phƣơng pháp ph hợp với từng lĩnh vực chi.

Kiểm tra quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên của ngân sách địa phƣơng cơ bản giống nhƣ kiểm tra dự toán chi thƣờng xuyên cần kiểm tra tính chính xác và pháp lý của các khoản chi, bảo đảm khớp đúng với dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng khoản muc, nội dung chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm). Kiểm tra quyết toán chi các cấp ngân sách cần chú ý đến những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa quyết toán chi với dự toán; sự điều chỉnh, chuyển nguồn từ năm trƣớc sang năm sau; các khoản chi từ nguồn dự phòng, các nội dung chi không thuộc nhiệm vụ, nội dung chi của ngân sách cấp mình, tại các đơn vị dự toán cần kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi (có trong dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đã đƣợc Thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền quyết định chi, kiểm tra các nội dung chi đƣợc quyền tự chủ, không tự chủ, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện lập thạch – tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 68 - 72)